https://kevesko.vn/20240114/nganh-go-viet-nam-lam-gi-de-thoat-day--27541107.html
Ngành gỗ Việt Nam: Làm gì để thoát “đáy”?
Ngành gỗ Việt Nam: Làm gì để thoát “đáy”?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong bối cảnh yếu tố đầu ra và đầu vào của xuất khẩu gỗ Việt Nam đều khó khăn, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định ngành gỗ... 14.01.2024, Sputnik Việt Nam
2024-01-14T09:18+0700
2024-01-14T09:18+0700
2024-01-14T09:18+0700
việt nam
tác giả
quan điểm-ý kiến
gỗ
kinh tế
thương mại
doanh nghiệp
kinh doanh
sản xuất
xuất khẩu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/19/15906533_0:10:570:331_1920x0_80_0_0_666c28b41e50cdc3a4d99f37b38143c2.png
Khó khăn bao trùmNăm 2023 là một năm khó khăn của nhiều ngành nghề tại Việt Nam. Ngành dệt may, được nhìn nhận là năm khó khăn nhất trong suốt lịch sử của ngành, thậm chí còn khó khăn hơn cả thời kỳ Covid. Đáng nói, không riêng gì ngành này, các doanh nghiệp (DN) ngành gỗ cũng lao đao khi đơn hàng sang các thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật và EU giảm liên tục. 2023 là năm đầu tiên ngành gỗ tăng trưởng âm. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất; thậm chí một số doanh nghiệp phải đóng cửa.Trong quý IV/2023, xu hướng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, đà phục hồi vẫn chậm, chỉ bù đắp một phần nhỏ cho mức giảm từ đầu năm 2023. Do đó, tính chung năm 2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn ghi nhận mức giảm đáng kể.Theo kế hoạch năm 2023, xuất khẩu lâm sản được đặt mục tiêu đạt 17,5 tỷ USD, nhưng đến cuối tháng 12, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt gần 14 tỷ USD. Uớc tính xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2023 chỉ đạt khoảng 79% kế hoạch ban đầu.Nguyên nhân chính của việc phục hồi chậm trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là do tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng và nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt.Cụ thể, các đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU đã giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và không thiết yếu, gây khó khăn cho việc phục hồi xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.Bên cạnh những khó khăn về đầu ra, ngành gỗ Việt Nam hiện đang phải đối mặt với một số vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững. Trong đó, có các quy định chống phá rừng của EU, lượng phát thải carbon thấp của sản phẩm gỗ và rủi ro của nguyên liệu gỗ nhập khẩu.Hay Nhật Bản gần đây cũng yêu cầu chứng nhận bền vững. Thị trường Đức hiện đang áp dụng Luật nghĩa vụ thẩm định chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng gián tiếp đến các nhà sản xuất Việt Nam.Khái quát bức tranh ngành gỗ năm 2023 với Sputnik, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhấn mạnh rằng, năm 2023 là một năm đầy thách thức đối với ngành gỗ Việt Nam.2024 sẽ khởi sắc?Hiện các nhà nhập khẩu đang mua hàng trở lại nhưng lượng đặt hàng sẽ không lớn như trước. Thị trường sẽ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi như trước và trong dịch bệnh.Nhận định với Sputnik về triển vọng của ngành gỗ Việt Nam trong năm 2024, đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, thị trường hiện đã có một số dấu hiệu hồi phục, nhưng chưa rõ nét. Năm 2024 vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, tuy nhiên ngành nội thất Việt Nam vẫn còn dư địa để phát triển trong 5 đến 10 năm tới.Người đứng đầu Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng nói thêm, thông qua việc tổ chức nhiều sự kiện và hội chợ, đơn vị này đang tăng cường hoạt động hỗ trợ để tạo ra môi trường thuận lợi và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, nhằm nâng cao khả năng bán hàng cho doanh nghiệp.Ông cũng kêu gọi các Hiệp hội và doanh nghiệp trong ngành gỗ tiếp tục duy trì sự đoàn kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua khó khăn. Doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu và phối hợp xây dựng các cửa hàng tại các nước xuất khẩu.
https://kevesko.vn/20240108/doanh-nghiep-chau-au-phan-nan-gi-ve-ngoi-sao-dang-len-viet-nam-27474006.html
https://kevesko.vn/20230321/mot-thoi-quen-cua-nguoi-my-co-loi-cho-xuat-khau-go-viet-nam-sang-hoa-ky-21924120.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/19/15906533_90:0:570:360_1920x0_80_0_0_f07e7918f82f0a4bd888785c16ddfdad.pngSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, gỗ, kinh tế, thương mại, doanh nghiệp, kinh doanh, sản xuất, xuất khẩu, xuất nhập khẩu
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, gỗ, kinh tế, thương mại, doanh nghiệp, kinh doanh, sản xuất, xuất khẩu, xuất nhập khẩu
Ngành gỗ Việt Nam: Làm gì để thoát “đáy”?
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong bối cảnh yếu tố đầu ra và đầu vào của xuất khẩu gỗ Việt Nam đều khó khăn, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định ngành gỗ Việt Nam trong năm 2024 sẽ có tăng trưởng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm và không đáng kể.
Năm 2023 là một năm khó khăn của nhiều ngành nghề tại Việt Nam. Ngành dệt may, được nhìn nhận là năm khó khăn nhất trong suốt lịch sử của ngành, thậm chí còn khó khăn hơn cả thời kỳ Covid. Đáng nói, không riêng gì ngành này, các doanh nghiệp (DN) ngành gỗ cũng lao đao khi đơn hàng sang các thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật và EU giảm liên tục. 2023 là năm đầu tiên ngành gỗ tăng trưởng âm. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất; thậm chí một số doanh nghiệp phải đóng cửa.
Trong quý IV/2023, xu hướng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, đà phục hồi vẫn chậm, chỉ bù đắp một phần nhỏ cho mức giảm từ đầu năm 2023. Do đó, tính chung năm 2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn ghi nhận mức giảm đáng kể.
Theo kế hoạch năm 2023, xuất khẩu lâm sản được đặt mục tiêu đạt 17,5 tỷ USD, nhưng đến cuối tháng 12, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt gần 14 tỷ USD. Uớc tính xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2023 chỉ đạt khoảng 79% kế hoạch ban đầu.
Nguyên nhân chính của việc phục hồi chậm trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là do tăng trưởng
kinh tế toàn cầu thấp, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng và nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt.
Cụ thể, các đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU đã giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và không thiết yếu, gây khó khăn cho việc phục hồi xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Bên cạnh những khó khăn về đầu ra,
ngành gỗ Việt Nam hiện đang phải đối mặt với một số vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững. Trong đó, có các quy định chống phá rừng của EU, lượng phát thải carbon thấp của sản phẩm gỗ và rủi ro của nguyên liệu gỗ nhập khẩu.
Hay Nhật Bản gần đây cũng yêu cầu chứng nhận bền vững. Thị trường Đức hiện đang áp dụng Luật nghĩa vụ thẩm định chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng gián tiếp đến các nhà sản xuất Việt Nam.
Khái quát bức tranh ngành gỗ năm 2023 với Sputnik, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhấn mạnh rằng, năm 2023 là một năm đầy thách thức đối với ngành gỗ Việt Nam.
“Các quy định cụ thể này đặt ra những thách thức lớn cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Điều này không chỉ tác động tiêu cực tới hình hành của toàn ngành gỗ Việt mà còn làm mất đi cơ hội trong việc sử dụng gỗ nhập khẩu rủi ro thấp và đặc biệt là nguồn gỗ rừng trồng trong nước có nguồn gốc từ hàng triệu nông hộ. Bên cạnh đó, việc xây dựng chính sách và hạ tầng thông tin là rất quan trọng để người sản xuất biết chính xác số lượng gỗ được sản xuất ở từng khu đất và có đáp ứng được yêu cầu của đối tác hay không. Việc chứng minh nguồn gốc gỗ đã khó ở Việt Nam, nhưng việc chứng minh nguồn gốc gỗ ở nước nhập khẩu còn khó hơn”.
Hiện các nhà nhập khẩu đang mua hàng trở lại nhưng lượng đặt hàng sẽ không lớn như trước. Thị trường sẽ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi như trước và trong dịch bệnh.
Nhận định với Sputnik về triển vọng của ngành gỗ Việt Nam trong năm 2024, đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, thị trường hiện đã có một số dấu hiệu hồi phục, nhưng chưa rõ nét. Năm 2024 vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, tuy nhiên ngành nội thất Việt Nam vẫn còn dư địa để phát triển trong 5 đến 10 năm tới.
"Theo tôi, ngành gỗ trong năm 2024 vẫn đang gặp nhiều không ổn định. Tổng thể, ngành gỗ có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng này chậm và không đáng kể, chỉ khoảng 10-12% so với những quý cuối năm 2023 <...> Giải pháp quan trọng nhất trong năm 2024 là xây dựng hình ảnh ngành gỗ Việt Nam là một ngành phát triển bền vững, dựa trên việc sử dụng gỗ có chứng chỉ và sản phẩm giảm phát thải", ông Lập nhận định.
Người đứng đầu Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng nói thêm, thông qua việc tổ chức nhiều sự kiện và hội chợ, đơn vị này đang tăng cường hoạt động hỗ trợ để tạo ra môi trường thuận lợi và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, nhằm nâng cao khả năng bán hàng cho doanh nghiệp.
Ông cũng kêu gọi các Hiệp hội và doanh nghiệp trong ngành gỗ tiếp tục duy trì sự đoàn kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua khó khăn. Doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu và phối hợp xây dựng các cửa hàng tại các nước xuất khẩu.