https://kevesko.vn/20240116/sputnik-gap-go-nguoi-che-tac-trang-phuc-dan-toc-vung-cao-viet-nam-27615458.html
Sputnik gặp gỡ người chế tác trang phục dân tộc vùng cao Việt Nam
Sputnik gặp gỡ người chế tác trang phục dân tộc vùng cao Việt Nam
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Khi nhìn qua chỉ thấy đơn thuần là những bộ trang phục dân tộc màu sắc với hoa văn thổ cẩm. Nhưng nếu hiểu sâu sẽ không thấy hết vẻ đẹp kỳ... 16.01.2024, Sputnik Việt Nam
2024-01-16T16:08+0700
2024-01-16T16:08+0700
2024-01-19T16:51+0700
chuyện đáng kinh ngạc
việt nam
tác giả
quan điểm-ý kiến
văn hóa
dân tộc
trang phục dân tộc
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/01/10/27616225_0:37:3072:1765_1920x0_80_0_0_c8ef096251966f56953a0067cd82a9ad.jpg
Tinh thần ViệtSputnik có dịp cùng ngồi với họa sĩ Hoàng Anh tại nhà căn nhà riêng ở quận Long Biên (Hà Nội). Xung quanh ngôi nhà được trang trí bởi nhiều hoa tươi và cây xanh. Điều khiến chúng tôi ấn tượng là khắp nơi quanh nhà, trong nhà đều trang trí hoa, treo tranh và bày búp bê nhỏ xinh mà anh sáng tạo. Hẳn anh là người trau truốt và yêu cái đẹp đến từng chi tiết.Chia sẻ với Sputnik câu chuyện của mình về hành trình thiết kế trang phục dân tộc cho búp bê, anh cho hay, hội họa như một hành trang đồng hành với mình. Còn búp bê, với anh, không biết là nhân duyên, định mệnh hay sự lựa chọn. Điều này, anh không lý giải được.Nhìn lại hành trình hơn 10 năm đến với búp bê, tác giả cho hay, trước khi bắt tay và làm trang phục dân tộc trên búp bê, anh đã có 26 tháng “sống” cùng đồng bào dân tộc, nay đây mai đó. Trong quá trình đi tìm “chất liệu” cho bức tranh của mình, tình cờ nghe được những câu chuyện của người vùng cao, cách họ may mặc. Đây đều là cảm hứng cho công việc chế tác búp bê của họa sĩ.Tự nhận mình là người mê cái đẹp, anh cho hay, toàn bộ chi tiết trên búp bê đều được tỉ làm bằng tay. Tất cả các bước trong quá trình tạo hình mặt, chọn vải và thiết kế đều được thực hiện bằng tay. Nguyên liệu để may trang phục cho búp bê được lựa chọn từ các chất liệu truyền thống như thổ cẩm và lụa của dân tộc Việt. Mỗi mảnh vải và màu sắc đều được lựa chọn tỉ mỉ từ vùng cao bởi chính tay anh.Anh nói thêm, bản thân việc làm búp bê nhỏ có một vài hạn chế. Bởi miếng vải nhỏ đòi hỏi tác giả phải tính toán kỹ để không làm vỡ hoa văn thêu. Anh thừa nhận, hành trình đến với việc thiết kế trang phục dân tộc cho búp bê, nhiều lúc khiến anh chán chường, có lúc bầm dập. Nhưng nhờ tình yêu búp bê, tình yêu văn hóa cùng đam mê và nhiệt huyết, đó là động lực lớn cho tôi đi tiếp đến ngày hôm nay.Những bộ trang phục dân tộc của 54 vùng miền không chỉ đơn thuần là từng đường kim mũi chỉ, từng chiếc khăn tà áo, mà đối với anh Hoàng Anh, đằng sau đó là cả một kho tàng văn hóa đồ sộ, càng khám phá càng thấy tuyệt vời. Chính cảnh đẹp từ núi rừng nơi họ sống, họ kết tinh lại được thể hiện trong trang phục dân tộc của mình..Anh kể thêm nhiều những văn hóa đặc sắc của các vùng miền khác như trang phục dân tộc Mông đẹp thế nào, cách họ dùng mũi kim thêu ra sao. Hay điều mà anh vẫn trăn trở bởi khi không thể họa mặt cho búp bê như cách phụ nữ dân tộc Mảng truyền thống xa xưa vẫn làm.“Là người Việt, tôi muốn nâng tầm văn hóa Việt, quảng bá ra thế giới”Có hàng nghìn bộ quần áo tinh xảo, giống hệt bản gốc của hơn 40 dân tộc Việt Nam (như dân tộc Dao, Mông, Thái, Tày, Hà Nhì, Lô Lô... ) được đặt hàng bởi nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bộ sưu tập của họa sĩ hiện vẫn thiếu mảng trang phục của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.Anh cho biết việc làm điều này không khó, anh có thể đến bảo tàng để nghiên cứu trang phục mẫu. Tuy nhiên, để mỗi búp bê có thể thể hiện sự sống động, anh phải đi và trải nghiệm cuộc sống thực của đồng bào.Bản thân anh vẫn đau đáu có một triển lãm mang đặc thù riêng. Trên tường là tranh mình vẽ, bên dưới là búp bê mặc trang phục của chính dân tộc đó với mong muốn lan tỏa hơn nữa nét đặc trưng văn hoá dân tộc vùng cao của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
https://kevesko.vn/20230920/viet-nam-ke-ten-nhung-mon-an-dan-toc-co-the-gay-soc-cho-du-khach-25370943.html
https://kevesko.vn/20231103/top-15-di-san-van-hoa-phi-vat-the-viet-nam-duoc-unesco-cong-nhan-26249299.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/01/10/27616225_200:0:2931:2048_1920x0_80_0_0_f7c42f87f5e67ddfd54ec322db3f89d2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, văn hóa, dân tộc, trang phục dân tộc, thế giới
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, văn hóa, dân tộc, trang phục dân tộc, thế giới
Sputnik gặp gỡ người chế tác trang phục dân tộc vùng cao Việt Nam
16:08 16.01.2024 (Đã cập nhật: 16:51 19.01.2024) HÀ NỘI (Sputnik) - Khi nhìn qua chỉ thấy đơn thuần là những bộ trang phục dân tộc màu sắc với hoa văn thổ cẩm. Nhưng nếu hiểu sâu sẽ không thấy hết vẻ đẹp kỳ diệu của từng sắc phục như vậy. Thực sự rất đẹp! Đó là cảm nhận của họa sĩ Nguyễn Hoàng Anh (Hà Nội) đối với trang phục truyền thống dân tộc Việt Nam khi chia sẻ với Sputnik.
Sputnik có dịp cùng ngồi với họa sĩ Hoàng Anh tại nhà căn nhà riêng ở quận Long Biên (Hà Nội). Xung quanh ngôi nhà được trang trí bởi nhiều hoa tươi và cây xanh. Điều khiến chúng tôi ấn tượng là khắp nơi quanh nhà, trong nhà đều trang trí hoa, treo tranh và bày búp bê nhỏ xinh mà anh sáng tạo. Hẳn anh là người trau truốt và yêu cái đẹp đến từng chi tiết.
Chia sẻ với Sputnik câu chuyện của mình về hành trình thiết kế trang phục dân tộc cho búp bê, anh cho hay, hội họa như một hành trang đồng hành với mình. Còn búp bê, với anh, không biết là nhân duyên, định mệnh hay sự lựa chọn. Điều này, anh không lý giải được.
Nhìn lại hành trình hơn 10 năm đến với búp bê, tác giả cho hay, trước khi bắt tay và làm trang phục dân tộc trên búp bê, anh đã có 26 tháng “sống” cùng đồng bào dân tộc, nay đây mai đó. Trong quá trình đi tìm “chất liệu” cho bức tranh của mình, tình cờ nghe được những câu chuyện của người vùng cao, cách họ may mặc. Đây đều là cảm hứng cho công việc chế tác búp bê của họa sĩ.
“Tôi may mắn chọn được cái đẹp trong trang phục đó. Nói cách khác, các cô búp bê đó chọn tôi. Tôi cho rằng việc tạo ra sản phẩm búp bê mặc trang phục dân tộc là sự kết hợp tuyệt vời giữa hội họa và thời trang”, họa sĩ tâm sự.
Tự nhận mình là người mê cái đẹp, anh cho hay, toàn bộ chi tiết trên búp bê đều được tỉ làm bằng tay. Tất cả các bước trong quá trình tạo hình mặt, chọn vải và thiết kế đều được thực hiện bằng tay. Nguyên liệu để may trang phục cho búp bê được lựa chọn từ các chất liệu truyền thống như thổ cẩm và lụa của dân tộc Việt. Mỗi mảnh vải và màu sắc đều được lựa chọn tỉ mỉ từ vùng cao bởi chính tay anh.
“Thực tế, tôi không phải nhà thiết kế trang phục, cũng chưa từng học qua trường lớp về thêu may. Tôi tả trang phục dưới con mắt của hội họa và theo cách tôi nhìn thấy. Từng chi tiết, đường kim mũi chỉ tôi tự mày mò và tìm hiểu. Tôi sử dụng kiến thức hội họa vốn có để ứng dụng vào từng bộ váy búp bê của mình, làm sao cách phối màu, điểm nhấn ấn tượng nhất có thể”.
Anh nói thêm, bản thân việc làm búp bê nhỏ có một vài hạn chế. Bởi miếng vải nhỏ đòi hỏi tác giả phải tính toán kỹ để không làm vỡ hoa văn thêu. Anh thừa nhận, hành trình đến với việc thiết kế trang phục dân tộc cho búp bê, nhiều lúc khiến anh chán chường, có lúc bầm dập. Nhưng nhờ tình yêu búp bê, tình yêu
văn hóa cùng đam mê và nhiệt huyết, đó là động lực lớn cho tôi đi tiếp đến ngày hôm nay.
“Với sứ mệnh mà búp bê trao cho mình, hay sứ mệnh mà mình “vơ” vào để gánh vác sứ mệnh văn hóa, bản thân mình càng phải nỗ lực nhiều hơn, để làm nên tinh thần Việt. Đó là con đường mà tôi đang đi”, anh vừa nói, vừa ngắm trang phục mình thêu bằng tay.
Những bộ trang phục dân tộc của 54 vùng miền không chỉ đơn thuần là từng đường kim mũi chỉ, từng chiếc khăn tà áo, mà đối với anh Hoàng Anh, đằng sau đó là cả một kho tàng văn hóa đồ sộ, càng khám phá càng thấy tuyệt vời. Chính cảnh đẹp từ núi rừng nơi họ sống, họ kết tinh lại được thể hiện trong trang phục dân tộc của mình..
20 Tháng Chín 2023, 10:58
“Mỗi hoa văn đều toát lên văn hóa đặc trưng riêng của từng vùng dân tộc. Mỗi cộng đồng riêng đó đều có ngôn ngữ riêng, thể hiện qua hoa văn riêng. Ví dụ, người Dao họ thêu rất cầu kỳ, tỉ mẩn. Mũi kim của họ rất nhỏ, còn chỉ phải đúng chỉ tơ. Cái hay và đặc biệt đó là họ thêu mặt phải, nhưng khi sử dụng lại lấy mặt trái. Trong hoa văn người Dao, bố mẹ được lấy làm trung tâm, có núi rừng, có mùa lúa chín trên từng thửa ruộng bậc thang. Trên từng tà áo của người Dao đều truyền tải được ngôn ngữ đó của họ. Khi nhìn qua chỉ thấy đơn thuần là những bộ trang phục dân tộc màu sắc với hoa văn thổ cẩm. Nhưng nếu hiểu sâu sẽ không thấy hết vẻ đẹp kỳ diệu của từng sắc phục như vậy. Thực sự rất đẹp! Đẹp từ bờ ruộng đến màu lúa...”, họa sĩ Hoàng Anh say sưa chia sẻ với Sputnik.
Anh kể thêm nhiều những văn hóa đặc sắc của các vùng miền khác như trang phục dân tộc Mông đẹp thế nào, cách họ dùng mũi kim thêu ra sao. Hay điều mà anh vẫn trăn trở bởi khi không thể họa mặt cho búp bê như cách phụ nữ dân tộc Mảng truyền thống xa xưa vẫn làm.
“Trong sự xoay vần của cuộc sống, có thể những trang phục sẽ được biến tấu đôi chút, song những giá trị cốt lõi vẫn sẽ trường tồn theo năm tháng. Chính vì điều này, tôi muốn tôn vinh giá trị cốt lõi đó. Và tôi muốn khi ai đó nhìn thấy búp bê nào sẽ biết ngay dân tộc vùng miền đó, cùng những câu chuyện của từng dân tộc sau mỗi tà áo”, tác giả của bộ sưu tập suy tư nói.
“Là người Việt, tôi muốn nâng tầm văn hóa Việt, quảng bá ra thế giới”
Có hàng nghìn bộ quần áo tinh xảo, giống hệt bản gốc của
hơn 40 dân tộc Việt Nam (như dân tộc Dao, Mông, Thái, Tày, Hà Nhì, Lô Lô... ) được đặt hàng bởi nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bộ sưu tập của họa sĩ hiện vẫn thiếu mảng trang phục của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
3 Tháng Mười Một 2023, 05:20
Anh cho biết việc làm điều này không khó, anh có thể đến bảo tàng để nghiên cứu trang phục mẫu. Tuy nhiên, để mỗi búp bê có thể thể hiện sự sống động, anh phải đi và trải nghiệm cuộc sống thực của đồng bào.
“Giờ đây tôi vẫn miết mải “đào” tiếp những chất liệu quý trong kho tàng văn hóa Việt Nam, để xem có những tinh hoa văn hóa gì có thể truyền đạt tới mọi người. Trong tương lai, tôi vẫn ấp ủ hoàn thiện đủ trang phục của 54 dân tộc Việt Nam, có thể sẽ lên tới hàng trăm bộ. Bởi mỗi cộng đồng họ chia nhiều nhánh, tương ứng với từng trang phục”.
Bản thân anh vẫn đau đáu có một triển lãm mang đặc thù riêng. Trên tường là tranh mình vẽ, bên dưới là búp bê mặc trang phục của chính dân tộc đó với mong muốn lan tỏa hơn nữa nét đặc trưng văn hoá dân tộc vùng cao của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
“Tôi cũng đã từng có cơ hội tìm hiểu búp bê của Nhật, của Nga. Tôi rất trân trọng công sức và sự sáng tạo của những nghệ sĩ nước ngoài. Trong tương lai gần, tôi rất mong muốn được tìm hiểu thêm về những quốc phục, trang phục cổ truyền của những nước khác trên thế giới như Nga, Pháp,... Mỗi nước họ đều có văn hóa đặc sắc riêng, mà nếu tìm hiểu biết đâu sẽ tìm thấy sự giao thoa trong đó”, anh Hoàng Anh bày tỏ với Sputnik.