Vì sao phải cấm tuyệt đối nồng độ cồn?

© Ảnh : TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG CẢNH SÁT GIAO THÔNGCBCS Đội CSGT An Sương và Đội CSGT-TT Công an Q.12, Hóc Môn ra quân xử lý chuyên đề vi phạm nồng độ cồn, chất kích thích
CBCS Đội CSGT An Sương và Đội CSGT-TT Công an Q.12, Hóc Môn ra quân xử lý chuyên đề vi phạm nồng độ cồn, chất kích thích - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình về đề xuất điều chỉnh, sửa đổi theo hướng có quy định giới hạn mức nồng độ cồn tối thiểu khi tham gia giao thông.
Bộ GTVT cho biết, trong quá trình xây dựng dự thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2019 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021, Bộ GTVT đã dự thảo các nội dung để phù hợp với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định hành vi bị nghiêm cấm là: “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Bộ GTVT đã nghiên cứu, đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng và xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các bộ, ban ngành liên quan để hoàn thiện dự thảo trước khi trình Chính phủ đồng ý ban hành.
Theo Bộ GTVT, người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, xử lý tình huống khi tham gia giao thông.
Thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người mà nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện vi phạm về nồng độ cồn.
CBCS Đội CSGT An Sương và Đội CSGT-TT Công an Q.12, Hóc Môn ra quân xử lý chuyên đề vi phạm nồng độ cồn, chất kích thích - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2024
Cán bộ tòa án dởm van xin CSGT không đo nồng độ cồn
Việc quy định như đã nêu nhằm bảo đảm sức khỏe người tham gia giao thông, tránh lạm dụng rượu, bia, qua đó hạn chế tai nạn giao thông.
Thời gian qua khi lực lượng chức năng thực hiện quyết liệt việc kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia đã giảm đáng kể, ý thức của người dân đã được nâng cao.
"Quy định trên tiếp tục được đưa vào dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an xây dựng, Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu kỹ lưỡng bảo đảm tính khả thi", Bộ GTVT cho hay.
Trước đó, ngày 24/11/2023, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Quy định cấm tuyệt đối với người "điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và đề nghị cân nhắc.
Báo cáo về dự kiến hướng tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại tổ của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định việc xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan.
CSGT kiểm tra người vi phạm - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2024
Vừa đi liên hoan về, Thượng uý Quân đội húc xe chống đối CSGT đo nồng độ cồn
Mục tiêu quan trọng nhất của việc này là bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông, xác định cụ thể cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phát triển, quản lý hạ tầng giao thông…
Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhằm bảo đảm sức khỏe người tham gia giao thông, tránh lạm dụng rượu, bia, bảo vệ giống nòi, hạn chế tai nạn giao thông.
Với ý kiến đề nghị điều chỉnh theo hướng quy định mức tỷ lệ nồng độ cồn cụ thể được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông, Đại tướng Tô Lâm khẳng định Chính phủ sẽ nghiên cứu, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng trên cơ sở bảo đảm yêu cầu thực tiễn, có căn cứ khoa học và bảo đảm tính khả thi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала