Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Bí mật kho lưu trữ Việt Nam của nhà khảo cổ học người Nga

© iStock.com / bluesky85Lào Cai, Việt Nam
Lào Cai, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2024
Đăng ký
Trong chuyên mục "Những trang sử vàng" Sputnik kết thúc câu chuyện kể về nhà khảo cổ học người Nga Viktor Golubev từng làm việc tại Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1945, người đã làm sáng tỏ bí ẩn về những chiếc trống đồng cổ và chứng minh sự tồn tại của một nền văn hóa cổ xưa trên lãnh thổ hiện nay của Việt Nam mà ông gọi là Văn hoá Đông Sơn.

Sứ giả trí tuệ của Việt Nam

Theo uỷ thác của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École française d'Extrême-Orient, EFEO) mà Golubev là thành viên chính thức, ông đã nhiều lần đi từ Việt Nam sang châu Âu để tổ chức những cuộc triển lãm về thành tựu các cuộc khai quật khảo cổ và quá khứ lịch sử của Việt Nam, thiết lập liên hệ với các đồng nghiệp và các trung tâm khoa học của nhiều nước khác. Ông cũng đã hơn một lần thực hiện chuyến công cán khoa học - tới Java, Ceylon, Nam Ấn và Nam Trung Hoa, Hồng Kông và Nhật Bản. Với vô số bài giảng và bài viết đăng trên các tạp chí khoa học trong những chuyến đi này, nhà khoa học người Nga đã thông báo chi tiết về tiến độ nghiên cứu do chính ông cũng như các đồng nghiệp cùng Trường thực hiện ở Việt Nam. Hoạt động bền bỉ này đã khiến nhà khoa học người Nga được vinh danh là "Sứ giả trí tuệ của Việt Nam".
Với tư cách là thuyết trình viên, Viktor Golubev đã dự nhiều hội nghị quốc tế về các vấn đề lịch sử nguyên thủy và cổ đại của xứ Đông Dương - tại Bandung năm 1929, tại Hà Nội năm 1932, tại London năm 1934. Đồng thời ông còn gửi báo cáo, tham gia những hội nghị tương tự - ở Philippines năm 1935 và ở Pháp năm 1936.
Theo sáng kiến ​​của ông, từ năm 1932, bắt đầu tiến hành các Đại hội chuyên đề nghiên cứu về xã hội nguyên thủy ở Viễn Đông. Trong số 5 báo cáo do Golubev công bố tại các đại hội này, có 4 báo cáo trình bày những vấn đề của Thời đại Đồ đồng ở Việt Nam. Đó là minh chứng rõ ràng cho thấy rằng trong quan tâm và đam mê khoa học của mình, chuyên gia người Nga đã dành vị trí quan trọng nhất cho Văn hóa Đông Sơn.
Sau khi chứng minh cơ sở khoa học vào năm 1930, Golubev đã thực hiện hơn 20 cuộc thám hiểm và khai quật ở nhiều điểm khác nhau tại Đông Dương. Tại thung lũng Mường Hoa gần Lào Cai, ông nghiên cứu những chữ cổ khắc trên đá, so sánh tranh đá của tổ tiên người Lô Lô cổ với hoa văn trang trí trên trống đồng Việt. Đến Hoà Bình, nhà khoa học theo dõi và ghi chép mô tả nghi lễ gọi hồn của sắc dân Mường.
Trống đồng Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2024
Những trang sử vàng
Trống đồng Việt Nam và nhà chỉ huy quân sự Trung Quốc

Giải mã bí ẩn Angkor

Tổng cộng, Golubev đã làm việc ở Campuchia khoảng 3 năm. Ở đó, ông hoàn toàn chịu sự thu hút của cuộc nghiên cứu diễn ra tại khu vực tổ hợp tôn giáo lớn nhất thế giới, cố đô của các vị vua Campuchia là Angkor. Lúc bấy giờ lịch sử hình thành Angkor dường như còn vô cùng mơ hồ mù mịt. Trong những trang biên niên sử cổ xưa có nhắc đến hai thành phố hoàng gia, nhưng không rõ ranh giới ở đâu và ngôi đền nào là trung tâm của kinh thành nào.
Để tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi này, Viktor Golubev đã kiểm tra hàng trăm km rừng rậm. Không giới hạn trong việc này, ông đã đề xuất phương pháp độc đáo để giải quyết những tồn nghi khảo cổ vào thời điểm đó - dùng sự trợ giúp của hàng không. Sẵn có kinh nghiệm quan sát bề mặt từ khoang máy bay vốn thu được từ thời Thế chiến I, Golubev đã tổ chức và lãnh đạo một số công trình nghiên cứu tương tự cả ở khu vực Angkor. Từ trên cao, có thể nhận thấy những gì mà mắt người quan sát trên mặt đất không thể tiếp cận: đó là dấu vết của những con đường cổ, những cây cầu, bờ kè và di tích nền móng công trình.
Ngày nay, lịch sử xây dựng khu tổ hợp Angkor đã rõ ràng đến từng chi tiết. Chúng ta biết rằng vào cuối thế kỷ thứ IX, thủ đô đầu tiên được xây dựng với Đền Phnom Bakheng, rồi ba thế kỷ sau - thủ đô thứ hai với Đền Bayon. Chúng ta biết vùng lãnh thổ mà cả hai thành phố này toạ lạc. Và tất cả những điều đó là nhờ công lao phát hiện của nhà khoa học người Nga Viktor Golubev.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà máy Uralmash mang tên Ordzhonikidze ở Yekaterinburg - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2023
Những trang sử vàng
Nga và Việt Nam: Hành trình ba trăm năm đến với nhau

Giả thuyết không nhầm lẫn của nhà khảo cổ học người Nga

Victor Golubev là người đề xướng giả thuyết về sự tồn tại của thương mại hàng hải và tiếp xúc văn hóa thường xuyên giữa các nền văn minh lớn nhất thời cổ đại. Sự chú ý của Golubev đã không bỏ qua chi tiết trong trước tác của nhà địa lý Hy Lạp cổ Claudius Ptolemaeus, đề cập đến cảng Calligara cổ, có niên đại từ thế kỷ thứ II sau CN. Ptolemaeus cho rằng hải cảng này ở đâu đó trong khu vực mà ngày nay là miền Nam Trung Quốc – miền Bắc Việt Nam.
Để xác định vị trí của hải cảng này, năm 1935 Golubev cùng với nhà thư tịch học, thư mục học Việt Nam xuất sắc Trần Văn Giáp, hồi đó cũng là nhân viên Trường Viễn Đông Bác cổ, đã tiến hành thám hiểm vùng đảo phía bắc Hồng Gai. Vào thời điểm này, giả thuyết của Golubev về mối liên hệ của các nền văn minh lớn nhất thời cổ vẫn chưa được khẳng định.
Nhưng sau đó, khi các học trò và đệ tử của nhà khoa học Nga khai quật di tích văn hóa Ốc Eo đầu tiên, thì trong số những đồ vật có nguồn gốc địa phương đã phát hiện cả những chiếc gương và tiền xu bằng đồng của Trung Hoa, cũng như những bức tượng nhỏ của Hy Lạp và La Mã cổ đại, như là vật chứng xác nhận giả thuyết của Golubev.
Ông cũng tính đến việc xuất bản công trình nghiên cứu về nghi thức tập quán tín ngưỡng và phong tục của các bộ lạc Borneo trong so sánh với cảnh trang trí trên trống đồng Việt Nam. Những kế hoạch này, giống như nhiều dự định khác của nhà khoa học, đã bị gián đoạn bởi Thế chiến II và việc quân phiệt Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương.
© Ảnh : Bảo tàng lịch sử trường học K. MayaNhà khảo cổ học người Nga Viktor Golubev
Nhà khảo cổ học người Nga Viktor Golubev - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2024
Nhà khảo cổ học người Nga Viktor Golubev

Nhà khoa học Nga và Thế chiến II

Vào mùa hè năm 1939, Golubev lần cuối cùng rời Việt Nam sang Pháp, dự hội nghị khoa học, nơi ông trình bày báo cáo về Văn hóa Đông Sơn. Sau khi bùng nổ Thế chiến II, ông về sống liên tục ở Hà Nội, tại khách sạn "Metropol". Golubev tiếp tục nghiên cứu lịch sử và dân tộc học Đông Dương. Ngay cả căn bệnh thận trầm trọng cũng không thể cản trở lịch trình làm việc khoa học của ông: chỉ vài tháng trước khi qua đời, học giả người Nga Viktor Golubev đã xuất bản cuốn sách kế tiếp - "Các tăng lữ u và những người hành hương ở châu Á".
Hơn bốn mươi năm đã trôi qua kể từ khi Viktor Golubev rời nước Nga Sa hoàng, nơi ông từng là nhân vật rất giàu có. Kể từ khi cuộc cách mạng XHCN diễn ra trên quê hương Nga, tước đi toàn bộ tài sản của ông ở đó và đế chế Nga trở thành Nhà nước Xô-viết.
Nhưng chính quê hương Nga là những gì chiếm lĩnh suy tư của Golubev ngày càng nhiều trong những năm cuối đời. Như các sinh viên của ông tại Trường Mỹ thuật Hà Nội, nơi Golubev giảng dạy, các hoạ sĩ Trần Văn Cẩn và Công Văn Trung hồi tưởng lại, nhà khoa học Nga giữ thái độ tiêu cực đối với cách mạng XHCN ở nước Nga. Tuy nhiên, ông đã nhận được từ đất nước Xô-viết cuốn tạp chí "Liên Xô trên công trường xây dựng CNXH" do văn hào Maxim Gorky xuất bản.
Golubev thường dịch những bài viết từ tạp chí này cho các sinh viên Việt Nam của mình nghe và ông nói một cách đầy tự hào về những thành tựu của Liên Xô. Và khi phát-xít Đức Quốc xã tấn công cố hương của nhà khoa học xa xứ, ông đã chăm chú theo dõi các diễn biến hoạt động chiến sự với tâm trạng đầy lo lắng, hồi hộp và vui mừng trước chiến thắng của Hồng quân. Golubev tự hào rằng các thành viên trong gia đình, trong đó có một người con trai của ông, đã tham gia bảo vệ Tổ quốc. Còn cá nhân ông luôn dành sự giúp đỡ – về mặt tinh thần và vật chất – cho các sinh viên Việt Nam và các nhà khoa học trẻ của đất nước mà ông gắn bó.
Các danh hoạ Việt Nam Trần Văn Cẩn và Công Văn Trung ghi nhớ rằng: "Đối với chúng tôi, Viktor Golubev là một nhân cách vĩ đại. Những bài giảng của ông luôn có sức hấp dẫn lôi cuốn, trình độ uyên bác thông thái của ông thật đáng kinh ngạc. Các học trò dành cho ông sự kính mến yêu thương chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, vì tất cả những gì ông đã làm cho đất nước chúng tôi".
Và tình yêu thương này là tương hỗ, đền đáp cho nhau.
Hình ảnh từ bộ phim tài liệu Việt Nam của Liên Xô và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2023
Những trang sử vàng
Bảy tháng ở đất nước Việt Nam trong thời chiến và hòa bình

Di sản của nhân dân Việt Nam

Trước khi từ trần, Viktor Golubev đã ghi chúc thư, để lại toàn bộ tài sản là lưu trữ vô giá và thư viện khổng lồ tặng cho nhân dân Việt Nam, chính xác những dòng như vậy được ghi trong văn kiện.
Nhà khoa học Nga qua đời vào tháng 4 năm 1945 tại Hà Nội, trong Bệnh viện Saint Paul. Ông không sống được hai mươi ngày nữa cho đến mốc thất bại của phát-xít Đức Quốc xã, bốn tháng trước thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam. Viktor Golubev được an táng trong nghĩa trang Pháp, nơi ngày nay là phố Nguyễn Công Trứ. Golubev sống cả một đời không yêu đương và liên tục hoạt động không hề biết đến bình yên. Mà ngay cả nghĩa địa cũng không thành nơi an nghỉ vĩnh hằng dành cho ông. Đầu những năm 60, trong tương quan tái thiết Hà Nội, khu nghĩa trang Pháp phải giải thể. Hài cốt của những người đã khuất chôn cất ở đó được chuyển sang Pháp và cải táng.
Điều đáng buồn thêm nữa, là không sao tìm thấy kho lưu trữ và thư viện mà Viktor Golubev để lại cho nhân dân Việt Nam. Có ý kiến cho rằng số tài sản văn hoá-khoa học quý báu này đã bị người Pháp lấy đi khi phải rút khỏi lãnh thổ nước Việt Nam vừa giành độc lập. Nhưng ở Việt Nam và trong giới khoa học vẫn mãi mãi lưu giữ ký ức về Viktor Golubev, đó là nền Văn hóa Đông Sơn mà ông đã phát hiện và những chiếc trống đồng với bao điều bí ẩn đã được nhà khoa học người Nga giải mã.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала