"Quá đắt và dễ bị tổn thương". Lầu Năm Góc từ bỏ một số dự án vũ khí mới
© AP Photo / Phil SandlinTrực thăng trinh sát chiến đấu RAH-66 Comanche
© AP Photo / Phil Sandlin
Đăng ký
Hoa Kỳ quyết định chấm dứt chương trình Máy bay trinh sát tấn công tương lai (FARA) trị giá 7 tỷ USD sau khi chi ít nhất 2 tỷ USD cho dự án. Các nhà phân tích quân sự theo dõi diễn biến của cuộc xung đột vũ trang ở Ukraina đã rút ra kết luận rằng, những thiết bị như vậy sẽ không cần thiết.
Điều này đã từng xảy ra trước đây và không chỉ với máy bay quân sự. Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Đặc tính kỹ thuật tuyệt vời nhưng không phù hợp về mặt chiến thuật
Chương trình FARA đã được khởi động vào năm 2018 nhằm thay thế trực thăng OH-58 Kiowa Warrior, một cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt Nam bị loại biên vào năm 2016. Hiện tại, trực thăng tấn công hạng nặng AH-64E Apache đắt tiền kết nối với máy bay không người lái Shadow thực hiện các nhiệm vụ của trực thăng trinh sát.
CC BY 2.0 / Ronnie Macdonald / AgustaWestland Apache AH1 10
AgustaWestland Apache AH1 10
Raider X (Sikorsky S-97) và 360 Invictus (Bell) đã cạnh tranh giành hợp đồng FARA. Mô hình ba chiều của Bell 360 Invictus đã được giới thiệu với các nhà báo vào năm 2019. Cơ sở được lấy từ trực thăng Bell 525 Relentless dân dụng trong quá trình thử nghiệm đã tăng tốc lên 306 km/h.
Cỗ máy của Bell là nhỏ gọn. Nó nên được trang bị động cơ General Electric T901 mới. Cấu trúc của Apache vẫn được giữ nguyên, nhưng bộ phận hạ cánh có thể thu vào và vị trí của cánh quạt đuôi trong một kênh hình khuyên khép kín (fenestron) giống như HH-65 Dolphin của Châu Âu, Airbus Helicopters H135/145/160, Ka-62 của Nga. Một đặc điểm khạc là đôi cánh cung cấp tới một nửa lực nâng ở tốc độ nhất định. Vũ khí bố trí trong thân máy bay giúp cải thiện tính khí động học và giảm khả năng bị phát hiện bởi radar.
CC BY-SA 4.0 / Jakub Hałun / S-70i Black Hawk at Radom Air Show 2011 (cropped photo)Máy bay trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk
Máy bay trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk
Dự án Raider X của Sikorsky có thiết kế chịu lực rất khác thường. Hai cánh quạt quay ngược đồng trục (giống như hầu hết các loại trực thăng thương hiệu Kamov của Nga) cung cấp lực nâng để bay ở tốc độ thấp. Và ở phần đuôi có cánh quạt đẩy cho tốc độ cao. Cỗ máy có trọng lượng cất cánh khoảng 6 tấn và có thể tăng tốc lên 460 km/h. Trần bay thực tế là 3 km.
Có vẻ như cả hai chiếc trực thăng đều trông khá ổn: bay nhanh, cơ động, tàng hình, mang vũ khí tốt và được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại nhất. Nhưng chúng hoàn toàn không phù hợp để sử dụng trong một cuộc xung đột vũ trang chống lại đối phương có sức mạnh ngang bằng. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng diễn biến cuộc chiến ở Ukraina, Lầu Năm Góc đã đưa ra kết luận: những phương tiện này quá dễ bị phòng không tấn công.
"Các máy bay không người lái được trang bị cảm biến và vũ khí mạnh mẽ sẽ linh hoạt hơn và rẻ tiền hơn. Những chiếc trực thăng và mạng sống của tổ bay quá giá trị để có thể mạo hiểm. Cả hai bên trong cuộc xung đột ở Ukraina đang tích cực sử dụng những máy bay không người lái. Các phương pháp tiến hành trinh sát trên không đã thay đổi đáng kể. Bây giờ lợi thế sẽ thuộc về quân đội nào có thể tích hợp các đơn vị UAV vào cơ cấu của mình", - Tướng Randy George, Tham mưu trưởng Quân đội Hoa Kỳ, giải thích.
Chương trình FARA tiêu tốn khoảng 2 tỷ USD: không nhiều nếu so sánh với dự án trực thăng tàng hình RAH-66 Comanche trị giá 7,9 tỷ USD. Cỗ máy này đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 1 năm 1996, hai nguyên mẫu đã được chế tạo, nhưng, dự án đã bị hủy bỏ vào năm 2004. Những chiếc Comanche tiếp theo hóa ra lại quá đắt, khó bảo trì và được trang bị quá mức cho các chiến dịch viễn chinh ở các nước thuộc thế giới thứ ba.
Những phương tiện chiến đấu mặt đất hứng chịu thất bại
Tuy nhiên, Mỹ không chỉ gặp thất bại với những mẫu máy bay quân sự đầy hứa hẹn. Vào những năm 1990, General Dynamics đã phát triển pháo tự hành XM2001 Crusader. Pháo tầm xa đã được trang bị những thiết bị điện tử tiên tiến nhất vào thời điểm đó: tổ hợp thiết bị định vị vô tuyến điện tử, tính toán góc hướng, giám sát tình trạng của các bộ phận của cỗ máy, v.v. Tầm bắn của đạn phân mảnh có sức nổ cao được cho là 40 km. Nguyên mẫu đã xác nhận đầy đủ các đặc tính được tính toán. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2002, Lầu Năm Góc tuyên bố đóng cửa chương trình. Dự án này đã bị dừng do chi phí quá cao: 25 triệu USD mỗi khẩu pháo. Còn giá thành của pháo tự hành PzH 2000 của Đức, vốn chỉ kém hơn một chút về đặc tính, chỉ là 4,5 triệu USD.
CC0 / Gerben van Es/Ministerie van Defensie / Pháo tự hành PzH 2000
Pháo tự hành PzH 2000
Dự án đắt tiền nhất là chương trình "Các hệ thống chiến đấu tương lai" FCS (Future Combat Systems), trong đó họ đã phát triển dòng vũ khí gồm tám loại xe bọc thép, kể cả xe tăng đầy hứa hẹn. Dự án "xe tăng tương lai" dựa trên khung gầm bánh xích tiêu tốn 18,1 tỷ USD. Khoảng 1/3 công việc đã hoàn thành, nhưng đến năm 2009, Tổng thống Obama tuyên bố ngừng tài trợ cho chương trình. Khi đó người Mỹ tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố và không có nhu cầu lớn về các loại thiết bị quân sự công nghệ cao.
Những con tàu "vàng"
Hải quân Hoa Kỳ đã đặt nhiều hy vọng vào các tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Zumwalt - những chiếc tàu đa năng có khả năng hỗ trợ hỏa lực cho tàu đổ bộ và tấn công bằng vũ khí chính xác vào lực lượng mặt đất và cơ sở hạ tầng, cũng như tàu mặt nước của đối phương. Kế hoạch đóng tàu khu trục lớp Zumwalt bắt đầu từ năm 2007. Hải quân dự kiến đặt mua 32 tàu lớp Zumwalt với giá 40 tỷ USD. Tuy nhiên, sau đó đơn đặt hàng giảm xuống còn 24 tàu khu trục, và cuối cùng họ quyết định giới hạn chỉ còn 3 tàu. Theo dữ liệu mới nhất, chi phí đóng mỗi tàu lên đến 4,4 tỷ USD. Nếu tính đến chi phí bảo trì các tàu khu trục trong suốt vòng đời của chúng, tổng số tiền có thể vượt quá 7 tỷ USD.
© AP Photo / Robert F. BukatyTàu khu trục USS Michael Monsoor lớp Zumwalt của Hải quân Hoa Kỳ.
Tàu khu trục USS Michael Monsoor lớp Zumwalt của Hải quân Hoa Kỳ.
© AP Photo / Robert F. Bukaty
Tình hình tồi tệ nhất đã xảy ra với vũ khí dành cho các tàu khu trục này - pháo tự động (AGS) 155mm với tầm bắn lên đến 148 km. Hóa ra, chi phí cho loại đạn LRLAP được sử dụng trong đó lên tới 800.000 USD mỗi viên. Trong khi đó, tên lửa hành trình Tomahawk được thử nghiệm trên chiến trường có tầm bắn 2.500 km và có giá không cao hơn - khoảng 1 triệu USD. Do đó, Hải quân quyết định thay thế súng AGS bằng bệ phóng tên lửa siêu vượt âm tiên tiến. Nhưng khi nào chúng sẽ xuất hiện thì vẫn chưa rõ: các chương trình "siêu vượt âm" của Mỹ đang bị đình trệ.
Đúng, Zumwalt mang theo 80 tên lửa hành trình. Nhưng các tàu khu trục lớp Arleigh Burke rẻ hơn cũng có thể mang số lượng tên lửa như vậy. Vậy tại sao phải trả nhiều tiền hơn?