Đồng Nai muốn đưa tổ hợp du lịch sân bay Long Thành thành điểm đến hàng đầu

© Ảnh : Heerim ArchitectsDự án Sân bay Long Thành
Dự án Sân bay Long Thành - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2024
Đăng ký
Với Cảng Hàng không quốc tế Long Thành làm hạt nhân, tổ hợp du lịch sân bay Long Thành sẽ được kỳ vọng sẽ là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á.
Nhằm khai thác lợi thế sân bay Long Thành, quy hoạch tỉnh Đồng Nai đề xuất hình thành các tổ hợp mua sắm đẳng cấp xung quanh sân bay, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu và khá giả.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đánh giá, Đồng Nai có nhiều lợi thế mà không phải địa phương nào cũng có được.
Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, việc phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Nai thời gian qua chưa bứt phá, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh.

Thẩm định quy hoạch Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Theo báo Chính phủ, ngày 1/2, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã diễn ra Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Theo mục tiêu tổng quát, đến năm 2030, Đồng Nai sẽ đi đầu trong phát triển công nghiệp hiện đại; trở thành trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; là cửa ngõ trung chuyển của miền Nam, lấy Cảng Hàng không quốc tế Long Thành làm hạt nhân. Đến năm 2050, Đồng Nai là một trong những cực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam.
Dự án Sân bay Long Thành - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2024
Phó Thủ tướng nêu rõ deadline với dự án sân bay Long Thành
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh Đồng Nai (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 khoảng 10%/năm.
GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 khoảng 14.650 USD. Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2031-2050 đạt 6,5-7%
Đồng Nai lấy 5 trụ cột phát triển, nằm ở các lĩnh vực bao gồm: công nghiệp; du lịch đô thị dịch vụ; nông nghiệp hiệu quả cao và bền vững; sân bay Long Thành; kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Đặc biệt, với sân bay Long Thành, Đồng Nai có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp xuyên suốt chuỗi giá trị ngành hàng không, có tiềm năng lớn trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, phục vụ trực tiếp chuỗi giá trị của ngành hàng không.
Tỉnh Đồng Nai định hướng quy hoạch 5 trung tâm logistics, một trong số đó là trung tâm phía bắc sân bay Long Thành. Tại đây, Đồng Nai đề xuất phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo với quy mô khoảng 300 ha, nằm ở phía Bắc sân bay Long Thành (huyện Long Thành).
Nhằm khai thác lợi thế Cảng hàng không quốc tế Long Thành, quy hoạch đề xuất xây dựng các phương án quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ.
Tổ hợp du lịch quanh sân bay Long Thành trở thành điểm đến hiện đại, thông minh hàng đầu Đông Nam Á.
Tỉnh cũng định hướng tập trung khai thác mạnh thị trường chính như Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Đồng Nai có nhiều tiềm năng nhưng phát triển chưa tương xứng

Tại buổi làm việc, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định, đánh giá “Đồng Nai có nhiều lợi thế mà không phải địa phương nào cũng có được”.
Cơ bản hoàn thành san nền sân bay Long Thành - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2023
Sân bay Long Thành nhận đủ 100% mặt bằng sạch giai đoạn 1
Cụ thể, Đồng Nai là cửa ngõ của vùng Đông Nam Bộ, được xem là vùng kinh tế phát triển và năng động nhất của cả nước.
Tỉnh cũng nằm trong tam giác phát triển TPHCM - Bình Dương - Đồng Nai. Chưa hết, tỉnh còn có nhiều cụm công nghiệp làng nghề truyền thống và hơn 33 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập đi vào hoạt động ổn định.
Năm 2020, Đồng Nai là tỉnh có dân số đông thứ 5 trên cả nước (gần 3,1 triệu người); xếp thứ 3 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP gần 400.000 tỷ đồng, tương ứng 17.2 tỷ USD), xếp thứ 6 về thu nhập bình quân đầu người (đạt 124 triệu đồng, tương đương 5.300 USD); xếp thứ 19 về tốc độ tăng trưởng GRDP (hơn 9,0 %).
Về văn hoá – du lịch, ngoài tiềm năng phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, Đồng Nai còn giàu truyền thống văn hóa nhân văn; có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, như Vườn quốc gia Cát Tiên, núi Chứa Chan, sông Đồng Nai, hồ Trị An, Thác Mai-Bàu nước sôi...
Đây là điều kiện rất lý tưởng cho các nhà đầu tư phát triển các loại hình du lịch, như sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, nghiên cứu, khám phá, văn hóa.
Ngoài ra, Đồng Nai cũng đang phát triển nhanh các dự án nhà ở, khách sạn, bệnh viện, trường học, các dịch vụ tài chính ngân hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, siêu thị, sân golf… đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, việc phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Nai thời gian qua chưa bứt phá, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh. Kinh tế tăng trưởng cao, nhưng chưa bền vững.
Dự án Sân bay Long Thành - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2023
Cần điều chỉnh nhiều nội dung liên quan đến sân bay Long Thành
Tỉnh có tập trung đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, nhưng chưa đồng bộ.
Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nguồn lực tài chính chưa đủ để đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số cơ học diễn ra nhanh chóng và người lao động nhập cư trên địa bàn đã dẫn đến khó khăn trong giải quyết an sinh xã hội cho người dân.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đề nghị, quy hoạch lần này phải nhận diện và tập trung xử lý những thách thức, các điểm nghẽn lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.
Về phần mình, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai, cho biết trong quá trình chỉ đạo lập quy hoạch, tỉnh Đồng Nai xác định những dư địa mới cần được đánh thức và khai thác hiệu quả, như quy hoạch tuyến sông Đồng Nai, quy hoạch vùng phụ cận sân bay Biên Hòa, sân bay Long Thành... là vùng động lực mới cho phát triển đột phá của tỉnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала