- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Đề xuất của Biden ép Nga đàm phán hòa bình "theo điều kiện của Ukraina" có vẻ tuyệt vọng

© AP Photo / J. Scott ApplewhiteTòa nhà Quốc hội ở Washington DC, Hoa Kỳ
Tòa nhà Quốc hội ở Washington DC, Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2024
Đăng ký
Một quan chức cấp cao của Mỹ đe dọa sẽ biến năm 2025 thành cơn ác mộng đối với Nga nếu Matxcơva không ngồi vào bàn đàm phán theo những điều khoản được Kiev chấp nhận.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự lưu ý rằng, những lời lẽ khoa trương đến từ Nhà Trắng có vẻ tuyệt vọng và trên thực tế có nghĩa là Mỹ đang chuẩn bị bỏ rơi Kiev.
Nhà Trắng đã chuyển sang chiến lược dọa dẫm Nga, họ cảnh báo rằng, nếu Matxcơva không ngồi vào bàn đàm phán theo những điều kiện được Kiev chấp nhận, sức mạnh tổng hợp của tổ hợp công nghiệp NATO sẽ khiến Nga phải trả giá đắt.
"Theo tôi, chúng tôi muốn để vào cuối năm sau Nga lâm vào tình thế khó khăn khi họ phải đưa ra quyết định: hoặc là ngồi vào bàn đàm phán theo những điều khoản được Kiev chấp nhận hoặc họ sẽ đối phó với một Ukraina mạnh hơn được hỗ trợ bởi ngành công nghiệp mạnh mẽ của Hoa Kỳ, Châu Âu và Ukraina làm gia tăng khả năng tấn công", - Phó Cố vấn của Tổng thống Hoa Kỳ về An ninh quốc gia ông Jon Finer đã tuyên bố cuối tuần qua tại hội nghị ở một tổ chức nghiên cứu của Washington.
Vị quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh, nếu Matxcơva không chấp nhận vị thế này trong đàm phán thì “sẽ phải chịu đau khổ” trong khi Kiev tiến tới “trạng thái ngang bằng”.

Ông Finer không giải thích lý do tại sao Nga phải đợi đến năm 2025 mới chịu “đau khổ”, ông cũng không bình luận về việc phương Tây và chính quyền bù nhìn ở Ukraina sẽ tìm nguồn lực ở đâu để những mối đe dọa này trở thành hiện thực. Washington và Brussels thiếu vốn chính trị để tiếp tục tài trợ cho Kiev, trong khi quân đội Ukraina đang cạn kiệt nguồn lực để vận hành ngay cả những phương tiện quân sự mà họ đã nhận được.

Matxcơva ngay lập tức bác bỏ nhận xét của Finer về cuộc đàm phán với những điều kiện có lợi cho Kiev, còn người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi các điều kiện này là "hoàn toàn phi thực tế".
Nhà văn Pháp: những sự dự báo về xung đột Ukraina mang lại hậu quả gì? - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.12.2023
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nhà văn Pháp: Những sự dự báo về xung đột Ukraina mang lại hậu quả gì?
Bình luận của Finer lặp lại những nhận xét của một số quan chức khác trong chính quyền Biden trong những ngày gần đây, cũng như một loạt tin tức của truyền thông Mỹ và châu Âu trong mấy tuần gần đây về những nỗ lực của Washington và các đồng minh nhằm thuyết phục Nga đàm phán hoà bình.

Chính quyền đang trên đà suy giảm

Những tuyên bố của các đại diện chính quyền Biden nên được coi như muối bỏ bể, vì thời gian nắm quyền của họ có thể sắp kết thúc, chuyên gia Alexander Mikhailov, người đứng đầu Cục Phân tích Chính trị-Quân sự Nga, lưu ý.

“Tôi nghĩ rằng, không nên dựa vào nguyên tắc khách quan khi đánh giá bất kỳ sự đảm bảo, lời hứa và tuyên bố nào của các đại diện chính quyền Biden khi họ nói điều gì đó về giai đoạn sau mùa thu năm 2024”, - chuyên gia Mikhailov nói với Sputnik.

Ông lưu ý rằng, những người như Finer, Bộ trưởng Quốc phòng Austin và Ngoại trưởng Antony Blinken rất có thể sẽ bị cách chức sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
“Chính bởi vậy họ có thể đưa ra những giả định và dự báo về hành động của Washington vào cuối năm 2024, đặc biệt là về mặt hỗ trợ Ukraina”, - nhà phân tích giải thích.

Hai quỹ đạo

Theo ông Mikhailov, yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định của phương Tây liên quan đến cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga thông qua Ukraina là kết quả cuộc bầu cử tổng thống Ukraina.
“Thật khó để nói ai sẽ lãnh đạo chế độ Kiev sau tháng 3 năm 2024, bởi vì cả Washington và các nhà lãnh đạo châu Âu chưa đưa ra lựa chọn: phải có một nhà lãnh đạo mới hoặc Zelensky nên ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Điều duy nhất chúng ta biết là Ukraina hoãn bầu cử tổng thống. Nhưng tình trạng này không thể kéo dài lâu, và cuối cùng Kiev phải thông qua quyết định về một tổng thống mới", - chuyên gia lưu ý và nhấn mạnh rằng, tất nhiên, Washington, Brussels và London sẽ đóng vai trò chính trong việc tổ chức cuộc bầu cử.
Vladimir Zelensky  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2023
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nhà phân tích chính trị: Tổ chức bầu cử ở Ukraina và thay tổng thống có lợi cho Mỹ
“Nếu phương Tây ủng hộ Zelensky tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, điều này sẽ cho thấy rằng, phương Tây, trước hết là Washington, sẽ tiếp tục làm mọi thứ có thể để cung cấp vũ khí cho Ukraina và tiếp tục vơ vét các đối tác của họ. Nhưng, nếu phương Tây bỏ rơi Zelensky và đề xuất một ứng cử viên mới, thì rất có thể họ sẽ vứt vấn đề Ukraina xuống cống, tức là vấn đề này sẽ bị đóng băng về mặt quân sự và rất có thể trên điều kiện của Nga. Bởi vì Nga khó có thể lắng nghe ý kiến của phương Tây và Ukraina sau khi nhiều đề xuất của Matxcơva nhằm bình thường hóa tình hình đã bị phương Tây và Ukraina từ chối”, - ông Mikhailov nhận xét.
Sau cuộc đảo chính Euromaidan năm 2014 và sau khi bùng nổ xung đột Donbass, các cường quốc phương Tây và quan chức Ukraina đã từ chối đàm phán hòa bình ít nhất ba lần.
Theo ông Mikhailov, có khá nhiều đối thủ tiềm năng của Zelensky ở vị trí của ông: từ thị trưởng Kiev Vitaliy Klitschko đến Bộ trưởng Ngoại giao Dmitry Kuleba, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraina Andrei Ermak và những người khác, các nhân vật này bắt đầu thực hiện các chuyến công du tới Châu Âu và Washington để giới thiệu mình với các nước phương Tây giám sát Ukraina.
“Do đó, rất nhiều điều phụ thuộc vào quyết định mà phương Tây sẽ đưa ra vào những ngày tới liên quan đến việc ai sẽ là tổng thống Ukraina sau tháng 3 năm 2024”, - ông Mikhailov nhận xét.

Chiến lược cổ điển của Washington và nhu cầu xoay trục sang Châu Á

Nhà phân tích nhấn mạnh rằng, cuộc khủng hoảng Ukraina tương tự như các cuộc xung đột do phương Tây gây ra sau Thế chiến thứ hai, bao gồm Iraq, Afghanistan, Libya và Syria. Như thường lệ, Mỹ kích động khủng hoảng bằng các công cụ chính trị rồi cung cấp vũ khí do Mỹ sản xuất trị giá hàng tỷ đô la để các nhà sản xuất vũ khí thu lợi nhuận, đồng thời gây bất ổn trong khu vực nhằm làm suy yếu đối thủ của Washington.
Tuy nhiên, trong trường hợp Ukraina, Washington buộc phải tìm kiếm sự cân bằng giữa mục tiêu lâu dài là gây bất ổn cho lục địa Á-Âu và nhu cầu xoay trục sang Châu Á để thực hiện một chiến dịch quân sự chống lại Trung Quốc, chuyên gia Mikhailov lưu ý. Theo ông, đối với Mỹ, chiến sự Ukraina chỉ là màn khởi động chứ không phải là sự kiện chính.
Nguy hiểm sinh học - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.12.2023
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Bộ Quốc phòng Nga: Ukraina có thể sử dụng vũ khí hóa học nếu cuộc phản công thất bại
Nhà bình luận nhấn mạnh, Mỹ không chỉ cạn kiệt vũ khí hỗ trợ Kiev mà còn đang tìm cách tăng cường sản xuất vũ khí trong nước vì có nguy cơ sắp bùng nổ cuộc chiến ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

"Về nguyên tắc, họ có thể tìm được nguồn viện trợ mới cho Ukraina. Nhưng, vấn đề là ở chỗ: hiện nay sự ủng hộ của công chúng dành cho Ukraina không mang lại lợi ích chính trị mà ngược lại khiến chính quyền Biden và Đảng Dân chủ nói chung hạ bậc xếp hạng tín nhiệm”, - ông Mikhailov nói. Người dân Mỹ tỏ ra mệt mỏi trước các đòi hỏi của Zelensky cung cấp thêm tiền và vũ khí.

Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, “một câu hỏi cực kỳ quan trọng sẽ được đặt ra là tại sao chính quyền Biden lại lãng phí nhiều tỷ USD như vậy để hỗ trợ Ukraina mà không đạt được gì - cả mục tiêu quân sự lẫn địa chính trị trong cuộc đối đầu với Nga. Trong khi đó, Matxcơva tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế của mình về mặt ngoại giao và chứng tỏ tính ưu việt của vũ khí Nga.
Bình luận về lời đe dọa của Finer về việc ép buộc Nga phải đàm phán hoặc đối mặt với toàn bộ sức mạnh của tổ hợp công nghiệp-quân sự NATO, chuyên gia Mikhailov nhấn mạnh, có chú ý đến việc những người đàn ông Ukraina lớn tuổi đang vội vàng rời khỏi nước để tránh bị bắt tòng quân, có thể rút ra kế luận rằng, không có số lượng vũ khí nào, dù được cung cấp từ nước ngoài hoặc sản xuất trong nước, có thể giúp Kiev giành ưu thế trên chiến trường.
"Sức mạnh quân sự của Ukraina chỉ có thể phát triển dựa vào hai nguồn: nguồn thứ nhất, họ tự sản xuất vũ khí trên lãnh thổ của mình và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của mình; nguồn thứ hai là mua hoặc nhận vũ khí từ nước ngoài. Trong một năm rưỡi qua, Ukraina chỉ làm theo phương án thứ hai", - nhà phân tích nhận xét.
“Còn những tuyên bố của Washington và Brussels về việc Ukraina gia tăng mạnh mẽ năng lực sản xuất vũ khí trong nước chỉ là những câu thần chú hoàn toàn vô nghĩa”, - ông Mikhailov nói.
Xe tăng Mỹ M-48 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2023
Lầu Năm Góc cảnh báo về đà tụt hậu của Hoa Kỳ trong sản xuất vũ khí
"Bởi vì Ukraina không thể phát triển bất kỳ hoạt động sản xuất quân sự nào ngoại trừ việc lắp ráp máy bay không người lái hoặc một số thiết bị. Bất kỳ dự án nào nghiêm túc hơn về việc triển khai cơ sở sản xuất các hệ thống vũ khí phức tạp, máy bay, hệ thống phòng không, v.v., đều không thể thực hiện được vì Nga nhắm mục tiêu vào các cơ sở công nghiệp gắn liền với ngành công nghiệp quốc phòng. Nga tấn công chúng một cách có hệ thống, và nếu đối phương cố gắng khôi phục các cơ sở này thì Nga sẽ tiến hành các cuộc tấn công mới", - ông nói.
Theo chuyên gia Mikhailov, đó là lý do tại sao Hoa Kỳ đang “đầu tư” vào tiềm năng sản xuất quân sự của các quốc gia ở sườn phía đông của NATO chứ không phải vào Ukraina, họ có ý định gây bất ổn tình hình trên biên giới phía tây của Nga và tạo ra các mối đe dọa mới đối với Matxcơva từ phía Ba Lan, các nước vùng Baltic hoặc Romania.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала