Tại sao Trung Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt với năm công ty quân sự của Mỹ?

© AFP 2023 / SAM YEHLính Đài Loan vận hành súng máy
Lính Đài Loan vận hành súng máy - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2024
Đăng ký
Ngày 7/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt với 5 công ty quân sự của Mỹ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu tên các công ty bị trừng phạt gồm BAE Systems Land and Armament, Alliant Techsystems Operation, AeroVironment, ViaSat và Data Link Solutions.
Các tập đoàn này sản xuất nhiều loại vũ khí: từ pháo và đạn dược đến máy bay không người lái, thiết bị tác chiến điện tử và hệ thống liên lạc. Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, các hạn chế này là một biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt mà Mỹ đã áp đặt trước đây đối với hàng chục công ty Trung Quốc cũng như đợt bán vũ khí mới của Mỹ cho Đài Loan.
Chuyên gia về quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan Bi Dianlong cho rằng, các công ty sản xuất vũ khí của Mỹ là các nhà vận động hành lang chính cho chính sách cứng rắn với Bắc Kinh của Washington. Sự tham gia của Hoa Kỳ vào các cuộc xung đột đảm bảo cho các công ty quân sự Mỹ ký các hợp đồng dài hạn với chính phủ, còn sự gia tăng căng thẳng trên thế giới làm tăng thu nhập của họ. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Bi Dianlong lưu ý rằng, chính bởi vậy họ muốn duy trì mức độ căng thẳng xung quanh Đài Loan, vì việc kích động xung đột sẽ mang lại thu nhập cao cho họ.
Vào giữa tháng 12 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố đợt bán vũ khí mới cho Đài Loan với tổng số tiền dự kiến lên đến 300 triệu USD. Lần này để “duy trì hệ thống thông tin tác chiến của hòn đảo”. Đương nhiên Bắc Kinh coi hoạt động như vậy của Mỹ là vi phạm nguyên tắc "một Trung Quốc" và các thỏa thuận đã đạt được với Hoa Kỳ.
Người phụ nữ cầm quốc kỳ Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2024
Chuyên gia: Chuyến thăm Đài Loan trong tương lai của Mỹ cho thấy họ sẽ không để Bắc Kinh yên
Chính sách “kiềm chế Trung Quốc” đang được Mỹ theo đuổi một cách công khai và nhất quán kể từ nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump. Mỹ đã áp các biện pháp hạn chế thương mại đối với hàng chục công ty Trung Quốc. Hoa Kỳ đang cố gắng ngăn chặn sự phát triển của các lĩnh vực công nghệ tiên tiến nhất trong nền kinh tế Trung Quốc và đang theo đuổi chính sách kiềm chế Trung Quốc trong các lĩnh vực chiến lược của ngành công nghiệp, khoa học và công nghệ.
Xét đến thái độ đối đầu rõ ràng của Hoa Kỳ, các biện pháp trừng phạt đối với các công ty quân sự của Mỹ không thể được coi là sự leo thang từ phía Trung Quốc. Trên thực tế, động thái này nhằm nhấn mạnh lập trường cứng rắn của Bắc Kinh về Đài Loan và cho thấy rằng Trung Quốc sẵn sàng áp đặt các biện pháp trả đũa nghiêm khắc hơn đối với các doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, các biện pháp này không làm cho cuộc đối đầu trở nên trầm trọng hơn, chuyên gia Bi Dianlong cho biết:
“Một mặt, Trung Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt vì cần phải đưa ra phản ứng tương xứng, cụ thể. Mặt khác, chúng tôi cần suy nghĩ về những bước đi nhất quán để thống nhất xuyên eo biển, chuẩn bị tình hình, để cho thấy rằng, không phải Trung Quốc từ bỏ thống nhất hòa bình mà là Mỹ đang có những bước đi để ngăn chặn điều này xảy ra.
Theo tôi, các biện pháp trừng phạt này mang tính biểu tượng hơn là thực tế. Các công ty quân sự của Mỹ phấn đấu vì bạo lực, nhưng họ không có ý định bán vũ khí của mình cho Trung Quốc, vì vậy các biện pháp trừng phạt không gây tổn hại đến họ từ quan điểm này. Nhưng, trong mọi trường hợp, các biện pháp trừng phạt sẽ có tác dụng chính trị và các công ty khác sẽ chú ý đến chúng”.
Phản ứng kiềm chế của Bắc Kinh nổi bật trong bối cảnh có những hành động khiêu khích từ phía Hoa Kỳ. Washington đang cố gắng buộc Bắc Kinh thực hiện bước đầu tiên dẫn đến cuộc xung đột. Nhưng Trung Quốc, bằng cách vạch ra các ranh giới đỏ của mình, tìm cách không cho Hoa Kỳ cái cớ để đổ lỗi cho Bắc Kinh về việc leo thang căng thẳng, chuyên gia Bi Dianlong lưu ý:
Lễ kéo cờ tại Quảng trường Tự do của Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc, Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2024
Nhà Trắng buộc tội Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử ở Đài Loan

“Trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa Trung - Mỹ ở San Francisco, phía Trung Quốc không những một lần nữa vạch ra ranh giới đỏ rõ ràng về vấn đề Đài Loan mà còn chỉ ra vai trò của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng trên eo biển Đài Loan. Nói cách khác, nếu xung đột hoặc chiến tranh nổ ra ở eo biển Đài Loan, nguyên nhân chính sẽ là việc Mỹ ngấm ngầm cản trở một giải pháp hòa bình, nhất quyết chơi “quân bài Đài Loan” để kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, việc nước này không ngừng bán vũ khí cho Đài Loan và coi Đài Loan như sân sau của mình”.

Các lệnh trừng phạt đối với 5 công ty quân sự của Mỹ được đưa ra theo Luật chống trừng phạt nước ngoài năm 2021. Các biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng động sản, bất động sản và các loại tài sản khác của các công ty này ở Trung Quốc, đồng thời cấm các tổ chức, cá nhân ở Trung Quốc thực hiện các hoạt động giao dịch, hợp tác với các công ty này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала