Thành công trong chính sách, kỳ vọng không trở thành hiện thực trong kinh tế

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangTổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2023
Đăng ký
Nếu tuần trước bài tổng quan truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài" dành riêng cho một chủ đề - chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thì bài điểm báo áp chót năm nay sẽ đề cập đến các chủ đề truyền thống được các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài đề cập trong năm nay.
Đó chính là chính sách đối nội và đối ngoại, nền kinh tế và ngành du lịch.

Cân bằng mong manh giữa phương Đông và phương Tây

Các phương tiện truyền thông nước ngoài tiếp tục phân tích kết quả chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc và mối quan hệ của Việt Nam với hai cường quốc - Trung Quốc và Mỹ. Fulcrum viết rằng, Trung Quốc định vị bản thân là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với phương Tây, đề nghị hợp tác để thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới ở Việt Nam, chẳng hạn như khai thác đất hiếm, đổi mới và chuyển đổi sang năng lượng xanh, và Bắc Kinh có thể thực hiện điều này với giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Nhưng Việt Nam lo ngại về việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, điều này giải thích tại sao Hà Nội thận trọng trong việc tiếp nhận các dự án lớn thuộc sáng kiến ​​"Vành đai và Con đường", không giống như các nước Đông Nam Á khác. Overclockers lưu ý rằng, Việt Nam muốn sử dụng vị trí địa chính trị thuận lợi của mình để phát triển nền kinh tế công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, bởi vì trong các lĩnh vực này Hà Nội có thể định vị mình là một trung tâm kinh tế độc lập thay vì quá phụ thuộc vào một thị trường nhất định.
Vì vậy, theo tác giả bài viết, tuy chấp nhận các đề xuất kinh tế, thương mại của Trung Quốc, Việt Nam sẽ vẫn thận trọng trong việc tham gia các sáng kiến ​​chính trị do Trung Quốc dẫn đầu. Bất chấp những tuyên bố lớn ở Hà Nội, chuyến thăm của ông Tập khó có thể thay đổi hướng đi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, nước này tiếp tục duy trì sự cân bằng mong manh giữa Trung Quốc và phương Tây.
Năm nay đánh một dấu mốc đặc biệt trong quan hệ giữa Việt Nam và một số nước phương Tây, khi các nước này kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Một trong số đó là Úc.
Tờ The Strategist của Viện Chính sách chiến lược Úc phân tích mối quan hệ giữa hai nước trong hơn nửa thế kỷ qua và viết: "Đầu tư 50 năm của Australia vào Việt Nam là một tấm gương có tính chất giáo huấn về những gì mà mối quan hệ đối tác phát triển thành công có thể đạt được".
Trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã chuyển đổi từ một kẻ thù thành một đối tác kinh tế quan trọng. Và ấn phẩm tôn giáo UCA News hy vọng rằng, mối quan hệ của Hà Nội với Vatican sẽ được cải thiện sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chính thức mời Giáo hoàng Phanxicô thăm Việt Nam.

Mức lương và vắc xin

Suốt cả năm, chủ đề về cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện diện trong mục điểm báo của chúng tôi. Reuters đưa tin về vụ việc mới nhất - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bị bắt về tội nhận hối lộ. Báo Vietnam Briefing đưa tin, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là 6% kể từ tháng 7 năm sau. Quý III/2023, thu nhập bình quân của người lao động đạt 7,1 triệu đồng/người/tháng. Còn Asia News đưa tin, Việt Nam vẫn đang có hơn 400.000 liều vắc xin COVID-19 dự trữ cho những vùng có ổ dịch, nhóm nguy cơ cao.
Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2023
Cảnh vệ Việt Nam bảo vệ ông Tập Cận Bình và bà Bành Lệ Viện đặc biệt thế nào?

Cà phê sẽ ngày càng trở nên đắng và đắt đỏ

Như thường lệ, trên báo chí nước ngoài có nhiều bài viết về nền kinh tế Việt Nam. Asia Times nhìn lại năm sắp qua, viết rằng sau hai năm suy thoái kinh tế đáng thất vọng do COVID-19 gây ra, Việt Nam đã phục hồi vào năm 2022 với thành tích mạnh mẽ - GDP tăng hơn 8%. Trong năm 2023, chính phủ đã kỳ vọng rằng, nền kinh tế toàn cầu và Trung Quốc mạnh mẽ hơn sẽ giúp Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhờ xuất khẩu, bao gồm tăng trưởng về du lịch và các dịch vụ liên quan.
Theo các dự báo, tăng trưởng GDP Việt Nam có thể đạt 6–7%. Tuy nhiên, hóa ra nhu cầu của nền kinh tế thế giới và Trung Quốc về hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam lại ít hơn dự kiến. Giờ đây, ngay cả Thủ tướng Việt Nam cũng kỳ vọng tăng trưởng sẽ ở mức "khoảng 5%", gần với dự báo của IMF tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay xuống còn 4,7%. Trong 11 tháng năm 2023, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giảm 5,7%.
Đối với một nền kinh tế mà xuất khẩu gần bằng GDP, điều này gây ra một vấn đề nghiêm trọng về tăng trưởng. Reuters cho biết rằng, giá gạo đồ của các nhà xuất khẩu hàng đầu đã tăng cao do nguồn cung hạn chế, đẩy giá gạo Việt Nam lên mức cao nhất 15 năm. Asia News cho biết rằng, Việt Nam sẽ nhập điện gió từ Lào. Tờ Korea Herald viết, LG Electronics đã khai trương khu trải nghiệm mang tên "Another Sài Gòn" tại thành phố Hồ Chí Minh, nhắm đến khách hàng trẻ trong bối cảnh nhu cầu về các thiết bị gia dụng cao cấp ngày càng tăng. Digitimes cho biết, nhờ vị trí gần Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành địa điểm sản xuất chất bán dẫn Friend Shoring mới (dịch chuyển sản xuất của Hoa Kỳ sang các đối tác thân thiện).
Các cuộc nghiên cứu cho thấy ngành bán dẫn Việt Nam có xu hướng phát triển sản xuất ở miền Bắc và thiết kế chip ở miền Nam. Bloomberg dự đoán rằng, đối với những người yêu thích cà phê, đồ uống này sẽ ngày càng trở nên đắng và đắt đỏ bởi vì biến đổi khí hậu đang tàn phá các khu vực trồng cà phê quan trọng trên thế giới.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2023
Nợ công Việt Nam khoảng 36,6% GDP
Cà phê Arabica dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ tăng làm giảm diện tích các vùng thích hợp sản xuất loại cây này trên toàn cầu. Điều kiện thời tiết thay đổi cũng có thể dẫn đến sản lượng cà phê Robusta giảm mạnh, bao gồm cả ở Việt Nam, điều này sẽ khiến hàng triệu nông dân sản xuất nhỏ – những người sản xuất 60% sản lượng cà phê của thế giới – dễ bị tổn thương trước bất ổn kinh tế và bất ổn an ninh lương thực.

Du khách Nga mong chờ các chuyến bay thẳng đến Việt Nam

The Star viết rằng, mục tiêu của Việt Nam đón 12,5-13 triệu lượt khách trong năm 2023 đã đạt được. Tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2023 ước đạt 12,5 triệu lượt khách, lượng khách du lịch nội địa ước đạt 108 triệu lượt. Các ấn phẩm du lịch của Nga hoan nghênh việc Aeroflot tổ chức đường bay thẳng Việt Nam - Nga từ 31/1/2024 và dự đoán nhu cầu của du khách Nga sẽ phục hồi rõ rệt.
Tuy nhiên, không nên chờ đợi nhu cầu đặt vé tăng vọt cho đến khi khai trương đường bay thẳng tới các khu nghỉ dưỡng từ những thành phố khác nhau của Nga. Cho đến thời điểm này, Việt Nam không thể cạnh tranh thành công với các quốc gia Đông Nam Á được người Nga ưa chuộng, trước hết là Thái Lan.
Suitcase có bài viết thấm đượm tình yêu Hà Nội, giới thiệu về các quán cà phê và bảo tàng, mời bạn đi sâu vào "chuyển động hỗn loạn tràn đầy năng lượng" của thành phố này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала