https://kevesko.vn/20240131/my-dieu-tra-chong-tro-cap-tom-nuoc-am-dong-lanh-viet-nam-tim-don-vi-tu-van-phap-ly--27918772.html
Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh: Việt Nam tìm đơn vị tư vấn pháp lý
Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh: Việt Nam tìm đơn vị tư vấn pháp lý
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Liên quan đến việc Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Văn phòng Chính phủ vừa có... 31.01.2024, Sputnik Việt Nam
2024-01-31T16:26+0700
2024-01-31T16:26+0700
2024-01-31T16:29+0700
việt nam
bộ công thương
quan hệ thương mại
thương mại
bộ tài chính hoa kỳ
tôm
thực phẩm
chính phủ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/905/45/9054577_83:0:1839:988_1920x0_80_0_0_b31c869525e0acfb0361ea5166187750.jpg
Theo đó, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, quyết định việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý đại diện và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết.Việc thực hiện đáp ứng đúng các quy định về biện pháp phòng vệ thương mại của Luật Quản lý ngoại thương, Luật Đấu thầu năm 2023 và các quy định pháp luật liên quan. Mục tiêu là nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đúng quy định, chịu trách nhiệm toàn diện về quyết định. Trường hợp khó khăn vướng mắc, đề xuất cấp có thẩm quyền theo quy định.Phó thủ tướng giao các bộ gồm: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao, Tư pháp theo chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình xử lý vụ việc nêu trên.Trước đó, như Sputnik đã thông tin, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tiếp nhận Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.Cụ thể, sản phẩm bị điều tra là tôm nước ấm đông lạnh thuộc các mã HS 0306.17, 1605.21 và 1605.29, có xuất xứ từ Ecuador, India, Indonesia và Việt Nam.Trong đó, Việt Nam chỉ bị điều tra chống trợ cấp, do sản phẩm tôm nói trên của Việt Nam đang bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2004 đến nay.Nguyên đơn đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với cả tôm đông lạnh và tôm tươi từ Việt Nam.“Nguyên đơn cáo buộc do tôm tươi nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn đến 95% giá trị của tôm nước ấm đông lạnh, nên các trợ cấp cho các nhà cung cấp tôm tươi của Việt Nam cũng được coi là trợ cấp dành cho các nhà sản xuất xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam”, - tạp chí Công Thương dẫn thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại cho hay.Thời kỳ điều tra trợ cấp là năm 2022. Thời kỳ điều tra thiệt hại là từ năm 2020 đến nửa đầu năm 2023.Theo đó, nguyên đơn cáo buộc rằng sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh và tôm tươi nhập khẩu từ Việt Nam đang nhận được một loạt các chương trình trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất tôm nội địa của Hoa Kỳ.Nguyên đơn đã cáo buộc tổng số 40 chương trình, thuộc các nhóm như: cho vay và đảm bảo; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn các khoản phải thu (miễn thuế nhập khẩu, miễn thủy lợi phí…); ưu đãi miễn/giảm tiền thuê đất; xúc tiến xuất khẩu và các chương trình hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, cấp vốn cho nghiên cứu phát triển và nuôi trồng giống mới…Trong đó, nguyên đơn cáo buộc một danh sách các chương trình thuộc Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.Theo số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), năm 2022, Việt Nam xuất khẩu khoảng 645 triệu USD sản phẩm bị cáo buộc sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 10% tổng thị phần xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ.Theo quy định của Hoa Kỳ, sau khi Việt Nam tham vấn với Bộ Thương mại Hoa Kỳ về Đơn đề nghị điều tra, DOC sẽ có 20 ngày để xem xét Đơn đề nghị điều tra và ban hành quyết định khởi xướng/hay không khởi xướng điều tra, dự kiến ngày 14/11/2023.Trong một số trường hợp đặc biệt, DOC có thể gia hạn thời gian này lên tổng số 40 ngày. ITC có 45 ngày kể từ ngày nhận Đơn đề nghị để ban hành Kết luận sơ bộ về thiệt hại. Trong trường hợp kết luận sơ bộ của ITC là không có thiệt hại, vụ việc sẽ được chấm dứt toàn bộ (tuy nhiên khả năng này thường thấp).DOC có 65 ngày kể từ ngày khởi xướng để Ban hành kết luận sơ bộ về trợ cấp. DOC có 75 ngày kể từ ngày ban hành Kết luận sơ bộ để Ban hành Kết luận cuối cùng về trợ cấp.Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) có 45 ngày kể từ ngày DOC ban hành Kết luận cuối cùng về trợ cấp để đưa ra Kết luận cuối cùng về thiệt hại. DOC có 7 ngày để ban hành Lệnh áp thuế trợ cấp (trong trường hơp kết luận có trợ cấp và thiệt hại). Cần lưu ý, các mốc thời gian này đều có thể được gia hạn.
https://kevesko.vn/20240120/du-la-doi-tac-thuong-mai-lon-my-van-doi-xu-voi-hang-hoa-viet-nam-theo-cach-nay-27700404.html
https://kevesko.vn/20231114/da-ro-nguyen-nhan-trung-quoc-bat-ngo-han-che-nhap-khau-tom-hum-viet-nam-26453728.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/905/45/9054577_302:0:1619:988_1920x0_80_0_0_5dc9296fbd3e58c6f101b8c636c3ab0c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ công thương, quan hệ thương mại, thương mại, bộ tài chính hoa kỳ, tôm, thực phẩm, chính phủ
việt nam, bộ công thương, quan hệ thương mại, thương mại, bộ tài chính hoa kỳ, tôm, thực phẩm, chính phủ
Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh: Việt Nam tìm đơn vị tư vấn pháp lý
16:26 31.01.2024 (Đã cập nhật: 16:29 31.01.2024) HÀ NỘI (Sputnik) - Liên quan đến việc Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các bộ ngành về việc lựa chọn đơn vị tư vấn pháp lý đại diện và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam.
Theo đó, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu
Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, quyết định việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý đại diện và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết.
Việc thực hiện đáp ứng đúng các quy định về biện pháp phòng vệ thương mại của Luật Quản lý ngoại thương, Luật Đấu thầu năm 2023 và các quy định pháp luật liên quan. Mục tiêu là nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đúng quy định, chịu trách nhiệm toàn diện về quyết định. Trường hợp khó khăn vướng mắc, đề xuất cấp có thẩm quyền theo quy định.
Phó thủ tướng giao các bộ gồm: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao, Tư pháp theo chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình xử lý vụ việc nêu trên.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết,
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tiếp nhận Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.
Cụ thể, sản phẩm bị điều tra là tôm nước ấm đông lạnh thuộc các mã HS 0306.17, 1605.21 và 1605.29, có xuất xứ từ Ecuador, India, Indonesia và Việt Nam.
Trong đó, Việt Nam chỉ bị điều tra chống trợ cấp, do sản phẩm tôm nói trên của Việt Nam đang bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2004 đến nay.
Nguyên đơn đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với cả tôm đông lạnh và tôm tươi từ Việt Nam.
“Nguyên đơn cáo buộc do tôm tươi nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn đến 95% giá trị của tôm nước ấm đông lạnh, nên các trợ cấp cho các nhà cung cấp tôm tươi của Việt Nam cũng được coi là trợ cấp dành cho các nhà sản xuất xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam”, - tạp chí Công Thương dẫn thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại cho hay.
Thời kỳ điều tra trợ cấp là năm 2022. Thời kỳ điều tra thiệt hại là từ năm 2020 đến nửa đầu năm 2023.
Theo đó, nguyên đơn cáo buộc rằng
sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh và tôm tươi nhập khẩu từ Việt Nam đang nhận được một loạt các chương trình trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất tôm nội địa của Hoa Kỳ.
Nguyên đơn đã cáo buộc tổng số 40 chương trình, thuộc các nhóm như: cho vay và đảm bảo; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn các khoản phải thu (miễn thuế nhập khẩu, miễn thủy lợi phí…); ưu đãi miễn/giảm tiền thuê đất; xúc tiến xuất khẩu và các chương trình hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, cấp vốn cho nghiên cứu phát triển và nuôi trồng giống mới…
14 Tháng Mười Một 2023, 17:41
Trong đó, nguyên đơn cáo buộc một danh sách các chương trình thuộc Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), năm 2022, Việt Nam xuất khẩu khoảng 645 triệu USD sản phẩm bị cáo buộc sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 10% tổng thị phần xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ.
Theo quy định của
Hoa Kỳ, sau khi Việt Nam tham vấn với Bộ Thương mại Hoa Kỳ về Đơn đề nghị điều tra, DOC sẽ có 20 ngày để xem xét Đơn đề nghị điều tra và ban hành quyết định khởi xướng/hay không khởi xướng điều tra, dự kiến ngày 14/11/2023.
Trong một số trường hợp đặc biệt, DOC có thể gia hạn thời gian này lên tổng số 40 ngày. ITC có 45 ngày kể từ ngày nhận Đơn đề nghị để ban hành Kết luận sơ bộ về thiệt hại. Trong trường hợp kết luận sơ bộ của ITC là không có thiệt hại, vụ việc sẽ được chấm dứt toàn bộ (tuy nhiên khả năng này thường thấp).
DOC có 65 ngày kể từ ngày khởi xướng để Ban hành kết luận sơ bộ về trợ cấp. DOC có 75 ngày kể từ ngày ban hành Kết luận sơ bộ để Ban hành Kết luận cuối cùng về trợ cấp.
Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) có 45 ngày kể từ ngày DOC ban hành Kết luận cuối cùng về trợ cấp để đưa ra Kết luận cuối cùng về thiệt hại. DOC có 7 ngày để ban hành Lệnh áp thuế trợ cấp (trong trường hơp kết luận có trợ cấp và thiệt hại). Cần lưu ý, các mốc thời gian này đều có thể được gia hạn.