Quan hệ Việt-Trung lên tầm mức mới sau khi ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam?

© TTXVN - Bùi Lâm KhánhThứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao trả lời phỏng vấn trước chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao trả lời phỏng vấn trước chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2023
Đăng ký
Bình luận trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, quan hệ song phương Việt Nam – Trung Quốc kỳ vọng sẽ có "định vị mới", "tầm mức mới".
Theo Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc Nguyễn Vinh Quang, chuyến thăm Việt Nam lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình là sự đáp lễ chuyến thăm năm ngoái của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời, kỳ vọng chuyến thăm sẽ có những kết quả tốt đẹp, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước.

3 kỳ vọng vào chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình

Như Sputnik đã thông tin, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viện sẽ thăm cấp Nhà nước Việt Nam từ ngày 12-13/12.
Theo thông cáo của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyến thăm Hà Nội của ông Tập diễn ra theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã chia sẻ thông tin với báo chí trước thềm chuyến thăm đặc biệt quan trọng này của nhà lãnh đạo Trung Quốc đến Việt Nam.
Theo VOV dẫn lời Thứ trưởng Vũ, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc là chuyến thăm đầu tiên của Nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Trung Quốc đến Việt Nam sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, đúng một năm sau chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2022).
Chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 15 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

"Trong một bối cảnh như vậy và với tầm quan trọng của chuyến thăm, chắc chắn đây sẽ là một dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc", - Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam tin tưởng.

UBND TP Hà Nội đã chính thức thông xe cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2023
Hà Nội phân luồng giao thông đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam
Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, có 3 điểm mà hai bên đều rất kỳ vọng vào chuyến thăm lần này của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Thứ nhất, ông Vũ cho biết, là kỳ vọng về một "định vị mới", "tầm mức mới" của quan hệ song phương.

"Trên cơ sở thành quả quan trọng của 15 năm thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ làm sâu sắc hơn nữa khuôn khổ hợp tác cho tương lai lâu dài của quan hệ hai nước theo hướng bền vững, thực chất và hiệu quả hơn, góp phần vào xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới", - Thứ trưởng Vũ nói.

Thứ hai là kỳ vọng về những kết quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực. Theo ông Nguyễn Minh Vũ, lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ xác định những phương hướng, trọng tâm lớn cũng như các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, đáp ứng lợi ích của cả hai bên.
"Sẽ có thể có một số lượng lớn văn kiện trên nhiều lĩnh vực được ký kết, tạo cơ sở quan trọng để các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp triển khai hợp tác hiệu quả hơn trong thời gian tới", - đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Thứ ba là kỳ vọng về hiệu ứng lan tỏa của chuyến thăm đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân.
Nhà ngoại giao Việt Nam khẳng định, chuyến thăm này, cùng với chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo động lực và xung lực mạnh mẽ cho các ngành, các cấp, các địa phương và đoàn thể nhân dân tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ sẵn có, qua đó xây dựng nền tảng xã hội vững chắc, tốt đẹp cho sự phát triển của quan hệ song phương.

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc "vững chắc và toàn diện"

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhắc lại, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nhiều điểm tương đồng.
Theo đó, hai nước có cùng chung biên giới, là 2 nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có quan hệ hữu nghị truyền thống, có lợi ích ngày càng gắn bó.
Đặc biệt, theo Thứ trưởng Vũ, cả hai nước đều coi trọng quan hệ với nhau, đều xác định quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Trung Quốc - Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của mỗi nước.
"Kể từ khi hai bên thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (năm 2008) đến nay, quan hệ hai Đảng, hai nước đã phát triển ngày càng thực chất, vững chắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực", - Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói.
Cụ thể, quan hệ chính trị phát triển mạnh mẽ, trao đổi cấp cao và các cấp được tăng cường. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc hai nước thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi mật thiết.
Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Công tác Ngoại sự Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2023
Quan chức ngoại giao số 1 Trung Quốc thăm Việt Nam: Vương Nghị sẽ gặp ai ở Hà Nội?
Trong đó, có nhiều chuyến thăm cấp cao đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, gần đây nhất là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử đến Trung Quốc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10/2022.
Hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư ngày càng đi vào chiều sâu. Thứ trưởng Vũ dẫn chứng, Trung Quốc 20 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới (sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc).
Kim ngạch thương mại song phương tăng 9 lần từ mức 20 tỷ USD năm 2008 lên gần 180 tỷ USD năm 2022.
Qua 15 năm, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng hơn 10 lần từ mức lũy kế 2 tỷ USD vào năm 2008 lên 25 tỷ USD hiện nay. Riêng năm 2023, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ tư trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương diễn ra sôi động, đạt nhiều thành quả thiết thực. Đến nay, đã có gần 60 tỉnh/thành của Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương Trung Quốc.
Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương hai bên đã thiết lập và tổ chức định kỳ nhiều cơ chế, chương trình hợp tác. Trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Trung Quốc nhiều năm liên tục dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam, trung bình cứ 3 khách quốc tế đến Việt Nam thì có 1 khách Trung Quốc.
Đặc biệt, hai bên đạt nhiều thành quả trong việc xây dựng đường biên giới trên bộ Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị và hợp tác, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương biên giới hai bên.

"Hai bên cũng nỗ lực duy trì đàm phán, tăng cường hợp tác, nhằm cùng các bên liên quan kiểm soát bất đồng, quản lý khác biệt phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực", - Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Một góc Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) mở rộng ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2023
Nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam ‘săn’ bất động sản công nghiệp

Lần thứ 3 Chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam

Cần nhắc lại, đây là lần thứ ba Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Việt Nam.

"Kể từ khi bình thường hóa quan hệ thì đây là lần đầu tiên có một Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc thăm Việt Nam đến 3 lần", - đây là điều đặc biệt được nhà ngoại giao có đến 45 năm làm công tác về Trung Quốc Nguyễn Vinh Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung Quốc-Đông Bắc Á, Ban Đối ngoại Trung ương hiện là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc chia sẻ về chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chuyến thăm lần này, theo chuyên gia, là đáp lễ lại về mặt ngoại giao sau chuyến thăm năm ngoái của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - báo Thế giới và Việt Nam (cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao) dẫn ý kiến của ông Quang nhấn mạnh. Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Trung cũng kỳ vọng chuyến thăm sẽ có những kết quả tốt đẹp, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước. Hai nước có thể sẽ đạt được những thỏa thuận mới hoặc triển khai cụ thể hơn những thỏa thuận đã có đi vào thực tế hơn.
Trước đó, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rất thành công với Tuyên bố chung gồm 13 điểm, được truyền thông rộng rãi, cả hai nước và thế giới biết đến. Những thỏa thuận đạt được giữa hai Tổng Bí thư vào năm ngoái đang được triển khai rất tốt.
"Lần này lãnh đạo cấp cao lại gặp nhau lần nữa, do vậy, quan hệ hai nước đã tốt rồi, sẽ tốt hơn", - ông Nguyễn Vinh Quang bày tỏ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала