Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Sự giúp đỡ toàn diện của Liên Xô cho Việt Nam DCCH: Ôn lại sự kiện 70 năm trước

© Sputnik / G. ShierbakovDỡ hàng từ tàu Razdolnoe, chuyên chở thực phẩm và hàng công nghiệp Liên Xô đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Dỡ hàng từ tàu Razdolnoe, chuyên chở thực phẩm và hàng công nghiệp Liên Xô đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2024
Đăng ký
Sputnik tiếp tục chuyên mục mạn đàm dành nói về các sự kiện và giai đoạn quan trọng trong biên niên sử quan hệ Nga-Việt. Chúng tôi đã lưu ý rằng trong thập niên giữa cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống thực dân Pháp và lần thứ hai chống đế quốc Mỹ Liên Xô giúp sự nghiệp xây dựng hoà bình ở nước Việt Nam DCCH.
Viện trợ này đã có tính chất toàn diện thực sự. Chúng ta cùng ôn lại những sự kiện nổi bật nhất trong những năm tháng đó.

Năm 1955

Tám tháng sau ngày giải phóng Hà Nội, phái đoàn nhà nước Việt Nam DCCH do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã đến Matxcơva. Tháng 7 năm 1955, Hồ Chủ tịch đặt chữ ký dưới văn kiện hiệp định thương mại đầu tiên giữa hai nước cũng như hiệp định với cam kết của Liên Xô dành viện trợ không hoàn lại cho nước Việt Nam DCCH.
Trong thời kỳ giữa hai cuộc kháng chiến, hỗ trợ kinh tế của Liên bang Xô-viết mà trước hết là của Nga dành cho Việt Nam hướng tới mục đích hình thành và phát triển các ngành nghề chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Trong đó, 1/3 tổng viện trợ của Liên Xô được cung cấp miễn phí, không hoàn lại. Trong thập kỷ này, với sự giúp đỡ của Liên Xô, 92 doanh nghiệp đã được khôi phục và xây dựng ở Việt Nam DCCH. Chỉ đến năm 1964, tỷ lệ này chiếm hơn 90% sản lượng than, hơn 80% sản lượng máy cắt kim loại, toàn bộ khối lượng khai thác thiếc và apatit, sản xuất phân bón supe lân, chế biến chè thượng hạng và cá hộp.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Xô-viết Alexandr Lavrishev và Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2024
Những trang sử vàng
Viện trợ của Liên Xô cho nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn non trẻ - không chỉ vũ khí
Từ Liên Xô, những con tàu đặc biệt chuyên dụng vượt trùng khơi tới nạo vét làm thông thủy cảng Hải Phòng. Các chuyên gia Liên Xô sử dụng thiết bị của đất nước Xô-viết bắt đầu công việc mở rộng cảng và tăng khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn hơn. Vào tháng 7 cùng năm, Liên Xô đã gửi 20 nghìn tấn gạo cho cư dân Việt Nam DCCH. Tháng tiếp đó, hai tàu Liên Xô cập cảng Hải Phòng với 10 nghìn tấn phốt-phát phục vụ nhu cầu nông nghiệp của đất nước nhiệt đới.
Tháng 10, lô xe tải hạng nặng đầu tiên của Liên Xô đã đến Hồng Gai - món quà quý gửi tặng nhân dân Việt Nam. Trong cùng tháng này, thông qua Hội Chữ thập đỏ, Chính phủ Liên Xô đã hỗ trợ tài chính cho Việt Nam DCCH để khắc phục hậu quả của cơn bão dữ. Ngoài ra, 5 tàu ​​biển Liên Xô đã chuyển gạo, chăn, vải và những mặt hàng thiết yếu khác đến Hải Phòng dành cho các cư dân Việt bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Rồi cuối năm 1955, tại Thư viện trung ương Hà Nội khai trương cuộc Triển lãm sách Liên Xô tặng cho Việt Nam với 16 nghìn ấn bản, đồng thời bắt đầu giới thiệu 200 bộ phim truyện, phim tài liệu và phim hoạt hình như món quà từ Liên Xô gửi tặng khán giả Việt Nam.
Người dân Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2024
Những trang sử vàng
Những người Nga từng làm việc ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám

Năm 1956

Tháng 4 năm ấy, phái đoàn Chính phủ Liên Xô đến thăm Hà Nội. Kết quả cuộc gặp là ngay vào tháng sau, tại Matxcơva đã ký kết hiệp định thương mại giữa hai nước. Theo đó, Liên Xô tăng đáng kể việc cung cấp cho Việt Nam DCCH các kỹ thuật, máy móc và trang thiết bị cần thiết để giải quyết nhiệm vụ xây dựng hòa bình. Về phần mình, Việt Nam DCCH đã gửi các sản phẩm từ gỗ, rau quả, đồ thủ công mỹ nghệ sang Liên Xô.
Tại thủ đô Hà Nội vào tháng 5 năm 1956 đã khai trương Bệnh viện Hồng thập tự Liên Xô với 12 phân khoa y tế, 150 giường bệnh, có 50 chuyên gia Liên Xô và 150 cán bộ nhân viên Việt Nam. Bệnh viện được Liên Xô cung cấp đầy đủ thuốc men và tất cả trang thiết bị tiên tiến bậc nhất vào thời đó. Công việc của mỗi phân khoa đều do một bác sĩ Liên Xô lãnh đạo. Một năm rưỡi sau, bệnh viện này được trao tặng cho Chính phủ nước Việt Nam DCCH và suốt trong thời gian dài vẫn là bệnh viện bề thế lớn nhất ở Hà Nội. Cùng năm đó, 3 nhóm thầy thuốc Liên Xô với nhiều chuyên ngành khác nhau đã đến Việt Nam để khám và chữa bệnh cho nhân dân Thái Bình, Hà Đông và vùng mỏ than Hồng Quảng. Đồng thời, hàng ngày các bác sĩ Liên Xô tận tâm truyền đạt kiến ​​thức, kinh nghiệm của mình cho đồng nghiệp Việt Nam.
Tại Hải Phòng, hai tàu kéo được trao tặng Việt Nam DCCH dành cho những công việc ở cảng. Cục Vận tải Đường thủy Việt Nam DCCH nhận được một con tàu nạo vét, hai chiếc xà lan và một ca nô. Tháng 9, thêm một nhóm chuyên gia Liên Xô kế tiếp được tặng thưởng Huân chương Lao động của Việt Nam vì thành tích hỗ trợ khôi phục nền kinh tế quốc dân của đất nước dân chủ cộng hoà. Và tháng sau, mỏ thiếc Tĩnh Túc ở Cao Bằng do Liên Xô tham gia xây dựng đã đi vào hoạt động.
Các thành viên tổ chức chính tri-quân sự Việt Minh thời Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2024
Những trang sử vàng
Những người Nga đầu tiên dạy tiếng Nga tại Việt Nam
Cùng thời gian này, vào tháng 10, hệ thống phát sóng vô tuyến có dây do các chuyên gia Liên Xô thiết kế lắp đặt trong bảy tháng qua đã bắt đầu vận hành tại 11 khu vực tập trung đông dân nhất của miền Bắc. Tiếp đó, Liên Xô đã trang bị trọn vẹn cho 10 phòng thí nghiệm để nghiên cứu những cơ hội tiềm năng phát triển Nông-Lâm nghiệp ở nước Cộng hòa.
Cuối năm 1956, mạng lưới đường sắt của Việt Nam DCCH được kết nối vào mạng lưới đường sắt thống nhất của các nước XHCN. Như vậy từ năm này đến năm khác cho phép liên tục gia tăng đáng kể khối lượng chuyên chở những tải trọng và hàng hóa cần thiết cung cấp cho đất nước Cộng hòa bằng đường bộ thông qua lãnh thổ Trung Quốc. Nhờ có tuyến đường sắt kết nối trực tiếp, hàng chục nghìn sinh viên Việt Nam đã được gửi đi học tập tại Liên Xô và các nước XHCN khác. Thêm nhiều chuyên gia Liên Xô được khen thưởng Huân chương Hữu nghị, biểu dương công lao phục vụ việc xây dựng tuyến vận tải đường sắt ở Việt Nam DCCH.
Chủ đề về sự hỗ trợ của Liên Xô dành cho Việt Nam DCCH trong giai đoạn giữa hai cuộc kháng chiến sẽ được tiếp nối ở phần sau của loạt bài chuyên mục “Những trang lịch sử”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала