Nhà phân tích giải thích sự cần thiết phải tạm đình chỉ START-3

© AP Photo / Russian Defense Ministry Press ServicePhóng tên lửa đạn đạo liên lục địa "YARS" trong khuôn khổ tập trận hạt nhân của Nga từ sân bay vũ trụ Plesetsk
Phóng  tên lửa đạn đạo liên lục địa YARS trong khuôn khổ tập trận hạt nhân của Nga từ sân bay vũ trụ Plesetsk - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2024
Đăng ký
Quyết định đình chỉ việc tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) của Nga là bước đi phù hợp và khả thi duy nhất trong tình hình quốc tế đầy biến động hiện nay, khi Mỹ thực chất đang tiến hành chiến tranh với LB Nga thông qua Ukraina.
Đây là nhận định chia sẻ với Sputnik của ông Igor Korotchenko, chuyên gia phân tích quân sự nổi tiếng, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng.
Cách đây tròn một năm, vào ngày 21/2/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thông điệp gửi Quốc hội Liên bang thông báo Nga tạm đình chỉ tham gia Hiệp ước START được ký kết giữa Nga và Mỹ, đồng thời nhấn mạnh rằng nước này không rút khỏi hiệp ước. Ông lưu ý rằng trước khi quay lại cuộc thảo luận về vấn đề này cần phải hiểu những gì các nước như Pháp và Anh đang có tham vọng và tính đến kho vũ khí chiến lược của họ, tức là tổng tiềm năng tấn công của cả khối NATO. Công hàm chính thức về việc đình chỉ tham gia Hiệp ước của Nga đã được chuyển tới phía Mỹ vào ngày 28/2 cùng năm.
“Quyết định tạm thời đình chỉ sự tham gia của Nga vào START-3 chắc chắn là hợp lý và dựa trên hiện trạng đang diễn ra, với việc Hoa Kỳ trên thực tế đang tiến hành một cuộc chiến tranh không tuyên bố chống lại Nga thông qua Ukraina, thì việc phải hạn chế mình trong khuôn khổ nào đó và thậm chí còn hơn thế nữa – để các sĩ quan tình báo Mỹ đi kiểm tra các cơ sở của chúng ta – là một việc hoàn toàn không hợp lý”, - ông Korotchenko nói.
Lầu Năm Góc - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2023
Mỹ ngừng chuyển cho Nga thông tin về vũ khí theo Hiệp ước START-3
Nhà phân tích lưu ý rằng nhờ quyết định này mà ngày nay Nga không gặp trở ngại nào trong việc tăng số lượng phương tiện mang phóng và triển khai đầu đạn hạt nhân - việc làm cần thiết để đảm bảo an ninh đất nước.
“Trong tình hình chính trị đối ngoại bất ổn và quan hệ quốc tế hỗn loạn hiện nay, lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga là yếu tố đảm bảo chính để ngăn chặn chiến tranh thế giới thứ ba và là phương tiện đáng tin cậy để ngăn chặn hành động xâm lược tiềm tàng của liên minh phương Tây chống lại Nga”, - người đối thoại của hãng tin nhấn mạnh.
Đồng thời, theo ông Korotchenko, mặc dù tạm dừng tham gia Hiệp ước New START (START-3), Nga vẫn tiếp tục thông báo cho Mỹ về các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa từ đất liền và từ biển, giống như phía Mỹ tiếp tục thông báo cho LB Nga, qua đó tránh cho thế giới không gặp phải “những tình huống cực đoan nhất”. Theo ông Korotchenko, ngày nay cơ cấu lực lượng hạt nhân của Nga cần có một số thay đổi, cụ thể trong đó là việc triển khai hệ thống tên lửa chiến đấu đường sắt (BZhRK) Barguzin tại các vị trí từ Moskva đến Vladivostok.
“Với bề ngoài không thể phân biệt được với các đoàn tàu chở hàng thông thường, khả năng “tàng hình” trước trinh sát vệ tinh, ba hoặc tốt hơn nữa là năm tổ hợp BZhRK Barguzin như vậy thuộc Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ sẵn sàng thực hiện đòn tấn công trả đũa khốc liệt vào lãnh thổ của kẻ xâm lược từ bất kỳ nơi nào ở Nga”, - ông Korotchenko nói.
New START có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Theo các điều khoản của hiệp ước, mỗi bên tham gia phải cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình để trong vòng 7 năm và từ đó về sau tổng số vũ khí của mỗi bên không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 bệ phóng kể cả đã triển khai lẫn chưa triển khai. New START sẽ hết hiệu lực vào năm 2026.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала