Bộ Tài chính sắp thanh tra 14 công ty bảo hiểm

© TTXVN - Nhan Hữu SángĐại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang Phạm Văn Thịnh phát biểu
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang Phạm Văn Thịnh phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2024
Đăng ký
Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra chuyên đề đối với 14 doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2024.
Trong khi đó, thảo luận tại nghị trường Quốc hội mới đây, nhiều đại biểu đề nghị cần cấm bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng.

Sẽ thanh tra 14 công ty bảo hiểm

Theo kế hoạch đã được thông qua bởi Bộ Tài chính, 14 công ty bảo hiểm của Việt Nam sẽ được thanh tra năm nay.
Cụ thể, đối với khối bảo hiểm nhân thọ, Bộ Tài chính sẽ thanh - kiểm tra 2 doanh nghiệp là Hanwha Life Việt Nam và Shinhan Life Việt Nam.
Các doanh nghiệp sẽ được kiểm tra về việc tuân thủ quy định pháp luật trong hợp tác bán bảo hiểm nhân thọ qua tổ chức tín dụng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Khối phi nhân thọ, có 8 doanh nghiệp được thanh tra về các vấn đề trong chấp hành quy định pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bao gồm Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Bảo hiểm Bảo Minh (BMI), Bảo hiểm Quân đội (MIC), Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH), Bảo hiểm BIDV (BIC), Bảo hiểm PVI, Bảo hiểm Xuân Thành và Bảo hiểm Bảo Việt.
Khối môi giới bảo hiểm, 4 doanh nghiệp thuộc diện thanh - kiểm tra gồm Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Medici, Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Willis Towers Watson Việt Nam, Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Wellbe Việt Nam và Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Integer.
Cơ quan quản lý sẽ thanh kiểm tra nội dung về thực hiện quy định pháp luật đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, hoạt động phụ trợ bảo hiểm (nếu có) và công tác quản lý vốn, tài sản, doanh thu tại doanh nghiệp.
Cùng với đó, cơ quan quản lý sẽ tăng cường đánh giá doanh nghiệp bảo hiểm theo định kỳ, kịp thời phát hiện sai phạm để báo cáo Bộ Tài chính có phương án xử lý, theo chuyên trang Đầu tư Chứng khoán.
Bảo hiểm nhân thọ - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2023
Nhiều ngân hàng "kêu trời", bảo hiểm "điêu đứng" vì khủng hoảng niềm tin

4 doanh nghiệp bảo hiểm có sai phạm

Trước đó, như Sputnik đã thông tin, ngày 30/6/2023, Bộ Tài chính đã công bố kết quả thanh tra 4 doanh nghiệp nhân thọ.
Các doanh nghiệp này gồm Prudential, Sun Life, BIDV Metlife và MB Ageas. Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm cho hay, về chuyên môn, cơ bản các doanh nghiệp chấp hành đúng quy định pháp luật, nhưng lại mắc nhiều sai phạm về tài chính.
Theo đó, 4 doanh nghiệp này chưa triển khai đúng trình tự, thủ tục bán sản phẩm bảo hiểm; chưa đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm; chưa thu thập chính xác thông tin của khách hàng trong quá trình tư vấn sản phẩm… và đặc biệt, nhân viên ngân hàng và đại lý bảo hiểm chưa thực hiện đúng quy định về sử dụng mã số đại lý bảo hiểm.

"Đây là những hành vi sai phạm sẽ được Bộ Tài chính xem xét xử phạt hành chính theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh và tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các quyết định xử phạt sau khi được ban hành sẽ công khai với báo chí và dư luận nhằm đảm bảo tính minh bạch và tính răn đe các doanh nghiệp bảo hiểm trên toàn thị trường", - Bộ Tài chính cho biết.

Bộ Tài chính yêu cầu 4 doanh nghiệp trên bổ sung hàng trăm tỷ đồng vào doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp do hạch toán chi phí chưa đúng quy định. Cụ thể, số tiền Prudential phải bổ sung 700 tỷ đồng, Sun Life hơn 600 tỷ đồng, BIDV Metlife là 174 tỷ đồng và MB Ageas là 2,5 tỷ đồng.
Tòa nhà Bộ Tài chính Việt Nam tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2023
Sau vụ SCB móc nối Manulife, Bộ Tài chính thanh tra loạt công ty bảo hiểm nhân thọ

Đề nghị cấm bán bảo hiểm qua ngân hàng

Trước đó, tại phiên thảo luận hội trường Kỳ họp bất thường thứ 5 - Quốc hội khoá XV về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chiều 15/1, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất cấm bán bảo hiểm qua ngân hàng.
Điển hình, đại biểu Phạm Văn Thịnh đoàn Bắc Giang dẫn chứng việc người dân "khóc ròng ra khỏi ngân hàng khi phải cầm cố nhà để vay 300 triệu đồng nhưng bị ép mua bảo hiểm 20 triệu đồng".
Ông nêu 3 thông tin. Thứ nhất, đó là mức chiết khấu tối đa cho đại lý bảo hiểm nhân thọ với 2 loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phổ biến là bảo hiểm tử kỳ và bảo hiểm hỗn hợp là 40% cho phí bảo hiểm năm đầu.
Thứ hai, tại các ngân hàng thương mại có liên kết làm đại lý bảo hiểm nhân thọ có hiện tượng gợi ý, ép khách hàng vay vốn phải mua bảo hiểm nhân thọ với mức đóng 1 năm bằng từ 2-4% giá trị khoản vay.
Thứ ba, tại các ngân hàng thương mại, nhân viên ngân hàng được giao chỉ tiêu số hợp đồng bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ.
Bổ sung thêm số liệu từ kết luận thanh tra của Bộ Tài chính tháng 7/2023 đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng thương mại đã cho thấy tỷ lệ huỷ hợp đồng sau năm đầu tiên của khách hàng lên tới 70%.
Khi huỷ năm đầu thì khách hàng mất không số phí đã nộp. Chỉ tính riêng 1 công ty bảo hiểm nhân thọ bán qua một ngân hàng thương mại đã có số phí bảo hiểm khách hàng huỷ sau năm đầu tiên khoảng 2.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2024
Phó Thống đốc: Lãi suất cho vay ngân hàng Việt Nam đang thấp nhất 20 năm qua
Nhiều ngân hàng còn gợi ý khách hàng vay vốn nộp phí 2 năm đầu thì số tiền khách hàng vay vốn phải bỏ thêm còn lên đến 4 - 8% giá trị khoản vay.

"Lãi suất thực của vốn đưa ra nền kinh tế do phải mua thêm bảo hiểm nhân thọ có thể tăng lên 50 - 100% trong 2 năm đầu so với lãi suất trên hợp đồng tín dụng", - ông Thịnh nói.

Chi phí trả trước của năm đầu tiên cho hợp đồng hợp tác độc quyền mà công ty bảo hiểm trả cho ngân hàng thương mại được công khai khi ký kết chiếm tỷ lệ lớn trong thu nhập sau thuế của ngân hàng.
Nêu số liệu từ năm 2020 của một số ngân hàng, đại biểu Thịnh cho hay, ngân hàng Vietcombank có lợi nhuận trước thuế là 23.050 tỷ đồng thì phí trả trước cho hợp đồng hợp tác độc quyền bán bảo hiểm nhân thọ đã là 9.200 tỷ đồng.
Ngân hàng ACB là 9.596 tỷ đồng thì phí trả trước ngân hàng được hưởng là 8.400 tỷ đồng, chưa tính số hoa hồng đại lý trên số phí bảo hiểm được hưởng theo quy định của kinh doanh bảo hiểm.
"Như vậy có thể nói giai đoạn từ 2018 đến 2022, thu nhập từ làm đại lý bảo hiểm nhân thọ của các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng rất lớn trong lợi nhuận của các ngân hàng thương mại", - vị đại biểu thẳng thắn.
Đại biểu lưu ý, việc bán chéo bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng thương mại dễ dàng đã kéo các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm nhân thọ bỏ qua các ranh giới nghề nghiệp, xoá bỏ uy tín được tích luỹ để bước vào vòng xoáy tìm kiếm lợi nhuận.
Do đó, nếu không cấm bán chéo bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng thương mại thì dự thảo Luật cần bổ sung 1 điều giao Chính phủ ban hành văn bản quy định việc kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm mà ngân hàng thương mại làm đại lý.
Đồng tình với ĐBQH Phạm Văn Thịnh, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng cho rằng, hệ lụy của việc các ngân hàng liên doanh, liên kết bán bảo hiểm thời gian qua đã rất rõ ràng, do đó nên quy định cấm hoạt động này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала