https://kevesko.vn/20240125/funan-techo-canal-se-khong-anh-huong-nhieu-den-luu-luong-dong-chay-cua-song-hau-27795682.html
"Funan Techo Canal" sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lưu lượng dòng chảy của sông Hậu
"Funan Techo Canal" sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lưu lượng dòng chảy của sông Hậu
Sputnik Việt Nam
“Những dữ liệu có được cho thấy việc Campuchia xây dựng “Kênh đào Phù Nam” không ảnh hưởng nhiều đến lưu lượng dòng chảy của sông Hậu. Một số thông tin lo ngại... 25.01.2024, Sputnik Việt Nam
2024-01-25T16:02+0700
2024-01-25T16:02+0700
2024-01-25T16:02+0700
việt nam
chính trị
quan điểm-ý kiến
tác giả
kinh tế
trung quốc
campuchia
kinh doanh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/523/49/5234994_0:58:1000:621_1920x0_80_0_0_e9f3809632045d209ecd489cd7ea4494.jpg
Những ai thổi phồng cái gọi là “nguy cơ” là có ý đồ chính trị, chỉ nhằm chia rẽ Việt Nam – Campuchia, chia rẽ Việt Nam – Trung Quốc mà thôi”.Ngày 17/10/2023, tại Bắc Kinh, bên lề Diễn đàn “Một vành đai – Một con đường”, Campuchia đã chính thức ký thỏa thuận với Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc về việc tiến hành nghiên cứu tính khả thi của dự án xây dựng kênh đào Phù Nam (“Funan Techo Canal”). Theo khmertimeskh.com ngày 18/1/2024, Dự án Hệ thống Hậu cần và Đường bộ Giao thông Tonle Bassac, thường được gọi là dự án “Funan Techo Canal” (Kênh đào Phù Nam), dự kiến sẽ tiến hành lễ khởi công vào quý 4 năm 2024.Campuchia dự kiến sẽ tiến hành lễ khởi công dự án “Funan Techo Canal” vào quý 4 năm 2024Kênh đào Phù Nam sẽ nối sông Bassac ở đoạn phía nam thủ đô Phnom Penh tới cảng Kep ở ven vịnh Thái Lan. Sông Bassac là một phân lưu của sông Tonle Sap và sông Mê Kông. Dự án này được giới chuyên gia đánh giá là bước tiến quan trọng để chính sách “Một vành đai – Một con đường” tại Campuchia chuyển sang một giai đoạn mới, đồng thời cải thiện về hậu cần thương mại cho nền kinh tế Campuchia.Theo tờ KhmerTimes, chi phí ước tính của dự án này là 1,7 tỷ USD và dự kiến mất 4 năm để hoàn thành. Trước đó, vào tháng 6, chính phủ Campuchia đã thành lập ủy ban liên bộ để thực hiện dự án. Việc ký kết thỏa thuận với Trung Quốc vào tháng 10/2023 tại Bắc Kinh mang ý nghĩa là dự án chuyển sang giai đoạn nghiên cứu tính khả thi. Và tin mới nhất là dự án “Funan Techo Canal” dự kiến sẽ tiến hành lễ khởi công vào quý 4 năm 2024.Kênh đào Phù Nam có chiều dài 180 km, kéo dài từ Prek Takeo của sông Mê Kông, xuyên qua Prek Ta Ek của sông Bassac, sau đó vào Prek Ta Hing của sông Bassac, huyện Koh Thom, và kéo dài đến tỉnh Kep đi qua bốn tỉnh gồm Kandal, Takeo, Kampot và Kep với tổng dân số 1,6 triệu người sống bên bờ đường thủy này. Kênh rộng 100 mét về phía thượng nguồn và 80 mét về phía hạ lưu, độ sâu 5,4 mét (độ sâu thông thuyền 4,7 mét và khoảng cách an toàn 0,7 mét), 2 làn tàu có thể ra vào và tránh nhau an toàn.Những lợi ích cho CampuchiaTrong lịch sử, vận tải thủy của Campuchia kém phát triển. Sông Mê Kông và Biển Hồ là 2 khu vực có thể phát triển vận tải thủy nội địa của Campuchia. Muốn mở tuyến vận tải thủy nội địa kết nối vận tải hàng hải ra biển và đại dương, tàu bè của Campuchia phải “quá cảnh” qua các nhánh sông Tiền Giang và Hậu Giang ở Nam Bộ của Việt Nam.Tháng 10/2022, Campuchia khánh thành tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên nối thủ đô Phnom penh với cảng Sihanoukville. Tuy chỉ dài 187km (ngắn hơn đường sắt 77km) nhưng với 4 làn xe ô tô có vận tốc tối đa 120km/h, tuyến đường này đã giúp rút ngắn thời gian đi lại từ Phnom Penh đến cảng Sihanoukville từ 5 giờ xuống chỉ còn 2 giờ. Mặc dù vậy, chi phí vận tải đường bộ cao tốc vẫn cao hơn nhiều so với vận tải thủy và vận tải đường sắt, đặc biệt là đối với các loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Vì thế, đánh giá đầu tiên là dự án “Funan Techo Canal” sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Campuchia.Các chuyên gia nhấn mạnh, “Kênh đào Phù Nam” sẽ giúp gia tăng năng lực vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội dọc theo khu vực kênh đào phát triển. Mạng lưới đường bộ dọc theo tuyến đường mới cũng có thể đưa khách du lịch và doanh nghiệp địa phương đến các thành phố ven biển hoặc các tỉnh miền trung Campuchia thuận lợi hơn.Các tỉnh có kênh đào đi qua như Kep và Kampot sẽ có tiềm năng trở thành những đặc khu kinh tế như Sihanoukville với dự án Sihanoukville Special Economic Zone (SEZ). Như vậy, sẽ có cơ hội phát triển kinh tế, góp phần thu hút các nguồn FDI, trong đó có đầu tư nước ngoài, vào các khu vực này.Việc triển khai dự án “Kênh đào Phù Nam” sẽ tạo điều kiện để Campuchia phát triển hơn về hệ sinh thái, môi trường sống. Và một điểm rất quan trọng nữa, “Kênh đào Phù Nam” sẽ góp phần tăng cường an ninh cũng như sự chủ động trong khả năng di chuyển và vận chuyển của Campuchia.“Kênh đào Phù Nam” có thể tích hợp được với tuyến đường sắt xuyên Á và đem lại những hình thức hợp tác phát triển đa dạng và hiệu quả hơn giữa Campuchia và các nước khác chung tuyến đường, giữa Đông Nam Á và Trung Quốc.Theo đánh giá chung, dự án “Kênh đào Phù Nam” vẫn chưa được triển khai chính thức, vẫn cần tiếp tục phải nghiên cứu về tính bền vững lâu dài của nó dựa trên các quy định về môi trường, sinh thái cũng như các vấn đề khác, phù hợp với lợi ích chính đáng của toàn khu vực.Tác động tích cực tới thương mại Campuchia – Việt NamViệt Nam và Campuchia vốn là những đối tác thương mại thân thiết trong khu vực Đông Nam Á. Kim ngạch thương mại song phương tiếp tục giữ được đà tăng trưởng tích cực: Năm 2021, đạt 9,3 tỷ USD, tăng 84% so với năm 2020, trong đó Việt Nam xuất sang Campuchia đạt 4,7 tỷ USD, nhập khẩu từ Campuchia đạt 4,6 tỷ USD.Về đầu tư, hợp tác hai bên cũng thể hiện sự năng động. Cụ thể, Campuchia là một trong những địa bàn đầu tư ra nước ngoài sớm nhất và lớn nhất của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đầu tư 205 dự án tại Campuchia, với tổng vốn đăng ký hơn 2,95 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, viễn thông, tài chính ngân hàng, sản xuất chế biến công nghiệp, y tế, thương mại, dịch vụ… Campuchia đứng thứ 2 trong số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Campuchia hiện có 21 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 64 triệu USD, đứng thứ 54 trong 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet tháng 12/2023, hai bên nhất trí hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; tăng cường kết nối hai nền kinh tế, cả kết nối về hạ tầng cơ sở và kết nối về thể chế chính sách; đẩy mạnh thương mại song phương, đặc biệt là thương mại biên giới và hợp tác phát triển kinh tế khu vực giáp biên; phấn đấu đạt mốc kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD trong thời gian tới…Tất cả những điều đó cho thấy rằng, 2 nước đã đạt được kết quả tích cực trong hợp tác song phương.Theo một số chuyên gia, việc tích hợp kênh đào Funan với tuyến đường sắt xuyên Á có khả năng thúc đẩy Việt Nam thực hiện hoàn thiện các cơ sở vật chất, đảm bảo các quy định để xem xét mở một tuyến sang Việt Nam ở các tỉnh phía Nam, trước hết là thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm tài chính của miền Nam Việt Nam. Khi thực hiện được sự liên kết này, thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa sẽ giảm hơn, tạo điều kiện cho hợp tác biên giới giữa 2 quốc gia được thúc đẩy.“Funan Techo Canal” sẽ tác động xấu tới ngành thủy sản ở miền Nam Việt Nam hay không?Trên không gian mạng có khá nhiều bình luận và ý kiến về tác hại của dự án “Funan Techo Canal” sẽ gây cho Việt Nam, cụ thể là về khả năng ngăn chặn nguồn nước, từ đó, Việt Nam sẽ thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản. Phân tích vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nói:Trên bản đồ dự kiến có thể thấy con kênh này bắt đầu từ đoạn nơi sông Bassac (Việt Nam gọi là Sông Hậu) đi hướng Nam qua vùng đầm lầy Kou Thum rồi rẽ sang hướng Tây Nam tới Sihanoukville. Như vậy, con kênh này không nhận nước từ sông Tiền - một trong hai dòng chính của sông Mê Kông chảy qua Campuchia vào Việt Nam. Vì dự án đang ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi nên chưa có thông số chi tiết về kỹ thuật như độ sâu, chiều rộng, các âu thuyền, các cửa van điều tiết nước để chống lụt cho vùng hạ du khi nước từ thượng nguồn đổ về trong các mùa lũ.Tuy nhiên, nếu nhìn vào các kênh đào lớn trên thế giới như kênh đào Suez chỉ có chiều rộng 77m, sâu 24m; kênh đào Panama cũng có chiều rộng không quá 100m ở nơi rộng nhất (trừ hồ nhân tạo Miraflores và hồ Gatun) thì có thể thấy với chiều dài tương đương tuyến cao tốc Phnom Penh – Sihanoukville, con kênh Phù Nam Techo có quy mô tương đương nên chỉ nhận một lượng nước vừa đủ, bảo đảm độ sâu từ 20 đến 24m cho các tàu thủy có tải trọng tới 50.000 tấn.So sánh với chiều rộng của sông Bassac (Sông Hậu) đoạn chảy vào lãnh thổ Việt Nam ở Khánh An, An Phú, An Giang và ra biển ở cửa Trần Đề, có thể thấy chiều rộng của sông Hậu ở đoạn hẹp nhất là trên dưới 1 km, đoạn rộng nhất tới trên 4km,độ sâu trung bình từ 12m đến 16m, lưu lượng dòng chảy trung bình 13.800 mét khối/giây; mùa lũ lên đến 24.000 mét khối/giây và mùa cạn là 5.020mét khối/giây. Do đó, cần phải có tới vài chục con kênh có quy mô như kênh Suez hoặc kênh Panama thì mới có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng nước của sông Hậu.
https://kevesko.vn/20240118/viet-nam---campuchia-thuc-day-giai-quyet-16-duong-bien-gioi-chua-phan-gioi-cam-moc-27656845.html
https://kevesko.vn/20240107/neu-khong-co-viet-nam-campuchia-da-co-nguy-co-bi-diet-chung-va-chet-choc-nghiem-trong-27462552.html
https://kevesko.vn/20240102/nam-thanh-cong-ruc-ro-cua-ngoai-giao-viet-nam-27380533.html
trung quốc
campuchia
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/523/49/5234994_96:0:924:621_1920x0_80_0_0_76e62baa2fdae8235c56027f843ac644.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
việt nam, chính trị, quan điểm-ý kiến, tác giả, kinh tế, trung quốc, campuchia, kinh doanh
việt nam, chính trị, quan điểm-ý kiến, tác giả, kinh tế, trung quốc, campuchia, kinh doanh
Những ai thổi phồng cái gọi là “nguy cơ” là có ý đồ chính trị, chỉ nhằm chia rẽ Việt Nam – Campuchia, chia rẽ Việt Nam – Trung Quốc mà thôi”.
Ngày 17/10/2023, tại Bắc Kinh, bên lề Diễn đàn “Một vành đai – Một con đường”, Campuchia đã chính thức ký thỏa thuận với Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc về việc tiến hành nghiên cứu tính khả thi của dự án xây dựng kênh đào Phù Nam (
“Funan Techo Canal”). Theo khmertimeskh.com ngày 18/1/2024, Dự án Hệ thống Hậu cần và Đường bộ Giao thông Tonle Bassac, thường được gọi là dự án “Funan Techo Canal” (Kênh đào Phù Nam), dự kiến sẽ tiến hành lễ khởi công vào quý 4 năm 2024.
Campuchia dự kiến sẽ tiến hành lễ khởi công dự án “Funan Techo Canal” vào quý 4 năm 2024
Kênh đào Phù Nam sẽ nối sông Bassac ở đoạn phía nam thủ đô Phnom Penh tới cảng Kep ở ven vịnh Thái Lan. Sông Bassac là một phân lưu của sông Tonle Sap và sông Mê Kông. Dự án này được giới chuyên gia đánh giá là bước tiến quan trọng để chính sách “Một vành đai – Một con đường” tại Campuchia chuyển sang một giai đoạn mới, đồng thời cải thiện về hậu cần thương mại cho nền kinh tế Campuchia.
Theo tờ
KhmerTimes, chi phí ước tính của dự án này là 1,7 tỷ USD và dự kiến mất 4 năm để hoàn thành. Trước đó, vào tháng 6,
chính phủ Campuchia đã thành lập ủy ban liên bộ để thực hiện dự án. Việc ký kết thỏa thuận với Trung Quốc vào tháng 10/2023 tại Bắc Kinh mang ý nghĩa là dự án chuyển sang giai đoạn nghiên cứu tính khả thi. Và tin mới nhất là dự án “Funan Techo Canal” dự kiến sẽ tiến hành lễ khởi công vào quý 4 năm 2024.
Bộ trưởng Bộ Công trình Công cộng và Giao thông Campuchia Peng Ponea nhấn mạnh: “Chúng tôi đang khởi động dự án “Funan Techo Canal”, một sáng kiến kênh đào mang tính lịch sử ở Campuchia và dự định tổ chức lễ động thổ để khởi công xây dựng vào quý 4 năm 2024”.
Kênh đào Phù Nam có chiều dài 180 km, kéo dài từ Prek Takeo của sông Mê Kông, xuyên qua Prek Ta Ek của sông Bassac, sau đó vào Prek Ta Hing của sông Bassac, huyện Koh Thom, và kéo dài đến tỉnh Kep đi qua bốn tỉnh gồm Kandal, Takeo, Kampot và Kep với tổng dân số 1,6 triệu người sống bên bờ đường thủy này. Kênh rộng 100 mét về phía thượng nguồn và 80 mét về phía hạ lưu, độ sâu 5,4 mét (độ sâu thông thuyền 4,7 mét và khoảng cách an toàn 0,7 mét), 2 làn tàu có thể ra vào và tránh nhau an toàn.
Những lợi ích cho Campuchia
Trong lịch sử, vận tải thủy của Campuchia kém phát triển. Sông Mê Kông và Biển Hồ là 2 khu vực có thể phát triển vận tải thủy nội địa của Campuchia. Muốn mở tuyến vận tải thủy nội địa kết nối vận tải hàng hải ra biển và đại dương, tàu bè của Campuchia phải “quá cảnh” qua các nhánh sông Tiền Giang và Hậu Giang ở Nam Bộ của Việt Nam.
“Khi con kênh được hoàn thành, Campuchia sẽ có con đường thủy chiến lược thông ra Vịnh Thái Lan mà không phải “quá cảnh” qua Việt Nam. Vì vận tải thủy tuy có tốc độ chậm nhất so với các loại hình vận tải đường sắt, đường bộ và đường hàng không nhưng bù lại là năng lực vận chuyển tính theo tải trọng lại là lớn nhất. Ngoài ra, với con kênh này, Campuchia sẽ có đủ bộ ba tuyến vận tải từ Phnom Penh đến Sihanoukville. Bên cạnh đó, con kênh này sẽ biến vùng ngoại ô phía Đông thủ đô Phnom Penh thành một cảng đường thủy nội địa có năng lực bốc xếp và lưu trữ rất lớn’, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long phát biểu với Sputnik.
Tháng 10/2022, Campuchia khánh thành tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên nối thủ đô Phnom penh với cảng Sihanoukville. Tuy chỉ dài 187km (ngắn hơn đường sắt 77km) nhưng với 4 làn xe ô tô có vận tốc tối đa 120km/h, tuyến đường này đã giúp rút ngắn thời gian đi lại từ Phnom Penh đến cảng Sihanoukville từ 5 giờ xuống chỉ còn 2 giờ. Mặc dù vậy, chi phí vận tải đường bộ cao tốc vẫn cao hơn nhiều so với vận tải thủy và vận tải đường sắt, đặc biệt là đối với các loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Vì thế, đánh giá đầu tiên là dự án “Funan Techo Canal” sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Campuchia.
“Dự án này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Campuchia, bao gồm việc giảm thời gian, khoảng cách và chi phí vận tải hiện tại, tạo điều kiện cho việc thành lập các khu thương mại và trung tâm hậu cần, phát triển các cảng vệ tinh mới, mở rộng hơn nữa nông nghiệp, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản và các khu vực phát triển chăn nuôi, hỗ trợ phát triển cực kinh tế thứ 4 của Campuchia, tạo thêm việc làm tại cảng Sihanoukville, cảng Phnom Penh và các cảng khác, thúc đẩy phát triển đô thị…”, - TS kinh tế Lê Hòa bình luận với Sputnik.
Các chuyên gia nhấn mạnh, “Kênh đào Phù Nam” sẽ giúp gia tăng năng lực vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội dọc theo khu vực kênh đào phát triển. Mạng lưới đường bộ dọc theo tuyến đường mới cũng có thể đưa khách du lịch và doanh nghiệp địa phương đến các thành phố ven biển hoặc các tỉnh miền trung Campuchia thuận lợi hơn.
“Hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Lào, Thái Lan cũng sẽ có khả năng được nâng cao nhờ kênh đào, tạo liên kết thương mại quốc tế và tạo ra các cơ hội mới cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội khác”, - PGS - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.
Các tỉnh có kênh đào đi qua như Kep và Kampot sẽ có tiềm năng trở thành những đặc khu kinh tế như Sihanoukville với dự án Sihanoukville Special Economic Zone (SEZ). Như vậy, sẽ có cơ hội phát triển kinh tế, góp phần thu hút các nguồn FDI, trong đó có đầu tư nước ngoài, vào các khu vực này.
Việc triển khai dự án “Kênh đào Phù Nam” sẽ tạo điều kiện để Campuchia phát triển hơn về hệ sinh thái, môi trường sống. Và một điểm rất quan trọng nữa, “Kênh đào Phù Nam” sẽ góp phần tăng cường an ninh cũng như sự chủ động trong khả năng di chuyển và vận chuyển của Campuchia.
“Kênh đào Phù Nam” có thể tích hợp được với tuyến đường sắt xuyên Á và đem lại những hình thức hợp tác phát triển đa dạng và hiệu quả hơn giữa Campuchia và các nước khác chung tuyến đường, giữa Đông Nam Á và Trung Quốc.
“Việc tích hợp kênh đào và tuyến đường sắt xuyên Á có thể tạo ra một hệ thống vận chuyển đa dạng, sôi động. Hàng hóa có thể được vận chuyển từ cảng biển đến mọi nơi thông qua đường sắt, giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển, không chỉ cho Campuchia mà cho cả các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc”, - TS kinh tế Lê Hòa đưa ra đánh giá trong trả lời phỏng vấn của Sputnik.
Theo đánh giá chung, dự án “Kênh đào Phù Nam” vẫn chưa được triển khai chính thức, vẫn cần tiếp tục phải nghiên cứu về tính bền vững lâu dài của nó dựa trên các quy định về môi trường, sinh thái cũng như các vấn đề khác, phù hợp với lợi ích chính đáng của toàn khu vực.
Tác động tích cực tới thương mại Campuchia – Việt Nam
Việt Nam và Campuchia vốn là những đối tác thương mại thân thiết trong khu vực Đông Nam Á. Kim ngạch thương mại song phương tiếp tục giữ được đà tăng trưởng tích cực: Năm 2021, đạt 9,3 tỷ USD, tăng 84% so với năm 2020, trong đó Việt Nam xuất sang Campuchia đạt 4,7 tỷ USD, nhập khẩu từ Campuchia đạt 4,6 tỷ USD.
Về đầu tư, hợp tác hai bên cũng thể hiện sự năng động. Cụ thể, Campuchia là một trong những địa bàn đầu tư ra nước ngoài sớm nhất và lớn nhất của Việt Nam. Các
doanh nghiệp Việt Nam hiện đầu tư 205 dự án tại Campuchia, với tổng vốn đăng ký hơn 2,95 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, viễn thông, tài chính ngân hàng, sản xuất chế biến công nghiệp, y tế, thương mại, dịch vụ… Campuchia đứng thứ 2 trong số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Campuchia hiện có 21 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 64 triệu USD, đứng thứ 54 trong 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet tháng 12/2023, hai bên nhất trí hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; tăng cường kết nối hai nền kinh tế, cả kết nối về hạ tầng cơ sở và kết nối về thể chế chính sách; đẩy mạnh thương mại song phương, đặc biệt là thương mại biên giới và hợp tác phát triển kinh tế khu vực giáp biên; phấn đấu đạt mốc kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD trong thời gian tới…Tất cả những điều đó cho thấy rằng, 2 nước đã đạt được kết quả tích cực trong hợp tác song phương.
Theo một số chuyên gia, việc tích hợp kênh đào Funan với tuyến đường sắt xuyên Á có khả năng thúc đẩy Việt Nam thực hiện hoàn thiện các cơ sở vật chất, đảm bảo các quy định để xem xét mở một tuyến sang Việt Nam ở các tỉnh phía Nam, trước hết là thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm tài chính của miền Nam Việt Nam. Khi thực hiện được sự liên kết này, thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa sẽ giảm hơn, tạo điều kiện cho hợp tác biên giới giữa 2 quốc gia được thúc đẩy.
“Với kênh đào Phù Nam, cảng biển của 2 nước sẽ phát triển và hoạt động mạnh mẽ hơn. Không chỉ cảng Sihanoukville mà rất có thể Kep và Kampot cũng sẽ phát triển hệ thống cảng để thực hiện vận chuyển sang các cảng phía nam miền Nam Việt Nam, giúp cho năng suất vận chuyển hàng hóa được nâng cao. Ngoài ra, ngư nghiệp, khai thác khoáng sản cũng sẽ có cơ hội phát triển hơn, cơ hội việc làm sẽ đa dạng hơn, tốt hơn. Từ đó, khả năng nhận được đầu tư từ các nước khác trong khu vực sẽ tăng”, - TS kinh tế Lê Hòa nói với Sputnik.
“Funan Techo Canal” sẽ tác động xấu tới ngành thủy sản ở miền Nam Việt Nam hay không?
Trên không gian mạng có khá nhiều bình luận và ý kiến về tác hại của dự án “Funan Techo Canal” sẽ gây cho Việt Nam, cụ thể là về khả năng ngăn chặn nguồn nước, từ đó, Việt Nam sẽ thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản. Phân tích vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nói:
Trên bản đồ dự kiến có thể thấy con kênh này bắt đầu từ đoạn nơi sông Bassac (Việt Nam gọi là Sông Hậu) đi hướng Nam qua vùng đầm lầy Kou Thum rồi rẽ sang hướng Tây Nam tới Sihanoukville. Như vậy, con kênh này không nhận nước từ sông Tiền - một trong hai dòng chính của sông Mê Kông chảy qua Campuchia vào Việt Nam. Vì dự án đang ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi nên chưa có thông số chi tiết về kỹ thuật như độ sâu, chiều rộng, các âu thuyền, các cửa van điều tiết nước để chống lụt cho vùng hạ du khi nước từ thượng nguồn đổ về trong các mùa lũ.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào các kênh đào lớn trên thế giới
như kênh đào Suez chỉ có chiều rộng 77m, sâu 24m; kênh đào Panama cũng có chiều rộng không quá 100m ở nơi rộng nhất (trừ hồ nhân tạo Miraflores và hồ Gatun) thì có thể thấy với chiều dài tương đương tuyến cao tốc Phnom Penh – Sihanoukville, con kênh Phù Nam Techo có quy mô tương đương nên chỉ nhận một lượng nước vừa đủ, bảo đảm độ sâu từ 20 đến 24m cho các tàu thủy có tải trọng tới 50.000 tấn.
So sánh với chiều rộng của sông Bassac (Sông Hậu) đoạn chảy vào lãnh thổ Việt Nam ở Khánh An, An Phú, An Giang và ra biển ở cửa Trần Đề, có thể thấy chiều rộng của sông Hậu ở đoạn hẹp nhất là trên dưới 1 km, đoạn rộng nhất tới trên 4km,độ sâu trung bình từ 12m đến 16m, lưu lượng dòng chảy trung bình 13.800 mét khối/giây; mùa lũ lên đến 24.000 mét khối/giây và mùa cạn là 5.020mét khối/giây. Do đó, cần phải có tới vài chục con kênh có quy mô như kênh Suez hoặc kênh Panama thì mới có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng nước của sông Hậu.
“Những dữ liệu nói trên cho thấy việc người Campuchia xây dựng kênh đào Phù Nam không ảnh hưởng nhiều đến lưu lượng dòng chảy của sông Hậu. Một số thông tin lo ngại về điều này thì cũng chỉ là sự lo ngại chung chung, không có căn cứ. Ngoài ra, một số hãng truyền thông Mỹ và phương Tây như VOA tiếng Việt, RFI tiếng Việt cố tình thổi phồng cái mà họ gọi là “nguy cơ” đối với dự án “Kênh đào Phù Nam” là có ý đồ chính trị chỉ nhằm mục đích chia rẽ quan hệ Việt Nam – Campuchia, chia rẽ quan hệ Việt Nam – Trung Quốc mà thôi”, - nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.