https://kevesko.vn/20240123/bon-dau-an-quan-trong-sau-chuyen-cong-tac-cua-thu-tuong-pham-minh-chinh--27737861.html
Bốn dấu ấn quan trọng sau chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Bốn dấu ấn quan trọng sau chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 54 đã thành công tốt đẹp ở nhiều phương diện, đạt ở mức cao... 23.01.2024, Sputnik Việt Nam
2024-01-23T12:34+0700
2024-01-23T12:34+0700
2024-01-23T12:41+0700
việt nam
thông tin
hungary
romania
ngoại giao
bộ ngoại giao việt nam
phạm minh chính
diễn đàn kinh tế thế giới davos
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/01/11/27634143_0:132:1666:1069_1920x0_80_0_0_80c939211117ce693436afbd25c3c6a1.jpg
Sáng ngày 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc rất tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024.Đây cũng là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trong năm mới 2024 của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trên cả bình diện đa phương và song phương.Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, trong 2 ngày làm việc liên tục với lịch trình dày đặc với hơn 30 hoạt động, chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 54 đã thành công tốt đẹp ở nhiều phương diện, đạt ở mức cao tất cả các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đề ra, để lại dấu ấn đậm nét và lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh của một Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín mới.Từ đó, có thể đúc kết một số kết quả, dấu ấn quan trọng như sau:Một là, lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao tư duy, tầm nhìn và giải pháp của Việt Nam mà Thủ tướng Chính phủ chia sẻ về thúc đẩy đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, xây dựng lòng tin chiến lược, bảo đảm cân bằng lợi ích và thúc đẩy cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân...Đặc biệt, Phiên Đối thoại Chiến lược Quốc gia Việt Nam và Phiên Đối thoại "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu", những phiên điểm nhấn của Hội nghị, đã để lại ấn tượng sâu sắc về những thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội, các định hướng, chiến lược phát triển đất nước và chủ trương, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam; những đóng góp trách nhiệm, hiệu quả của Việt Nam đối với hòa bình và phát triển của khu vực và trên thế giới.Hai là, các phát biểu của Thủ tướng Chính phủ đã truyền tải những thông điệp rõ nét về đất nước Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các tập đoàn toàn cầu. Đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp bày tỏ ấn tượng về tầm nhìn phát triển chiến lược của Việt Nam; thể hiện sự hào hứng, quan tâm đến các cơ hội đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam và đã ngay lập tức cam kết tổ chức các đoàn doanh nghiệp lớn vào Việt Nam trong thời gian tới. Qua chuyến tham dự Hội nghị, ta đã tạo ra một làn gió mới đối với hợp tác đầu tư nước ngoài chất lượng cao, góp phần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.Ba là, qua Diễn đàn kinh tế uy tín hàng đầu thế giới này, chúng ta đã tranh thủ nắm bắt được các tư duy, ý tưởng hợp tác mới, cảm nhận được không khí của thời đại, của các xu hướng mới của kinh tế toàn cầu. Qua đây, chúng ta nhận thấy thế giới đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với các động lực tăng trưởng được thúc đẩy từ trí tuệ nhân tạo và các công nghệ giảm phát thải carbon. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh củng cố lòng tin chiến lược, thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh trong giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay.Bốn là, sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và WEF ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu, trong các lĩnh vực cụ thể như thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ phát triển kỹ năng mới cho nguồn nhân lực chất lượng cao, qua đó thiết lập hệ sinh thái để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.Trong thời gian Hội nghị, Thủ tướng đã có hơn 20 cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp hàng đầu nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư- khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, y tế, sở hữu trí tuệ.Với Hungary và Romania, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết chuyến thăm hai nước này cũng thành công "rất tốt đẹp" về mọi mặt.Hai nước đều đã dành cho Thủ tướng, phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp nồng hậu, ấm áp, chân thành của những người bạn thân thiết.Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có hơn 30 cuộc gặp gỡ, trao đổi với tất cả lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, đảng chính trị hai nước.Ông cũng phát biểu chính sách tại các trường đại học, dự diễn đàn doanh nghiệp, gặp hội hữu nghị hai nước với Việt Nam, gặp cộng đồng bà con người Việt và thăm một số cơ sở kinh tế, khoa học kỹ thuật.Lãnh đạo Hungary và Romania bày tỏ ấn tượng mạnh mẽ về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá cao vị thế quốc tế ngày càng gia tăng của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Lãnh đạo hai nước này cũng mong muốn đưa quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất cũng như phối hợp xử lý các vấn đề quốc tế và cùng ứng phó với các thách thức toàn cầu.Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo hai nước đã thống nhất nhiều biện pháp quan trọng nhằm đưa quan hệ hữu nghị truyền thống với Hungary và Romania sang giai đoạn phát triển mới.Hàng loạt văn kiện hợp tác trong lĩnh vực an ninh, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, lao động, nông nghiệp, thông tin truyền thông, hợp tác địa phương giữa Việt Nam và hai nước đã được ký kết. Một điểm nhấn của chuyến thăm là hợp tác giáo dục – đào tạo với việc ký kết gần 30 văn bản hợp tác giữa các trường Đại học của Việt Nam với các cơ sở đào tạo của Hungary và Romania.Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, chuyến thăm chính thức Hungary và Romania của Thủ tướng đã thành công về mọi mặt, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hungary và quan hệ Đối tác hữu nghị truyền thống Việt Nam - Romania.
https://kevesko.vn/20240114/co-hoi-ly-tuong-cho-viet-nam-tai-dien-dan-kinh-te-the-gioi-wef-o-davos-27583487.html
https://kevesko.vn/20240120/vi-sao-viet-nam-phat-trien-phi-thuong-27702717.html
https://kevesko.vn/20240122/ong-marcel-ciolacu-goi-thu-tuong-viet-nam-la-nguoi-ban-tot-cua-romania-27729694.html
hungary
romania
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/01/11/27634143_34:0:1633:1199_1920x0_80_0_0_69a4ce0f1b6bcb356c74476a43d1671f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, hungary, romania, ngoại giao, bộ ngoại giao việt nam, phạm minh chính, diễn đàn kinh tế thế giới davos
việt nam, thông tin, hungary, romania, ngoại giao, bộ ngoại giao việt nam, phạm minh chính, diễn đàn kinh tế thế giới davos
Bốn dấu ấn quan trọng sau chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính
12:34 23.01.2024 (Đã cập nhật: 12:41 23.01.2024) HÀ NỘI (Sputnik) - Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 54 đã thành công tốt đẹp ở nhiều phương diện, đạt ở mức cao tất cả các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Sáng ngày 23/1,
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc rất tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024.
Đây cũng là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trong năm mới 2024 của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trên cả bình diện đa phương và song phương.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, trong 2 ngày làm việc liên tục với lịch trình dày đặc với hơn 30 hoạt động, chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 54 đã thành công tốt đẹp ở nhiều phương diện, đạt ở mức cao tất cả các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đề ra, để lại dấu ấn đậm nét và lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh của một Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín mới.
Từ đó, có thể đúc kết một số kết quả, dấu ấn quan trọng như sau:
Một là, lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao tư duy, tầm nhìn và giải pháp của Việt Nam mà Thủ tướng Chính phủ chia sẻ về thúc đẩy đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, xây dựng lòng tin chiến lược, bảo đảm cân bằng lợi ích và thúc đẩy cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân...
Đặc biệt, Phiên Đối thoại Chiến lược Quốc gia Việt Nam và Phiên Đối thoại "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu", những phiên điểm nhấn của Hội nghị, đã để lại ấn tượng sâu sắc về những thành tựu nổi bật về
kinh tế - xã hội, các định hướng, chiến lược phát triển đất nước và chủ trương, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam; những đóng góp trách nhiệm, hiệu quả của Việt Nam đối với hòa bình và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Hai là, các phát biểu của Thủ tướng Chính phủ đã truyền tải những thông điệp rõ nét về đất nước Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các tập đoàn toàn cầu. Đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp bày tỏ ấn tượng về tầm nhìn phát triển chiến lược của Việt Nam; thể hiện sự hào hứng, quan tâm đến các cơ hội đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam và đã ngay lập tức cam kết tổ chức các đoàn doanh nghiệp lớn vào Việt Nam trong thời gian tới. Qua chuyến tham dự Hội nghị, ta đã tạo ra một làn gió mới đối với hợp tác đầu tư nước ngoài chất lượng cao, góp phần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
Ba là, qua Diễn đàn kinh tế uy tín hàng đầu thế giới này, chúng ta đã tranh thủ nắm bắt được các tư duy, ý tưởng hợp tác mới, cảm nhận được không khí của thời đại, của các xu hướng mới của kinh tế toàn cầu. Qua đây, chúng ta nhận thấy thế giới đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với các động lực tăng trưởng được thúc đẩy từ trí tuệ nhân tạo và các công nghệ giảm phát thải carbon. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh củng cố lòng tin chiến lược, thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh trong giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay.
Bốn là, sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và
WEF ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu, trong các lĩnh vực cụ thể như thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ phát triển kỹ năng mới cho nguồn nhân lực chất lượng cao, qua đó thiết lập hệ sinh thái để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong thời gian Hội nghị, Thủ tướng đã có hơn 20 cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp hàng đầu nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư- khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, y tế, sở hữu trí tuệ.
Với Hungary và Romania, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết chuyến thăm hai nước này cũng thành công "rất tốt đẹp" về mọi mặt.
Hai nước đều đã dành cho Thủ tướng, phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp nồng hậu, ấm áp, chân thành của những người bạn thân thiết.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có hơn 30 cuộc gặp gỡ, trao đổi với tất cả lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, đảng chính trị hai nước.
Ông cũng phát biểu chính sách tại các trường đại học, dự diễn đàn doanh nghiệp, gặp hội hữu nghị hai nước với Việt Nam, gặp cộng đồng bà con người Việt và thăm một số cơ sở kinh tế, khoa học kỹ thuật.
Lãnh đạo Hungary và Romania bày tỏ ấn tượng mạnh mẽ về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá cao vị thế quốc tế ngày càng gia tăng của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Lãnh đạo hai nước này cũng mong muốn đưa quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất cũng như phối hợp xử lý các vấn đề quốc tế và cùng ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo hai nước đã thống nhất nhiều biện pháp quan trọng nhằm đưa quan hệ hữu nghị truyền thống với
Hungary và Romania sang giai đoạn phát triển mới.
Hàng loạt văn kiện hợp tác trong lĩnh vực an ninh, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, lao động, nông nghiệp, thông tin truyền thông, hợp tác địa phương giữa Việt Nam và hai nước đã được ký kết. Một điểm nhấn của chuyến thăm là hợp tác giáo dục – đào tạo với việc ký kết gần 30 văn bản hợp tác giữa các trường Đại học của Việt Nam với các cơ sở đào tạo của Hungary và Romania.
Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, chuyến thăm chính thức Hungary và Romania của Thủ tướng đã thành công về mọi mặt, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hungary và quan hệ Đối tác hữu nghị truyền thống Việt Nam - Romania.