Những công dân Việt Nam nào trở thành Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga

© Sputnik / Alexey Maishev / Chuyển đến kho ảnhQuang cảnh Viện Hàn lâm Khoa học Nga
Quang cảnh Viện Hàn lâm Khoa học Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2024
Đăng ký
Ngày 8 tháng 2, Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS) sẽ kỷ niệm 300 năm thành lập và hoạt động. Trong số các Viện sĩ-thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm có 6 công dân Việt Nam. Nhà báo Piotr Tsvetov của Sputnik sẽ cung cấp cho bạn đọc tư liệu tóm tắt về những nhà khoa học Việt Nam đặc biệt này.

Đội ngũ tiên phong của khoa học Nga

Viện Hàn lâm Khoa học Nga được thành lập vào năm 1724 theo sắc lệnh của Sa hoàng Piotr Đại đế. Cho đến trước cuộc cách mạng vô sản năm 1917, tổ chức này có tên gọi là Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia, dưới thời Liên Xô thì mang tên Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, rồi đến cuối năm 1991 được gọi là Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
Những viện sĩ đầu tiên là người nước ngoài; Nga thuở ấy chưa có viện sĩ nào là khoa học gia trong nước, và Sa hoàng Piotr Đại đế đã mời người Đức và người Thụy Sĩ đến Viện, đó là bác sĩ Blumenprost, các nhà toán học Goldbach và Euler. Tuy nhiên, họ không chỉ tới cơ sở này để ngồi ghế Viện sĩ mà còn lên lớp giảng dạy cho giới trẻ Nga. Đến thế kỷ 19, thành viên của Viện Hàn lâm đã chủ yếu là người Nga.
Chủ tịch nước Việt Nam tặng Huân chương cho ĐHTH Quốc gia Nga có yếu tố Việt cao nhất  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2023
Chủ tịch nước Việt Nam tặng Huân chương cho ĐHTH Quốc gia Nga có yếu tố Việt cao nhất
Hiện nay Viện Hàn lâm Khoa học Nga cũng đào tạo các chuyên gia khoa học, nhưng chức năng cơ bản của tổ chức này là tiến hành nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng. Những công trình đa dạng được thực hiện trong khuôn khổ 653 cơ cấu khoa học là Viện chuyên ngành và Phòng thí nghiệm. Nhiều người ở Nga cho rằng Viện Hàn lâm Khoa học là tổ chức đảm bảo quyền tự do sáng tạo khoa học vì lợi ích phồn vinh của đất nước.
Cốt lõi nhân sự và trí tuệ của Viện gồm các Viện sĩ chính thức và Viện sĩ Thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Hiện tại đội ngũ này có 1.907 Viện sĩ và Viện sĩ Thông tấn. Từ con số này, có khoảng 440 nhân vật là công dân của các quốc gia khác, vào những năm tháng khác nhau, đã được bầu chọn làm thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Theo Điều lệ của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, “các nhà khoa học nước ngoài dẫn đầu có sự công nhận của cộng đồng khoa học thế giới” sẽ được bầu làm Viện sĩ nước ngoài. Họ đều được phép tham gia Đại hội đồng Viện Hàn lâm Khoa học Nga với quyền biểu quyết bầu chọn.

Những người Việt là Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Nga

Trong danh sách thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Nga có thể tìm thấy một số họ tên của người Việt. Như những trang lịch sử cho thấy, công dân Việt Nam đầu tiên được bầu làm Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô là ông Trần Đại Nghĩa. Tháng 2 năm 1966, ông trở thành Viện sĩ chuyên ngành Cơ học. Nhà khoa học này nổi tiếng về những phát minh kỹ thuật góp phần đắc lực vào cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam chống thực dân Pháp.
Người Việt Nam thứ hai trở thành Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô vào năm 1976 là nhà sử học Nguyễn Khánh Toàn. Trong số các công trình khoa học của ông có nhiều tác phẩm nghiên cứu mối quan hệ cách mạng giữa Việt Nam và Nga.
"Tôi đặc biệt muốn nói về Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, người được bầu vào Viện Vật lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô vào tháng 1 năm 1982", - chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov nhấn mạnh.
Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Tuần lễ Tiếng Nga tại Việt Nam 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2023
Hoạt động Tuần lễ tiếng Nga tại Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Hiệu làm việc trong nhiều lĩnh vực của Toán học và Vật lý. Phần lớn hoạt động khoa học của ông gắn liền với Viện Nghiên cứu Hạt nhân chung tại thành phố Dubna. Tại đó, cùng với các nhà khoa học Nga, Giáo sư Hiệu đã nghiên cứu những vấn đề phức tạp nhất của Vật lý lý thuyết. Và đóng góp của ông vào hướng nghiên cứu này có thể sánh ngang với đóng góp của các nhà Vật lý Nga. Vì vậy, thật xác đáng khi công dân Việt Nam Nguyễn Văn Hiệu cùng với các nhà Vật lý Nga đã được Nhà nước Liên Xô trao tặng Giải thưởng Lênin vào năm 1986.
Tháng 5 năm 1993, nhà khoa học Trần Đình Long được bầu chọn làm Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, chuyên ngành Nông học. Có quen biết cá nhân với nhà khoa học Việt Nam này, nhà báo Piotr Tsvetov đã nhiều lần đến thăm những khu đất thí nghiệm, nơi ông Trần Đình Long và các cộng sự nhân bản các giống cây trồng mới. Giáo sư Long còn nổi tiếng là nhà lãnh đạo Hiệp hội Cựu sinh viên Việt Nam của các trường Đại học Xô-viết (gọi tắt là VINACORVUZ).
Năm 1999, triết gia, nhà vật lý-xã hội học Nguyễn Duy Quý, lúc đó đương chức Chủ tịch Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và nhà hóa học Đặng Vũ Minh, lúc đó đương chức Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), đã trở thành Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Cần phải thừa nhận rằng dưới thời hai nhà quản lý tổ chức khoa học này, mối liên hệ khoa học giữa Nga và Việt Nam đã phát triển đặc biệt tích cực.
Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga , phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn Anatoly Sokolov và Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nhạc sĩ nổi tiếng Đỗ Hồng Quân - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2023
Người mở đường khám phá văn hóa Việt Nam cho người Nga
Không còn nghi ngờ gì nữa, tất cả những nhà khoa học Việt Nam này đều là ngọn đuốc sáng và niềm tự hào của nền khoa học Việt Nam. Nhưng đồng thời họ cũng là niềm tự hào của khoa học Nga, vì hầu hết đều từng theo học ở Liên Xô. Phần lớn những nhân vật lỗi lạc này đã từ trần. Nhưng trong suốt cuộc đời, họ đều là những người bạn chung thuỷ của nước Nga, tích cực tham gia mọi hoạt động của Hội Hữu nghị Việt–Xô và duy trì liên lạc thường xuyên với các đồng nghiệp từ nước Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала