https://kevesko.vn/20231110/chu-tich-nuoc-viet-nam-tang-huan-chuong-cho-dhth-quoc-gia-nga-co-yeu-to-viet-cao-nhat--26393756.html
Chủ tịch nước Việt Nam tặng Huân chương cho ĐHTH Quốc gia Nga có yếu tố Việt cao nhất
Chủ tịch nước Việt Nam tặng Huân chương cho ĐHTH Quốc gia Nga có yếu tố Việt cao nhất
Sputnik Việt Nam
Chủ tịch nước Việt Nam đã ký Sắc lệnh tặng Huân chương Hữu nghị cho Viện Hồ Chí Minh thuộc ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg. 10.11.2023, Sputnik Việt Nam
2023-11-10T19:07+0700
2023-11-10T19:07+0700
2023-11-10T22:32+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
việt nam
hợp tác nga-việt
nga
đại học tổng hợp quốc gia saint-peterburg
huân chương
hồ chí minh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0b/0a/26388670_0:12:1200:687_1920x0_80_0_0_31d3ee1a511dc6d2ceb48833b12d3305.jpg
Trong nghi lễ trọng thể tại thủ đô phương Bắc của nước Nga, phần thưởng cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam dành cho công dân và tổ chức nước ngoài đã được Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi trao cho Hiệu trưởng ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg Nikolai Kropachev.Ông Đặng Minh Khôi tuyên bố:ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg – cơ sở đào tạo của Nga được sinh viên nước ngoài yêu thích nhấtViện sĩ Thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, Giáo sư Nikolai Kropachev Hiệu trưởng ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg nêu nhận xét rằng "ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg là trường đại học có tính Việt Nam cao nhất trong số các trường đại học ở Nga".Cố đô Leningrad (tên gọi của Saint-Peterburg thời Xô-viết) đã là thành phố đầu tiên ở Nga khởi nguồn chuyên ngành nghiên cứu Việt Nam và là nơi xuất bản những cuốn sách giáo khoa tiếng Việt đầu tiên do Giáo sư Yulian Shutsky biên soạn từ những năm 1930. Ấn phẩm tái bản của bộ sách giáo khoa độc đáo này đã được trao cho Đại sứ Việt Nam tại Nga sau lễ tặng Huận chương.Cũng chính Leningrad là nơi BCH Quốc tế Cộng sản đã cử đồng chí Minin (tức Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn) đến dạy tiếng Việt. Hiện nay, các giảng viên và chuyên gia khoa học của ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg đang hợp tác mật thiết với các đồng nghiệp từ 14 trường đại học ở Việt Nam, trong 5 năm qua, các đồng tác giả Nga-Việt đã công bố gần 50 bài báo thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.Hiệu trưởng ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg cho biết: "Hiện nay chúng tôi đang triển khai 15 chương trình giáo dục với thành tố Việt Nam tại các khoa khác nhau của trường. Định hướng của chúng tôi là tăng số lượng và nâng cao chất lượng. Chúng tôi dự kiến lập hai chương trình nghiên cứu chuyên sâu về tiếng Việt, kinh tế và du lịch Việt Nam, hy vọng nhận được sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục-Đào tạo Việt Nam về nhân sự và tài liệu"Theo dữ liệu của Cơ quan LB Nga về Hợp tác Quốc tế Rossotrudnichestvo, ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg là cơ sở đào tạo được sinh viên Việt Nam yêu thích nhất. Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Theo lời GS Hiệu trưởng, tỷ lệ tuyển chọn vào ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg là 1 "chọi" 21 trong mục theo chỉ tiêu, thậm chí cả với các chương trình học trả phí thì tỷ lệ cạnh tranh vẫn cao, lên tới 1 "chọi" 3. Là bởi trường đại học này đào tạo những chuyên gia rất giỏi.Cơ sở tiên phong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí MinhTrung tâm nghiên cứu Việt Nam tại ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg - Viện Hồ Chí Minh - được thành lập vào năm 2010. Trung tâm này đã trở thành lá cờ đầu trong việc nghiên cứu và phổ biến lịch sử, văn hóa Việt Nam cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh. Hàng năm, vào dịp kỷ niệm ngày sinh vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Viện đều tổ chức các hội thảo quốc tế về di sản tinh thần của lãnh tụ Hồ Chí Minh."Tấm danh thiếp" của Viện còn là những hội nghị thường niên về chủ đề "Vòng cung bất ổn Á-Âu và những vấn đề an ninh khu vực" với phần tham gia của các nhà sử học, nhà khoa học chính trị hàng đầu đến từ nhiều nước khắp thế giới.Những dự báo về diễn biến phát triển của tình hình quốc tế do các thành viên tham gia hội nghị đưa ra được đánh giá cao vì nổi bật bởi tính chính xác và khách quan, công bằng. Có thể tìm thấy những đánh giá quý báu này trong các tập chuyên khảo do Viện xuất bản.Ấn phẩm đáng chú ý gần đây nhất là bản dịch sang tiếng Nga cuốn chuyên luận nổi tiếng "Binh pháp Tôn Tử" được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển ngữ sang tiếng Việt và hiện đại hóa vào năm 1945–1946. Công trình dịch thuật phức tạp này là thành quả lao động khoa học xuất sắc của GS-TSKH Vladimir Kolotov Giám đốc Viện Hồ Chí Minh, chuyên gia Đông phương học nổi tiếng người Nga, từng được trao tặng Huân chương Hữu nghị cao quý của Việt Nam.Năm 2021, sách được xuất bản tại Hà Nội bằng hai thứ tiếng, sau đó chuyên gia Vladimir Kolotov dịch thêm 10 chương và bổ sung những nhận xét chi tiết. Phiên bản mở rộng được xuất bản tại Nga vào năm 2022.Và năm 2023, phiên bản quà tặng của cuốn sách này xuất hiện dưới dạng album với 50 hình minh họa và lời tựa do Đại sứ Đặng Minh Khôi viết. Một số bản của ấn phẩm này đã được Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev trao tặng Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và được nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đánh giá cao. Tại buổi lễ giới thiệu sách tại ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg, 30 bản chính và một số bản quà tặng đã được trao cho ông Đặng Minh Khôi Đại sứ Việt Nam tại LB Nga.
https://kevesko.vn/20230906/bat-chap-tat-ca-quan-he-nga-viet-dang-phat-trien-thanh-cong-25100137.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0b/0a/26388670_66:0:1133:800_1920x0_80_0_0_32abf8f8223a812db7b66c131159e8cc.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, việt nam, hợp tác nga-việt, nga, đại học tổng hợp quốc gia saint-peterburg, huân chương, hồ chí minh
tác giả, quan điểm-ý kiến, việt nam, hợp tác nga-việt, nga, đại học tổng hợp quốc gia saint-peterburg, huân chương, hồ chí minh
Chủ tịch nước Việt Nam tặng Huân chương cho ĐHTH Quốc gia Nga có yếu tố Việt cao nhất
19:07 10.11.2023 (Đã cập nhật: 22:32 10.11.2023) Chủ tịch nước Việt Nam đã ký Sắc lệnh tặng Huân chương Hữu nghị cho Viện Hồ Chí Minh thuộc ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg.
Trong nghi lễ trọng thể tại thủ đô phương Bắc của nước Nga, phần thưởng cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam dành cho công dân và tổ chức nước ngoài đã được Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi trao cho Hiệu trưởng
ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg Nikolai Kropachev.
Ông Đặng Minh Khôi tuyên bố:
"Việc khai trương Viện Hồ Chí Minh đầu tiên trên thế giới ở bên ngoài Việt Nam tại Saint-Peterburg là sự kiện quan trọng đối với đất nước chúng tôi. Viện đã trở thành trung tâm khoa học không chỉ nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Việt Nam mà còn về tư tưởng Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của chúng tôi, chính trị gia kiệt xuất, nhân vật văn hóa lỗi lạc tầm cỡ toàn cầu, nhà lãnh đạo của phong trào giải phóng dân tộc quốc tế. Sự kiện này còn là biểu tượng rất ý nghĩa vì chính tại nước Nga này, 100 năm trước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường giải phóng đất nước Việt Nam", - ông nói.
"ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg và Viện Hồ Chí Minh đã và đang góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao dành cho Việt Nam cũng như các chuyên gia Việt Nam học người Nga, qua đó góp phần củng cố và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước chúng ta. Tôi rất vinh dự được thay mặt Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng Huân chương này, tượng trưng cho tình hữu nghị anh em giữa nhân dân Việt Nam và Nga", - ông nói thêm.
ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg – cơ sở đào tạo của Nga được sinh viên nước ngoài yêu thích nhất
Viện sĩ Thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, Giáo sư Nikolai Kropachev Hiệu trưởng ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg nêu nhận xét rằng "ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg là trường đại học có tính Việt Nam cao nhất trong số các trường đại học ở Nga".
Cố đô Leningrad (tên gọi của Saint-Peterburg thời Xô-viết) đã là thành phố đầu tiên ở Nga khởi nguồn chuyên ngành nghiên cứu Việt Nam và là nơi xuất bản những cuốn sách giáo khoa tiếng Việt đầu tiên do Giáo sư Yulian Shutsky biên soạn từ những năm 1930. Ấn phẩm tái bản của bộ sách giáo khoa độc đáo này đã được trao cho Đại sứ Việt Nam tại Nga sau lễ tặng Huận chương.
Cũng chính Leningrad là nơi BCH Quốc tế Cộng sản đã cử đồng chí Minin (tức Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn) đến dạy tiếng Việt. Hiện nay, các giảng viên và chuyên gia khoa học của ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg đang hợp tác mật thiết với các đồng nghiệp từ 14 trường đại học ở Việt Nam, trong 5 năm qua, các đồng tác giả Nga-Việt đã công bố gần 50 bài báo thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.
Hiệu trưởng ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg cho biết: "Hiện nay chúng tôi đang triển khai 15 chương trình giáo dục với thành tố Việt Nam tại các khoa khác nhau của trường. Định hướng của chúng tôi là tăng số lượng và nâng cao chất lượng. Chúng tôi dự kiến lập hai chương trình nghiên cứu chuyên sâu về tiếng Việt, kinh tế và du lịch Việt Nam, hy vọng nhận được sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục-Đào tạo Việt Nam về nhân sự và tài liệu"
"Trường chúng tôi kính mời Đại sứ Đặng Minh Khôi lãnh đạo một trong những chương trình này, đúng theo thông lệ tại ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg, khi người đứng đầu các hội đồng về chương trình giáo dục đều là Đại sứ và Bộ trưởng của các nước là đối tượng nghiên cứu. Như vậy có tác dụng tốt đến nội dung, lựa chọn tài liệu và đội ngũ giảng viên, đồng thời nâng cao đáng kể chất lượng của các chương trình", - Hiệu trưởng ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg bày tỏ.
Theo dữ liệu của Cơ quan LB Nga về Hợp tác Quốc tế Rossotrudnichestvo, ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg là cơ sở đào tạo được
sinh viên Việt Nam yêu thích nhất. Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Theo lời GS Hiệu trưởng, tỷ lệ tuyển chọn vào ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg là 1 "chọi" 21 trong mục theo chỉ tiêu, thậm chí cả với các chương trình học trả phí thì tỷ lệ cạnh tranh vẫn cao, lên tới 1 "chọi" 3. Là bởi trường đại học này đào tạo những chuyên gia rất giỏi.
Cơ sở tiên phong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
Trung tâm nghiên cứu Việt Nam tại ĐHTH Quốc gia
Saint-Peterburg - Viện Hồ Chí Minh - được thành lập vào năm 2010. Trung tâm này đã trở thành lá cờ đầu trong việc nghiên cứu và phổ biến lịch sử, văn hóa Việt Nam cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh. Hàng năm, vào dịp kỷ niệm ngày sinh vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Viện đều tổ chức các hội thảo quốc tế về di sản tinh thần của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
"Tấm danh thiếp" của Viện còn là những hội nghị thường niên về chủ đề "Vòng cung bất ổn Á-Âu và những vấn đề an ninh khu vực" với phần tham gia của các nhà sử học, nhà khoa học chính trị hàng đầu đến từ nhiều nước khắp thế giới.
Những dự báo về diễn biến phát triển của tình hình quốc tế do các thành viên tham gia hội nghị đưa ra được đánh giá cao vì nổi bật bởi tính chính xác và khách quan, công bằng. Có thể tìm thấy những đánh giá quý báu này trong các tập chuyên khảo do Viện xuất bản.
Ấn phẩm đáng chú ý gần đây nhất là bản dịch sang tiếng Nga cuốn chuyên luận nổi tiếng "Binh pháp Tôn Tử" được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển ngữ sang tiếng Việt và hiện đại hóa vào năm 1945–1946. Công trình dịch thuật phức tạp này là thành quả lao động khoa học xuất sắc của
GS-TSKH Vladimir Kolotov Giám đốc Viện Hồ Chí Minh, chuyên gia Đông phương học nổi tiếng người Nga, từng được trao tặng Huân chương Hữu nghị cao quý của Việt Nam.
Nhà khoa học Nga cho biết: "Viện chúng tôi duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Nhờ sự ủng hộ từ các đối tác của chúng tôi, thư viện của Viện đã được bổ sung thêm những ấn phẩm như "Lịch sử Việt Nam" 15 tập và "Hồ Chí Minh toàn tập" 15 tập. Chính trong những ấn phẩm này tôi đã tìm thấy bản dịch cuốn "Binh pháp Tôn Tử" sang tiếng Việt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và áp dụng một cách sáng tạo luận thuyết quân sự của chiến lược gia, tư tưởng gia Trung Quốc nổi tiếng liên quan đến nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và đấu tranh giải phóng dân tộc", - ông Kolotov nói.
"Tôi làm việc với cuốn sách này trong suốt gần hai năm, và quả thực rất khó khăn: phải so sánh bản dịch giữa bản gốc tiếng Trung và những bản dịch sang các thứ tiếng châu Âu", - chuyên gia nói thêm.
Năm 2021, sách được xuất bản tại Hà Nội bằng hai thứ tiếng, sau đó chuyên gia Vladimir Kolotov dịch thêm 10 chương và bổ sung những nhận xét chi tiết. Phiên bản mở rộng được xuất bản tại Nga vào năm 2022.
Và năm 2023, phiên bản quà tặng của cuốn sách này xuất hiện dưới dạng album với 50 hình minh họa và lời tựa do Đại sứ Đặng Minh Khôi viết. Một số bản của ấn phẩm này đã được Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev trao tặng Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng và được nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đánh giá cao. Tại buổi lễ giới thiệu sách tại ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg, 30 bản chính và một số bản quà tặng đã được trao cho ông Đặng Minh Khôi Đại sứ Việt Nam tại LB Nga.
"Bản dịch trước tác quan trọng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang tiếng Nga không chỉ là niềm tự hào của người Việt Nam mà còn mang lại niềm phấn khởi cho người Nga chúng tôi. Tôi rất mừng vì bây giờ tác phẩm này sẽ có sẵn dành cho chúng tôi. Tại ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg, tác phẩm này sẽ xuất hiện trong tất cả các chương trình giáo dục về Triết học, Chính trị học và Kinh tế, sinh viên sẽ đọc và các chuyên gia sẽ nghiên cứu", - GS Kropachev nhấn mạnh.
"Chúng tôi những muốn có càng nhiều sách tiếng Việt về những lĩnh vực kiến thức khác nhau được dịch và bổ sung vào Thư viện của nhà trường. Và khi đó tinh thần và bản sắc Việt Nam sẽ được thấm nhuần không chỉ ở Khoa Đông phương học mà còn toàn thể ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg", - Viện sĩ Thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, GS Nikolai Kropachev Hiệu trưởng ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg kết luận.