16 năm nằm trên giấy, metro Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo đội vốn hơn 16.000 tỷ đồng

Phối cảnh ga ngầm C9 ở khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Phối cảnh ga ngầm C9 ở khu vực hồ Hoàn Kiếm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2024
Đăng ký
Hà Nội vừa đề xuất tăng tổng mức đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 2 Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo lên hơn 35.000 tỷ đồng, tăng hơn 16.000 tỷ đồng, tức hơn 80% so với ban đầu.
Theo tờ trình mới nhất của Hà Nội lên lãnh đạo Chính phủ, sau 16 năm nằm trên giấy, dự kiến tổng vốn đầu tư của dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ tăng lên 35.588 tỷ đồng từ mức 19.555 tỷ đồng năm 2008.

Đề xuất tăng vốn hơn 16.000 tỷ đồng metro Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo

Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam (VTV) cho biết, UBND TP Hà Nội vừa trình Thủ tướng xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Theo đó, thành phố Hà Nội đề xuất tổng mức đầu tư dự án gần 35.590 tỷ đồng, tăng hơn 16.030 tỷ (khoảng 82%) so với tổng mức được phê duyệt năm 2008.
Trong đó, vốn vay ODA sau điều chỉnh hơn 29.670 tỷ đồng, vốn đối ứng của Hà Nội hơn 5.910 tỷ đồng.
Cũng theo văn bản của UBND TP. Hà Nội, hai hạng mục tăng vốn nhiều nhất là chi phí xây dựng (tăng hơn 6.670 tỷ đồng) và chi phí thiết bị (tăng hơn 2.750 tỷ đồng).
Xây dựng ga tàu điện ngầm Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2024
Dự án Metro Nhổn-Ga Hà Nội: Xem xét trách nhiệm tổ chức và cá nhân có liên quan
Ở tờ trình lần này, UBND TP. Hà Nội cho hay, tổng chiều dài tuyến của dự án metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vẫn được giữ nguyên so với phê duyệt trước đó, tuy nhiên, có sự thay đổi về chiều dài đoạn đi trên cao (tăng từ 8,5km lên 8,9km) và đoạn đi ngầm (giảm từ 3km xuống 2,6km).
UBND TP. Hà Nội lưu ý, chiều dài phần đi ngầm và đi cao thay đổi so với Báo cáo Nghiên cứu khả thi được duyệt năm 2008 do thay đổi phương án trắc dọc đoạn chuyển tiếp từ phần cầu cạn sang phần hầm ngầm, đồng thời thay đổi phạm vi giữa 2 phần trên cao và ngầm.
Ngoài ra, nhằm tránh lãng phí, số lượng đoàn tàu cũng được UBND TP. Hà Nội giảm từ 14 đoàn tàu xuống còn 10 đoàn tàu.

Vì sao dự án đội vốn?

Việc tăng tổng mức đầu tư, được nhấn mạnh chủ yếu là do các thay đổi quy mô, tỷ giá quy đổi, biến động về giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công và tiền lương...
Nêu nguyên nhân cần tăng vốn lên hơn 16 ngàn tỷ, UBND Hà Nội cho biết, báo cáo nghiên cứu khả thi được lập giai đoạn 2007-2008 khi Việt Nam chưa có đầy đủ định mức, đơn giá áp dụng cho đường sắt đô thị.
Việc xác định tổng mức đầu tư của đơn vị tư vấn chỉ dựa trên cơ sở suất đầu tư của các công trình tương tự đã và đang được xây dựng ở châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ.
Bên cạnh đó, dù đã xem xét sự tương thích với điều kiện thi công và mặt bằng giá cả tại TP Hà Nội thời điểm 2008, nhưng do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên việc tính toán chưa xem xét đầy đủ yêu cầu an toàn, chưa tính toán đủ việc tổ chức vận hành, khai thác, bảo dưỡng.
Tuyến đường sắt đô thị TP.HCM (tuyến số 1, đoạn Bến Thành - Suối Tiên). - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2023
Việt Nam vay Nhật 41 tỷ yên cho dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
Về thời gian hoàn thành, tại tờ trình lần này, UBND TP. Hà Nội đề xuất kéo dài thời gian thực hiện dự án từ năm 2009 sang năm 2031 (hoàn thành đưa vào khai thác, vận hành năm 2029 và 2 năm đào tạo vận hành bảo dưỡng).
Như vậy, so với mốc tiến độ ban đầu (2009 - 2015), dự án metro này cũng xin lùi thời gian hoàn thành thêm 14 năm.
Về vị trí xây dựng ga ngầm C9 từng bị lo ngại ảnh hưởng di tích hồ Hoàn Kiếm, UBND TP. Hà Nội cho biết, phương án xây dựng ga C9 bên dưới lòng đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội chỉ cần vi chỉnh vị trí thân ga và điều chỉnh kết cấu sao cho đảm bảo an toàn kỹ thuật trong phạm vi hành lang tuyến.
Thành phố lưu ý, phương án này không vi phạm vùng bảo vệ II của di tích hồ Hoàn Kiếm, không ảnh hưởng đến an toàn công trình văn hóa, bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc và đã được UBND TP. Hà Nội nghiên cứu cẩn trọng, xin ý kiến thống nhất các bộ, ngành liên quan.

16 năm chưa khởi công

Dự án metro số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được UBND TP Hà Nội phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi vào tháng 11/2008.
Ban đầu, dự án chỉ có tổng mức đầu tư 19.555 tỷ đồng, lấy vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước.
Thời gian thực hiện từ 2009 đến 2015 tuy nhiên, đến nay, 16 năm dự án vẫn còn nằm trên giấy, chưa thể khởi công. Theo VTV, hiện dự án vẫn đang thực hiện các thủ tục đầu tư, ít có chuyển động trên thực địa.
Đến quý cuối năm ngoái, các quận của Hà Nội mới đang giải phóng mặt bằng tại depot, ga trên cao và phần ga ngầm, số tiền giải ngân mới đạt khoảng 900 tỷ đồng.
TP.HCM cần những cơ chế mới, cách làm mới để hiện thực hóa giấc mơ metro - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2023
Chuyên gia: TP.HCM không nên tham lam, làm metro phải đâu ra đó
Điểm đầu của tuyến đường sắt đô thị từ Nam Thăng Long theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài; điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo.
Trên tuyến có 3 nhà ga trên cao, 7 ga ngầm, vị trí khu bảo dưỡng, sửa chữa (Depot) đặt tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.
Trước đó, hạng mục còn lấn cấn nhất chính là vị trí xây dựng ga ngầm C9 ở khu vực hồ Hoàn Kiếm mà UBND TP. Hà Nội vừa nêu quan điểm.
Theo phương án ban đầu được Hà Nội lựa chọn, vị trí ga ngầm C9 dự kiến đặt trong khuôn viên công viên bờ hồ Hoàn Kiếm. Thân ga chính bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng, dài 150 m, rộng hơn 21 m, sâu trên 17 m và có 3 tầng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала