Top 30 phim Việt Nam mọi thời đại: Danh sách và mô tả
© Ảnh : Président Films (1993)Mùi đu đủ xanh
© Ảnh : Président Films (1993)
Đăng ký
Việt Nam đã sản xuất nhiều bộ phim đáng chú ý trong suốt thời gian qua. Những bộ phim này không chỉ gây ấn tượng mạnh với khán giả trong nước mà còn thu hút sự quan tâm của khán giả quốc tế. Dưới đây là danh sách 30 bộ phim Việt Nam hay nhất được chiếu tại các rạp phim.
- Danh sách 30 bộ phim Việt Nam hay nhất mọi thời đại
- 1. Chung một dòng sông (1959)
- 2. Vợ chồng A Phủ (1961)
- 3. Con chim vành khuyên (1962)
- 4. Chị Tư Hậu (1962)
- 5. Nổi gió (1966)
- 6. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972)
- 7. Đến hẹn lại lên (1974)
- 8. Em bé Hà Nội (1974)
- 9. Sao Tháng Tám (1976)
- 10. Hà Nội mùa chim làm tổ (1978)
- 11. Cánh đồng hoang (1979)
- 12. Mẹ vắng nhà (1979)
- 13. Ván bài lật ngửa (1982)
- 14. Làng Vũ Đại ngày ấy (1982)
- 15. Bao giờ cho đến tháng mười (1984)
- 16. Biệt động Sài Gòn (1986)
- 17. Số Đỏ (1990)
- 18. Vị đắng tình yêu (1990)
- 19. Mùi đu đủ xanh (1993)
- 20. Xích lô (1995)
- 21. Ba mùa (1999)
- 22. Mùa hè chiều thẳng đứng (2000)
- 23. Gái nhảy (2003)
- 24. Mùa len trâu (2004)
- 25. Áo lụa Hà Đông (2006)
- 26. Dòng máu anh hùng (2007)
- 27. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015)
- 28. Cô gái đến từ hôm qua (2017)
- 29. Mắt Biếc (2019)
- 30. Bên trong vỏ kén vàng (2023)
Danh sách 30 bộ phim Việt Nam hay nhất mọi thời đại
1. Chung một dòng sông (1959)
“Chung một dòng sông” là bộ phim điện ảnh đầu tiên của điện ảnh Cách mạng Việt Nam (1959). Bộ phim được ra mắt vào năm 1959, sản xuất bởi Hãng phim truyện Việt Nam do hai đạo diễn Nguyễn Hồng Nghị và Phạm Kỳ Nam.
Với sự tham gia diễn xuất của Phi Nga và Mạnh Linh, nội dung phim xoay quanh mối tình của Hoài và Vận – hai người sống ở hai bên bờ Nam Bắc bị phân cách chia ly.
Ngày 20/7/1959, nhân dịp kỷ niệm 5 năm Hiệp định Genève, bộ phim chính thức được công chiếu. Phim cũng được trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Moskva lần đầu tiên cùng năm.
© Ảnh : Hãng phim truyện Việt Nam (1959)Hình ảnh trong phim "Chung một dòng sông" của đạo diễn, NSND Phạm Văn Khoa
Hình ảnh trong phim "Chung một dòng sông" của đạo diễn, NSND Phạm Văn Khoa
© Ảnh : Hãng phim truyện Việt Nam (1959)
2. Vợ chồng A Phủ (1961)
Phát hành năm 1972, Vợ chồng A Phủ là bộ phim điện ảnh thể loại chiến tranh của Việt Nam dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Tô Hoài. Kịch bản phim được chính Tô Hoài soạn, đạo diễn bởi Mai Lộc và Hoàng Thái. Các diễn viên tham gia bao gồm Trần Phương, Đức Hoàn, Hòa Tâm.
Nội dung phim xoay quanh Mỵ, một cô gái dân tộc H'Mông bị A Sử – con trai của thống lý Pá Tra – bắt về làm vợ và A Phủ là một thanh niên H'Mông trong bản.
Với vai diễn Mỵ trong “Vợ chồng A Phủ”, nữ đạo diễn, diễn viên điện ảnh Đức Hoàn đã đạt giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ hai năm 1973.
© Ảnh : Xưởng phim Việt Nam (1961)Vợ chồng A Phủ (1961)
Vợ chồng A Phủ (1961)
© Ảnh : Xưởng phim Việt Nam (1961)
3. Con chim vành khuyên (1962)
Con chim vành khuyên là bộ phim điện ảnh cách mạng sản xuất năm 1962 do Xưởng phim truyện Hà Nội, đạo diễn chính và viết kịch bản Nguyễn Văn Thông. Các diễn viên chính Tố Uyên (Bé Nga), Trần Ngọc Tư (Lái đò Phương), Thúy Vinh (Chị cán bộ) và Ngô Nam (Lính ngụy).
Nội dung phim xoay quanh cuộc sống hai cha con bé Nga bên dòng sông vắng vùng địch hậu. Trong đó, người cha bé Nga (lái đò Phương) làm nhiệm vụ bí mật đưa đò chở cán bộ cách mạng qua sông.
Tác phẩm đã được gửi tham dự nhiều liên hoan phim quốc tế, trong đó có Liên hoan phim Karlovy Vary (Tiệp Khắc). Tháng 7/1962, ban giám khảo của liên hoan phim đã trao giải Đặc biệt (hạng mục phim ngắn) cho “Con chim vành khuyên”. Phim sau đó đã được lồng tiếng thuyết minh dưới ngôn ngữ tiếng Nga và công chiếu tại Liên Xô.
© Ảnh : Xưởng phim truyện Hà Nội (1962)Con chim vành khuyên (1962)
Con chim vành khuyên (1962)
© Ảnh : Xưởng phim truyện Hà Nội (1962)
4. Chị Tư Hậu (1962)
Bộ phim do đạo diễn Phạm Kỳ Nam thực hiện năm 1962. Bộ phim "Chị Tư Hậu" đã trở thành một tác phẩm điện ảnh kinh điển ca ngợi người phụ nữ trong chiến tranh.
Nội dung phim xoay quanh cuộc đời chị Tư Hậu (NSND Trà Giang), người phụ nữ làm nghề bà đỡ, có chồng hoạt động cho Việt Minh. Trải qua nhiều biến cố, chồng chị hi sinh, chị Tư Hậu nén đau thương quyết chí tham gia du kích san phẳng đồn giặc trả thù cho chồng.
5. Nổi gió (1966)
"Nổi gió" (1966) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất và được đạo diễn bởi Huy Thành và Lê Bá Huyến.
Bộ phim xoay quanh câu chuyện hai chị em trong một gia đình lại theo hai chính thể chính trị đối lập nhau trong Chiến tranh Việt Nam. Người chị là Vân (NSND Thụy Vân) theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn em trai Phương (NSND Thế Anh)lại là trung úy quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Đây là bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam làm về Chiến tranh Việt Nam với bối cảnh miền Nam và được xem là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam.
6. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972)
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972) là một bộ phim của đạo diễn Hải Ninh, được coi là một trong những bộ phim tiêu biểu của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam.
Nội dung của phim xoay quanh cuộc sống của người dân sống ở hai bên sông Bến Hải sau hiệp định Genève 1954, khi sông Bến Hải trở thành giới tuyến quân sự tạm thời ngăn cách Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự. Chị Dịu (NSND Trà Giang) là nhân vật chính.
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm đã nhận được nhiều giải thưởng, bao gồm giải của Hội đồng hòa bình Thế giới và giải Nữ diễn viên xuất sắc cho Trà Giang tại Liên hoan phim Quốc tế Moskva năm 1973
© Ảnh : Hãng phim truyện Việt Nam (1973)Nhân vật Dịu trong phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1973)
Nhân vật Dịu trong phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1973)
© Ảnh : Hãng phim truyện Việt Nam (1973)
7. Đến hẹn lại lên (1974)
"Đến hẹn lại lên" là một bộ phim điện ảnh Việt Nam được công chiếu vào năm 1974. Bộ phim này được đạo diễn bởi Nghệ sĩ nhân dân Trần Vũ và sản xuất bởi Xưởng phim truyện Việt Nam.
Nội dung chính của phim xoay quanh bối cảnh làng quan họ xứ Bắc Ninh trước năm 1945. Nhân vật chính trong phim là Nết, một liền chị do NSND Như Quỳnh đảm nhận.
Bộ phim đã nhận được nhiều giải thưởng và được đánh giá cao. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 (năm 1975), phim đã giành được giải Bông sen Vàng cho phim truyện nhựa nhất. Diễn viên Như Quỳnh cũng đã đoạt giải Bông Sen Vàng cho nữ diễn viên xuất sắc nhất.
© Ảnh : Xưởng phim truyện Việt Nam (1974)Hình ảnh cô Nết dịu dàng, đằm thắm trong phim (1974)
Hình ảnh cô Nết dịu dàng, đằm thắm trong phim (1974)
© Ảnh : Xưởng phim truyện Việt Nam (1974)
8. Em bé Hà Nội (1974)
Em bé Hà Nội (1974) là một bộ phim điện ảnh chiến tranh tuyên truyền được sản xuất bởi Hãng phim truyện Việt Nam và do đạo diễn Hải Ninh chỉ đạo.
Phim xoay quanh hành trình của một bé gái tên Ngọc Hà (Lan Hương) tìm kiếm cha mình trong thời gian diễn ra chiến dịch rải bom Linebacker II. Diễn viên: Thế Anh, Xuân Kim, Lan Hương, Tú Thanh, Trà Giang
Phim Em bé Hà Nội được sản xuất trong thời gian diễn ra chiến dịch Linebacker II trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Phim sử dụng cảnh quay thực tế trong thời gian chiến tranh để tái hiện cuộc sống tại Hà Nội trong thời kỳ bom đạn dữ dội nhất.
© Ảnh : Hãng phim truyện Việt Nam (1974)Em bé Hà Nội (1974)
Em bé Hà Nội (1974)
© Ảnh : Hãng phim truyện Việt Nam (1974)
9. Sao Tháng Tám (1976)
Sao Tháng Tám (1976) là một phim chiến tranh cách mạng do NSND Trần Đắc đạo diễn và xuất phẩm năm 1976 tại Hà Nội.
Nội dung phim xoay quanh cuộc sống Nhu, nữ sinh Đồng Khánh tham gia Cách mạng và Kiên, một cựu học sinh trường bưởi trong gia đình trí thức danh giá tại Hà Nội vào năm 1945, trong bối cảnh chiến thắng phát xít Đức và sự nổi lên của phong trào cách mạng.
Sao Tháng Tám đã trở thành hiện tượng ngay khi ra mắt, "cháy vé" ngoài rạp chiếu và giành giải Bông sen Vàng tại LHP Việt Nam lần thứ 4 (1977).
Nữ diễn viên Thanh Tú, người đóng vai chính trong phim, đã giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc và được Ủy ban Phụ nữ toàn Liên bang Xô Viết tặng giải đặc biệt tại Liên hoan phim Moskva năm 1977.
10. Hà Nội mùa chim làm tổ (1978)
Hà Nội mùa chim làm tổ (1978) là một bộ phim do đạo diễn Đức Hoàn thực hiện. Phim kể câu chuyện về tình yêu đẹp và buồn của hai nhân vật chính là Nguyệt (do Như Quỳnh đóng) và Khánh (do Trần Vân đóng) trong bối cảnh Hà Nội và những người dân Hà Nội đang trải qua những khó khăn sau chiến tranh.
Hà Nội mùa chim làm tổ được đánh giá cao về lối dẫn dắt nhẹ nhàng và thấm, cùng với lối kể chuyện đầy nữ tính của đạo diễn Đức Hoàn. Phim đã gợi lên trong người xem cảm xúc buồn man mác của một mối tình dang dở và đồng thời tái hiện không khí của một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử Hà Nội.
11. Cánh đồng hoang (1979)
"Cánh đồng hoang" (1979) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam được đạo diễn bởi Nguyễn Hồng Sến với diễn xuất tuyệt vời của hai ngôi sao điện ảnh NSND Lâm Tới và Thúy An. Phim đã giành giải Bông Sen Vàng Liên hoan phim Việt Nam, giải Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 12.
Nội dung phim xoay quanh cuộc sống trong một khu vực cánh đồng hoang ở Đồng Tháp Mười trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Ba Đỗ, vợ và con nhỏ của anh ta sống trong một căn nhà nhỏ giữa một cánh đồng nước. Họ được giao nhiệm vụ duy trì liên lạc cho lực lượng vũ trang.
© Ảnh : Hãng phim Giải Phóng (1979)Cánh đồng hoang (1979)
Cánh đồng hoang (1979)
© Ảnh : Hãng phim Giải Phóng (1979)
12. Mẹ vắng nhà (1979)
Phim "Mẹ vắng nhà" là một tác phẩm điện ảnh của Việt Nam sản xuất năm 1979, dựa trên truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Thi. Bộ phim được đạo diễn bởi NSND Nguyễn Khánh Dư và sản xuất bởi Xí nghiệp phim truyện Việt Nam (tên khác là Xưởng phim Hà Nội).
Tác phẩm lấy nguyên mẫu từ cuộc đời nữ anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam Út Tịch và năm đứa con của chị. Phim lấy bối cảnh cuộc chiến tranh chống Mỹ tại miền Nam Việt Nam và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của điện ảnh Việt thời kỳ đầu.
13. Ván bài lật ngửa (1982)
Ván bài lật ngửa (1982) là một bộ phim nhựa trắng đen gồm 8 tập về đề tài gián điệp, được sản xuất bởi Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Hãng phim Giải Phóng) trong những năm 1982-1987. Bộ phim đã nhận được nhiều giải thưởng và được đánh giá là một trong những thành công lớn nhất của điện ảnh Việt Nam.
Bộ phim mô phỏng cuộc sống và hoạt động của các nhân vật điệp viên thực sự của Đảng Lao động Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là tình báo viên Phạm Ngọc Thảo.
Bộ phim được viết kịch bản bởi Nguyễn Trương Thiên Lý (Trần Bạch Đằng) và đạo diễn bởi Khôi Nguyên (Lê Hoàng Hoa). Các diễn viên chính trong phim bao gồm Nguyễn Chánh Tín (vai Nguyễn Thành Luân), ca sĩ Thanh Lan và Thúy An (vai nữ điệp viên tình báo Thùy Dung - vợ của Nguyễn Thành Luân).
14. Làng Vũ Đại ngày ấy (1982)
Làng Vũ Đại ngày ấy là một bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam, được sản xuất vào năm 1982 và đạo diễn bởi NSND Phạm Văn Khoa.
Làng Vũ Đại ngày ấy khắc họa cuộc sống nông thôn và nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội thực dân nửa phong kiến của Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám (1945). Phim xoay quanh nhân vật giáo Thứ, một trí thức nông thôn, đóng vai trò như một chứng nhân lịch sử của ngôi làng Vũ Đại. Phim cũng tập trung vào những bi kịch xóm làng, gia đình và những nỗi đau giữa trần thế của các nhân vật như Lão Hạc, Thị Nở và Chí Phèo.
Diễn viên Bùi Cường, người đảm nhận vai Chí Phèo, đã nhận huy chương Vàng hạng mục "Diễn viên chính xuất sắc nhất" trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 (1983).
15. Bao giờ cho đến tháng mười (1984)
"Bao giờ cho đến tháng Mười" là một bộ phim Việt Nam do đạo diễn Đặng Nhật Minh thực hiện và ra mắt vào năm 1984. Bộ phim này được coi là một tác phẩm thành công và biểu tượng của điện ảnh Việt Nam trong những năm đầu thập kỷ 1980. CNN cũng bình chọn bộ phim này là một trong 18 bộ phim châu Á hay nhất mọi thời đại.
Bộ phim kể về câu chuyện của Duyên, một người phụ nữ có chồng hy sinh tại biên giới, nhưng phải giấu kín người cha bị bệnh nặng chuyện này. Để an ủi cha, Duyên nhờ Khang viết thư cho gia đình như thể chồng cô vẫn còn sống. Những bi kịch bắt đầu khi người cha yêu cầu cô gọi con trai để gặp nhau lần cuối.
© Ảnh : Hãng phim truyện Việt Nam (1984)Bao giờ cho đến tháng Mười
Bao giờ cho đến tháng Mười
© Ảnh : Hãng phim truyện Việt Nam (1984)
16. Biệt động Sài Gòn (1986)
Biệt động Sài Gòn (1986) là một bộ phim truyền hình Việt Nam dài 4 tập, được phát sóng vào năm 1986. Phim do đạo diễn Long Vân chỉ đạo và tái hiện những sự kiện nổi bật của lực lượng biệt động Sài Gòn trong chiến tranh giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.
Thời điểm đó, bộ phim là điểm sáng của điện ảnh nước nhà, lập kỷ lục phòng vé và đưa tên tuổi của nhiều nghệ sĩ như Quang Thái, Thúy An, Thương Tín, Hà Xuyên, Hai Nhất, Thanh Loan… đến gần hơn với công chúng..
17. Số Đỏ (1990)
Số Đỏ (1990) là một bộ phim của nền điện ảnh Việt Nam, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Đạo diễn Hà Văn Trọng và Lộng Chương đã thực hiện bộ phim nà và được coi là một trong những bộ phim video đầu tiên của Việt Nam.
Nội dung của Số Đỏ xoay quanh câu chuyện về Xuân Tóc đỏ (Quốc Trọng), một đứa trẻ mồ côi lang thang đầu đường xó chợ. Từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, Xuân Tóc đỏ bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó.
Bộ phim trào phúng này đã tạo nên cơn sốt khi ra mắt vào năm 1990. Phim giành được nhiều giải thưởng danh giá tại Liên hoan phim “Cánh diều vàng”.
18. Vị đắng tình yêu (1990)
Vị đắng tình yêu (1990) là một bộ phim điện ảnh tâm lý tình cảm do Hãng phim Giải Phóng sản xuất, được đạo diễn bởi Lê Xuân Hoàng.
Nội dung của phim xoay quanh một mối tình ngang trái giữa một chàng sinh viên Y trẻ (Lê Quang - Lê Công Tuấn Anh) và một nữ nghệ sĩ piano (An Phương - Lê Hồng Thủy Tiên) và thầy giáo dạy nhạc của cô (Duy Bình - Lê Tuấn Anh). Sau đó, câu chuyện tiếp tục theo dõi cuộc sống của hai nhân vật chính trong suốt hơn 10 năm.
Được công chiếu lần đầu vào năm 1990, bộ phim nhanh chóng tạo nên cơn sốt phòng vé trên toàn quốc. Bộ phim này được đánh giá là một tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam và có doanh thu cao nhất trong thập kỷ 1990. Bộ phim giành được nhiều giải thưởng nghệ thuật danh giá.
19. Mùi đu đủ xanh (1993)
Mùi đu đủ xanh (1993) là một bộ phim điện ảnh nói tiếng Việt được sản xuất tại Pháp và đạo diễn bởi Trần Anh Hùng, một đạo diễn người Pháp gốc Việt. Phim có sự tham gia của các diễn viên Trần Nữ Yên Khê, Lư Mẫn San và Trương Thị Lộc.
Bộ phim kể về Mùi, một cô bé giúp việc cho gia đình tại Sài Gòn trước năm 1950 và sau đó là cho một nghệ sĩ dương cầm tên Khuyến. Một tình yêu phức tạp phát triển giữa Mùi và Khuyến, khiến cuộc sống của họ thay đổi.
Bộ phim đã đạt giải camera vàng tại Liên hoan phim Cannes 1993 và giành được giải César cho phim đầu tay hay nhất. Ngoài ra, phim còn được đề cử cho giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 66, là bộ phim nói tiếng Việt đầu tiên và duy nhất cho đến nay từng nhận được đề cử Oscar.
20. Xích lô (1995)
Xích lô (1995) là một bộ phim điện ảnh của đạo diễn Trần Anh Hùng. Phim có sự tham gia của Lê Văn Lộc (người lái xích lô), cùng với ngôi sao điện ảnh Hồng Kông Lương Triều Vỹ (Nhà Thơ) và Trần Nữ Yên Khê (chị người lái xích lô) cùng một số diễn viên khác.
Nội dung phim xoay quanh cuộc sống khó khăn của lực lượng lao động ở Sài Gòn những năm đầu thập kỷ 1990, và cách mà con người dần dần bị ảnh hưởng bởi tội phạm.
Phim đã giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice lần thứ 52 vào năm 1995. Tuy nhiên, phim đã bị cấm chiếu tại Việt Nam cùng năm đó.
© Ảnh : Salon Films Studio, Hãng phim Giải Phóng (1995)Xích lô (1995)
Xích lô (1995)
© Ảnh : Salon Films Studio, Hãng phim Giải Phóng (1995)
21. Ba mùa (1999)
Ba mùa (1999) là một bộ phim của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Tony Bùi được quay tại Việt Nam. Bộ phim miêu tả một vài nét văn hóa Việt Nam trong thời hiện tại đang dần chịu ảnh hưởng phương Tây.
Bối cảnh của phim là Thành phố Hồ Chí Minh nơi những nhân vật chính đương đầu với các tác động đan xen nhiều chiều từ nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Phim nhấn mạnh những ước mơ, vui buồn và xúc động của mỗi người, nhịp theo ba mùa: nắng, mưa và hy vọng.
Phim được trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 49 năm 1999. Phim Ba mùa đã nhận được nhiều giải thưởng và đề cử, bao gồm giải khán giả, giải giám khảo và giải quay phim tại Liên hoan Phim Sundance năm 1999.
Tác phẩm cũng giành giải Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất tại Giải Satellite năm 2000 và giải Phim đầu tay xuất sắc nhất tại LHP Quốc tế Portland năm 1999
© Ảnh : Hãng phim Giải Phóng (1999)Ba Mùa (Three Seasons).
Ba Mùa (Three Seasons).
© Ảnh : Hãng phim Giải Phóng (1999)
22. Mùa hè chiều thẳng đứng (2000)
Mùa hè chiều thẳng đứng (2000) được phát hành vào năm 2000. Phim được hợp tác sản xuất bởi các hãng phim Việt Nam - Pháp - Đức và được đạo diễn kiêm biên kịch bởi Trần Anh Hùng.
Nội dung phim xoay quanh câu chuyện gia đình của ba chị em gái là Sương (Như Quỳnh), Khanh (Lê Khanh) và Liên (Trần Nữ Yên Khê) trong ngày giỗ mẹ tại Hà Nội. Phim lấy bối cảnh chủ yếu tại Hà Nội và lấy ý tưởng từ ký ức tuổi thơ của đạo diễn Trần Anh Hùng.
Phim Mùa hè chiều thẳng đứng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực và được đánh giá cao về chỉ đạo của Trần Anh Hùng. Phim đã thu về hơn 450.000 đô-la Mỹ tại các phòng vé tại Mỹ.
© Ảnh : Sony Pictures Classic (2000)Mùa hè chiều thẳng đứng (tiếng Anh: The Vertical Ray of the Sun).
Mùa hè chiều thẳng đứng (tiếng Anh: The Vertical Ray of the Sun).
© Ảnh : Sony Pictures Classic (2000)
23. Gái nhảy (2003)
Gái nhảy (2003) là một bộ phim Việt Nam do đạo diễn Lê Hoàng thực hiện và được sản xuất bởi hãng phim Giải Phóng. Gái nhảy đã đạt mức doanh thu kỷ lục 13 tỷ đồng, cao nhất của điện ảnh Việt Nam sau thời kỳ Đổi Mới.
Bộ phim “Gái nhảy” đã nhận giải Cánh Diều Bạc năm 2002 trong hạng mục phim truyện nhựa, cùng với hai bộ phim khác là Vua bãi rác và Của rơi.
24. Mùa len trâu (2004)
"Mùa len trâu" (2004) là bộ phim đầu tay của đạo diễn Việt kiều Nguyễn Võ Nghiêm Minh. Bộ phim được khởi quay vào tháng 9/2003 và có kinh phí khoảng hơn 1 triệu USD.
"Mùa len trâu" là câu chuyện dựa trên tác phẩm cùng tên trong tập truyện "Hương rừng Cà Mau" của nhà văn Sơn Nam. Phim kể về cuộc sống của những người nông dân miền Nam Việt Nam đầu thế kỷ 20, đặc biệt là những người làm nghề "len trâu".
"Mùa len trâu" được trình chiếu ở Pháp với tên "Gardien de buffles" và ở Mỹ với tên "Buffalo boy". Bộ phim đã được công chiếu tại Liên hoan phim Toronto vào ngày 14//2004. Đây cũng là bộ phim đại diện cho Việt Nam tại hạng mục Phim Nước ngoài hay nhất tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 78.
25. Áo lụa Hà Đông (2006)
Áo lụa Hà Đông (2006) là một bộ phim chiến tranh - tâm lý - tình cảm của Việt Nam, do đạo diễn Lưu Huỳnh thực hiện và công chiếu vào năm 2006.
Bối cảnh của phim diễn ra trước năm 1954 tại tỉnh Hà Đông, phim kể về cuộc hành trình của hai người hầu nhà địa chủ, Dần và Gù, khi họ tìm đường vào Nam để tìm một cuộc sống yên ổn bên nhau và thoát khỏi kiếp tôi tớ cực khổ đọa đày.
Phim có sự tham gia của diễn viên, người mẫu Trương Ngọc Ánh. Áo lụa Hà Đông đã giành giải Cánh diều vàng 2006 hạng mục "Phim truyện nhựa xuất sắc nhất".
© Ảnh : Hãng phim Phước Sang (2006)Áo lụa Hà Đông (tựa tiếng Anh: The White Silk Dress).
Áo lụa Hà Đông (tựa tiếng Anh: The White Silk Dress).
© Ảnh : Hãng phim Phước Sang (2006)
26. Dòng máu anh hùng (2007)
Dòng máu anh hùng (2007) là một bộ phim điện ảnh hành động võ thuật Việt Nam được đạo diễn bởi Charlie Nguyễn và có sự tham gia của Johnny Trí Nguyễn, Dustin Nguyễn và Ngô Thanh Vân.
Phim được đánh giá là một điểm sáng của điện ảnh Việt thời kỳ đổi mới.
Nội dung phim xoay quanh cuộc khởi nghĩa chống Pháp vào thập niên 1920 ở Việt Nam. Phim Dòng máu anh hùng đã lập kỷ lục phòng vé trong nước với doanh thu ước tính 10 tỷ đồng.
27. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015)
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Bộ phim này do đạo diễn Victor Vũ chỉ đạo và được sản xuất bởi Galaxy Media & Entertainment, Saigon Concert, Phương Nam Film, PS Việt Nam và kênh truyền hình K+.
Nội dung của phim xoay quanh câu chuyện về quê hương, gia đình và thời niên thiếu. Câu chuyện tập trung vào hai anh em Thiều và Tường.
Phim đã được mua bản quyền phát hành quốc tế bởi Fortissimo Films và công chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2015.
© Ảnh : Hãng phim Phương Nam (2015)Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (tiếng Anh: Yellow Flowers on the Green Grass).
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (tiếng Anh: Yellow Flowers on the Green Grass).
© Ảnh : Hãng phim Phương Nam (2015)
28. Cô gái đến từ hôm qua (2017)
"Cô gái đến từ hôm qua" là một bộ phim điện ảnh hài lãng mạn Việt Nam được phát hành vào năm 2017. Bộ phim này do đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chỉ đạo và chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Bộ phim được sản xuất bởi CJ E&M Việt Nam.
"Cô gái đến từ hôm qua" kể về câu chuyện của cậu học trò tên Thư và những người bạn, đan xen giữa hai thời kỳ quá khứ và hiện tại.
© Ảnh : CJ Entertainment (2017)Cô gái đến từ hôm qua (tựa tiếng Anh: The Girl from Yesterday).
Cô gái đến từ hôm qua (tựa tiếng Anh: The Girl from Yesterday).
© Ảnh : CJ Entertainment (2017)
29. Mắt Biếc (2019)
Mắt biếc là một bộ phim điện ảnh chính kịch lãng mạn của Việt Nam năm 2019. Được đạo diễn bởi Victor Vũ và viết kịch bản bởi nhóm biên kịch A Type Machine. Bộ phim này là phiên bản chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Với sự tham gia của dàn diễn viên gồm Trần Nghĩa, Trúc Anh, Trần Phong, Khánh Vân và Thảo Tâm, nội dung của phim xoay quanh mối tình đơn phương của Ngạn với Hà Lan, cô bạn thân xinh đẹp sở hữu đôi "mắt biếc".
Mắt biếc được khởi chiếu tại rạp vào ngày 20/12/2019 và nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn. Phim cũng đạt thành công lớn về mặt doanh thu khi thu về 180 tỷ VND.
30. Bên trong vỏ kén vàng (2023)
"Bên trong vỏ kén vàng" là một bộ phim Việt Nam ra mắt vào năm 2023. Đây là tác phẩm đầu tay của đạo diễn trẻ Phạm Thiên Ân và đã thu hút sự chú ý của công chúng và giới phê bình.
"Bên trong vỏ kén vàng" kể về nhân vật Thiện, do diễn viên Lê Phong Vũ đảm nhiệm, đưa hài cốt của người chị dâu trở về quê nhà sau một vụ tai nạn xe máy.
"Bên trong vỏ kén vàng" đã lọt vào danh sách top 50 phim hay nhất năm 2023 do Viện Phim Anh bình chọn. Đây là một danh hiệu đáng tự hào cho phim điện ảnh Việt Nam, và đồng thời chứng tỏ sự đa dạng và chất lượng của ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam.
© Ảnh : JK Film (2023)Bên trong vỏ kén vàng (2023)
Bên trong vỏ kén vàng (2023)
© Ảnh : JK Film (2023)