TP.HCM làm metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, không xin tiền Trung ương, chỉ cần cơ chế

© Ảnh : TTXVN - Vũ Tiến LựcTriển khai thi công đầu năm dự án tàu điện ngầm số 2 Bến Thành – Tham Lương
Triển khai thi công đầu năm dự án tàu điện ngầm số 2 Bến Thành – Tham Lương - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2024
Đăng ký
Tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương đã chính thức được triển khai thi công trong sáng mùng 8 Tết (17/2). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 47.900 tỷ đồng, có chiều dài 11km đi qua địa bàn của 6 quận của thành phố.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, việc mỗi năm dành một vài tỷ USD cho metro không phải vấn đề lớn với ngân sách thành phố, nhưng quan trọng phải có cơ chế tài chính để thực hiện.

Triển khai Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương

VTC News đưa tin, ngày 17/2/2024, Ban Quản lý Đường sắt đô thị đã tổ chức lễ triển khai thi công đầu năm Giáp Thìn 2024 Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM (dự án Metro số 2 Bến Thành – Tham Lương) tại nhà ga trung tâm Bến Thành.
Tại lễ triển khai thi công sáng nay, ông Bùi Anh Huấn, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM, đề nghị các nhà thầu khẩn trương huy động công nhân, phương tiện máy móc thực hiện dự án.
© Ảnh : TTXVN - Vũ Tiến LựcTriển khai thi công đầu năm dự án tàu điện ngầm số 2 Bến Thành – Tham Lương
Triển khai thi công đầu năm dự án tàu điện ngầm số 2 Bến Thành – Tham Lương - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2024
Triển khai thi công đầu năm dự án tàu điện ngầm số 2 Bến Thành – Tham Lương
Đại diện Ban Quản lý Đường sắt đô thị cũng đề nghị nhà thầu thi công thoát nước chủ trì phối hợp với các nhà thầu cấp nước, điện triển khai thi công ngay sau buổi lễ, nhằm đảm bảo tiến độ đã thống nhất giữa các bên cơ bản hoàn thành việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật trong năm 2024, sẵn sàng bàn giao cho nhà thầu chính thi công đường hầm và các nhà ga vào năm 2025.
Trước đó, ngày 22/6/2023, Ban Quản lý cũng đã tổ chức lễ khởi công các công trình hạ tầng kỹ thuật đối với hạng mục điện. Hiện việc di dời công trình hạ tầng kỹ thuật đã hoàn tất công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu di dời - tái lập công trình cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, biển báo, đèn tín hiệu giao thông vào tháng 12/2023.

Dự án Metro số 2

Dự án xây dựng Metro số 2 được UBND TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 4474/QĐ-UBND ngày 11/10/2010, phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 4880/QĐ-UBND ngày 14/11/2019.
Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 47.900 tỷ đồng, sử dùng nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) và vốn đối ứng từ ngân sách.
Dự án có chiều dài 11,042km (đoạn tuyến đi ngầm dài khoảng 9,091km; đoạn tuyến đi trên cao, chuyển tiếp và đường dẫn depot dài khoảng 1,951km).
Điểm đầu dự án đặt tại nhà ga Bến Thành (quận 1), điểm cuối tại depot Tham Lương (quận 12), với 9 ga ngầm, 1 ga trên cao và 1 depot. Dự án xây dựng Metro số 2 cũng cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ như đầu máy, toa xe, các hệ thống cơ điện, thông tin, tín hiệu, kiểm soát, bán vé tự động.
Phối cảnh ga ngầm C9 ở khu vực hồ Hoàn Kiếm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2024
16 năm nằm trên giấy, metro Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo đội vốn hơn 16.000 tỷ đồng
Tuyến metro đi qua địa bàn của 6 quận, bao gồm quận 1, quận 3, quận 10, quận 12, quận Tân Bình, quận Tân Phú. Tổng diện tích thu hồi của dự án là 251.136m2; tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ là hơn 3.700 tỷ đồng. Hiện tỷ lệ bàn giao mặt bằng đã đạt 86,69% (508/586 trường hợp).
Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, metro số 2 là công trình có vai trò quan trọng trong phát triển hệ thống đường sắt đô thị của thành phố, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông, chỉnh trang, phát triển đô thị và thúc đẩy kinh tế, xã hội TP.HCM.
Dự án đặt nền móng cho giai đoạn phát triển không gian ngầm của thành phố trên cơ sở các nhà ga ngầm dọc tuyến. Dự án áp dụng cách làm mới, đảm bảo 100% giải phóng mặt bằng sạch, hạ tầng kỹ thuật sạch trước khi thi công công trình.
Theo kế hoạch, tuyến metro số 2 sẽ hoàn thành vào năm 2026. Tuy nhiên, vì lý do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn nên dự án được lùi thời gian hoàn thành đến năm 2030.

TP.HCM chỉ cần xin cơ chế làm metro, không xin tiền

Tại cuộc họp Tổ chuyên gia tư vấn xây dựng, phát triển hệ thống đường sắt đô thị thành phố diễn ra ngày 16/2, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, việc mỗi năm dành một vài tỷ USD cho metro không phải vấn đề lớn với ngân sách thành phố, nhưng quan trọng phải có cơ chế tài chính để thực hiện.
"Chúng ta không xin Trung ương vài chục nghìn tỷ, trăm tỷ đồng để làm metro mà chỉ xin cơ chế tài chính để thành phố thực hiện", - Vnexpress dẫn lời ông Mãi.
TP.HCM được quy hoạch 8 tuyến metro và 3 tuyến xe điện mặt đất (đường sắt một ray) với tổng chiều dài khoảng 220 km, vốn đầu tư ước tính gần 25 tỷ USD. Trong đó, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và số 2 (Bến Thành - Tham Lương) có tổng chiều dài hơn 30 km đã được triển khai từ vốn ODA theo cơ chế cấp phát từ ngân sách Trung ương. Trong khi đó, các tuyến còn lại chưa được đầu tư.
Kết luận 49 của Bộ Chính trị nêu rõ, đến năm 2035, tức còn chưa đến 12 năm nữa, TP.HCM phải hoàn thành hơn 200 km đường sắt đô thị. Thành phố đã thành lập Tổ tư vấn và nghiên cứu đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị. Dự kiến trong quý 1 này, đề án sẽ được hoàn thiện để trình Trung ương.
TP.HCM cần những cơ chế mới, cách làm mới để hiện thực hóa giấc mơ metro - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2023
TPHCM muốn Ấn Độ đầu tư metro và công nghệ cao
Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, chỉ riêng đầu tư công năm 2024 của thành phố đã đạt gần 4 tỷ USD. Các năm trước, vốn dành cho các công trình giao thông chiếm đến 70%. Vì vậy, mỗi năm thành phố bỏ ra một vài tỷ USD cho công trình trọng điểm là metro không phải "quá nặng với ngân sách thành phố".
"200 km metro cần chục tỷ USD để hoàn thành nhưng không phải có ngay mà chia đều mỗi năm một vài tỷ. Vấn đề là kế hoạch dòng tiền, nguồn, cơ chế huy động vốn để bố trí hàng năm. Đó chính là thành phố xin cơ chế tài chính", - người đứng đầu chính quyền TP.HCM lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала