Ai Cập nộp công hàm lên Tòa án Công lý Quốc tế phản đối hành động của Israel ở Palestine
© AP Photo / Ariel SchalitXe tăng Israel vượt qua biên giới Gaza-Israel
© AP Photo / Ariel Schalit
Đăng ký
Ai Cập nộp công hàm lên Tòa án Công lý Quốc tế trong tương quan xảy ra hành động của Israel ở Palestine, theo tin đưa trên kênh truyền hình Ai Cập Al Qahera News, dẫn nguồn từ các quan chức cấp cao
"Ai Cập gửi công hàm lên Tòa án Công lý Quốc tế phản đối hành động của Israel tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng", - nguồn tin của kênh truyền hình cho biết.
Nguồn tin cũng lưu ý rằng Ai Cập sẽ trình bày lập luận của mình vào ngày 21 tháng 2.
Tổng thư ký LHQ: Quyết định của Tòa án Quốc tế phải được thực thi
Trước đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Liên Hợp Quốc về các quyền bất khả xâm phạm của người dân Palestine rằng quyết định của Tòa án Công lý Quốc tế phải được thực thi.
Ông Antonio Guterres nói: "Luật nhân đạo quốc tế, bao gồm các nguyên tắc về tính tương xứng của các cuộc tấn công và biện pháp phòng ngừa trong các cuộc tấn công, phải luôn được tôn trọng. Các quyết định mang tính ràng buộc của Tòa án Quốc tế phải được thực thi".
Tòa án Công lý Quốc tế đã ra phán quyết rằng Israel phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn nạn diệt chủng ở Dải Gaza.
Điều này đã được Chủ tịch Tòa án Joan Donoghue tuyên bố, đồng thời công bố quyết định về khiếu nại của Nam Phi chống lại Israel về khả năng vi phạm Công ước về ngăn chặn và trừng phạt tội ác diệt chủng.
Xung đột Palestine – Israel gia tăng căng thẳng nghiêm trọng
Israel hứng chịu vụ tấn công tên lửa chưa từng có vào ngày 7/10 từ Dải Gaza sau tuyên bố về Chiến dịch "Lũ lụt Al-Aqsa" được tổ chức bởi cánh quân sự của Phong trào Hamas Palestine. Sau đó các chiến binh của tổ chức này đã thâm nhập vào các khu vực biên giới ở miền nam Israel và nổ súng vào cả quân đội và dân thường, đồng thời bắt đi con tin. Tại Israel, theo chính quyền nước này cho biết, đã có hơn 1,4 người chết hàng nghìn người, trong đó có 300 quân nhân, hơn 5 nghìn người bị thương.
Để đáp trả, Lực lượng Phòng vệ Israel đã phát động Chiến dịch "Thanh kiếm sắt" chống lại Hamas ở Dải Gaza. Trong vòng vài ngày, quân đội Israel đã nắm quyền kiểm soát tất cả các khu định cư gần biên giới với Gaza và bắt đầu tổ chức không kích vào các mục tiêu, bao gồm cả các mục tiêu dân sự trên lãnh thổ Dải Gaza. Israel cũng tuyên bố phong tỏa hoàn toàn Dải Gaza: việc cung cấp nước, thực phẩm, điện, thuốc, nhiên liệu đã bị ngừng.
Xung đột Palestine-Israel liên quan đến vấn đề lợi ích lãnh thổ của các bên vấn đề này là nguyên nhân gây căng thẳng trong nhiều thập kỷ và các xung đột quân sự trong khu vực. Theo Nghị quyết của Liên Hợp Quốc, với vai trò tích cực của Liên Xô trong vào năm 1947, đã xác định việc thành lập hai nhà nước - Israel và Palestine, nhưng chỉ có nhà nước Israel được thành lập.
Xung đột Palestine-Israel liên quan đến vấn đề lợi ích lãnh thổ của các bên vấn đề này là nguyên nhân gây căng thẳng trong nhiều thập kỷ và các xung đột quân sự trong khu vực. Theo Nghị quyết của Liên Hợp Quốc, với vai trò tích cực của Liên Xô trong vào năm 1947, đã xác định việc thành lập hai nhà nước - Israel và Palestine, nhưng chỉ có nhà nước Israel được thành lập.