Dân còn khó khăn nhưng xây tượng đài, cổng chào to: Bộ trưởng Văn hoá nói gì?

© Depositphotos.com / Ivan KurmyshovVăn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2024
Đăng ký
Theo lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhu cầu làm đẹp không gian kiến trúc đô thị bằng công trình mỹ thuật như tượng đài, tranh hoành tráng là nhu cầu tự thân của một xã hội phát triển.
Về phong trào xây dựng gia đình văn hóa, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, việc thi đua xây dựng gia đình văn hóa là nhằm động viên, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước.

Cử tri kiến nghị về phong trào gia đình văn hoá, xây tượng đài ở địa phương

Báo Tuổi trẻ đưa tin, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới đây đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai gửi đến trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV về tình trạng xây dựng tượng đài không có quy hoạch, đặt không đúng vị trí.
Trong bối cảnh các trận lũ lụt, cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa xuống cấp, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn do dịch Covid-19, thì tại một số địa phương kinh phí xây dựng các công trình cổng chào, tượng đài, các bức phù điêu vẫn rất lớn.
Đòng thời, cử tri kiến nghị cần xem lại phong trào xây dựng gia đình văn hóa, vì kinh phí hiện nay chi cho phong trào này còn rất nhiều.
Trả lời kiến nghị của cử tri về nội dung này, ông Nguyễn Văn Hùng – Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, việc thi đua xây dựng gia đình văn hóa trên cả nước là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước.
Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2024
Bộ Chính trị kiên quyết xử lý nghiêm tham nhũng trong lĩnh vực thể dục, thể thao
Bên cạnh đó là đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt thành tích tốt nhất trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh đã được quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, kinh phí cho hoạt động thi đua đã được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng và do UBND tỉnh, thành phố cân đối, bảo đảm theo tình hình thực tế tại địa phương.
Về việc xây dựng các công trình mỹ thuật (tượng đài, tranh hoành tráng) để ghi dấu ấn lịch sử, các sự kiện chính trị, văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng việc góp phần tích cực vào việc giáo dục văn hóa truyền thống, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân là có cơ sở.
Bên cạnh đó, nhu cầu làm đẹp không gian kiến trúc đô thị bằng công trình mỹ thuật trong quá trình đô thị hóa cũng là nhu cầu tự thân của một xã hội phát triển.
Từ năm 2013, Chính phủ đã ban hành nghị định 113/2013 về hoạt động mỹ thuật, trong đó quy định rõ về cơ quan quản lý mỹ thuật, kinh phí mỹ thuật trong các công trình văn hóa, thể thao và du lịch... thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Sau khi nghị định đi vào hiệu lực từ ngày 1/12/2013, có rất ít tỉnh/thành phố triển khai nhiệm vụ quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng tại địa bàn cấp tỉnh. Điều này dẫn đến tình trạng xây dựng tượng đài không có quy hoạch, đặt không đúng vị trí, không phù hợp với cảnh quan môi trường... diễn ra ở một số địa phương.
Dựa trên các quy định pháp luật, tình hình thực tiễn, báo cáo của các địa phương về kết quả 10 năm thực hiện nghị định 113 và tổng hợp, rà soát các nội dung hướng dẫn quy định chi tiết về công trình mỹ thuật ngoài trời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thiện hồ sơ đề xuất, sửa đổi nghị định này.
Chồng tài liệu trên bàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2024
Phê bình Cục Thể dục Thể thao vì xử lý chậm vụ VĐV tố HLV thu "tiền phế"
Hiện tại, Bộ đang gửi xin ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan và nhân dân, dự kiến sẽ trình lên Chính phủ vào quý III năm nay.

Tổ chức lễ hội trang trọng, đúng lễ nghi truyền thống

Cử tri tỉnh Lâm Đồng có ý kiến cho rằng, việc tổ chức lễ hội truyền thống hiện chưa có quy định, hướng dẫn về hoạt động giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; cũng như quy định, hướng dẫn không tiếp nhận và đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam vào các khu di tích, thờ tự...
Chính vì vậy công tác quản lý của cơ quan chức năng còn gặp nhiều khó khăn. Từ thực tiễn trên, cử tri đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, ban hành các quy định cụ thể với hoạt động trên.
Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, nghị định 110 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội đã có quy định cụ thể về hoạt động tổ chức, giới thiệu lễ hội, trách nhiệm các đơn vị.
Theo đó, UBND cấp tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động lễ hội tại địa phương, bảo đảm lễ hội được tiến hành trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống; loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển của đất nước.
Rạp chiếu phim - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2024
Đào, phở và piano "bất ngờ" cháy vé
Đối với các lễ hội tổ chức tại các di tích lịch sử - văn hóa phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh theo quy định.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan phối hợp quản lý, tổ chức, bảo đảm hoạt động lễ hội được tiến hành trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала