https://kevesko.vn/20240228/hon-ngoc-vien-dong-cua-viet-nam-khong-duoc-trao-du-quyen-28432018.html
Hòn ngọc Viễn Đông của Việt Nam "không được trao đủ quyền"
Hòn ngọc Viễn Đông của Việt Nam "không được trao đủ quyền"
Sputnik Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh – hòn ngọc Viễn Đông của Việt Nam, đóng góp gần 20% GDP cả nước và 25% tổng thu ngân sách nhưng lại "đang không được trao đủ quyền". 28.02.2024, Sputnik Việt Nam
2024-02-28T19:56+0700
2024-02-28T19:56+0700
2024-02-28T19:56+0700
kinh tế
gdp
việt nam
thành phố hồ chí minh
dự án
bộ kế hoạch và đầu tư
công nghệ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/02/1c/28432659_0:44:1024:620_1920x0_80_0_0_2ffaf6fe790f1d5b9041d174382fe9ff.jpg
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, TP.HCM đủ tiềm lực hướng tới các kịch bản tăng trưởng cao hơn nhưng bị vướng bởi chưa có chính sách, thể chế đúng mà gốc rễ, theo ông là TP.HCM "không được trao đủ quyền, không được tự chủ đủ mức".TP.HCM đóng góp gần 20% GDP, 25% ngân sáchNgày 28/2 diễn ra Hội thảo tham vấn đối với dự thảo Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, cửa ngõ kết nối vùng; là trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước, là đầu tàu, động lực có sức lan tỏa lớn của vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.Ông Dũng nhắc lại, thành phố Hồ Chí Minh đóng góp gần 20% GDP cả nước và 25% tổng thu ngân sách.Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Dũng, thời gian qua, thành phố Hồ Chí Minh đối mặt với những khó khăn, thách thức. Trong đó, nhiều tiềm năng, thế mạnh của địa phương và các đột phá sáng tạo chưa được khai thác hiệu quả.Ông cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế của TP.HCM chưa tương ứng tiềm năng lợi thế, kỳ vọng và "vai trò đầu tàu, dẫn dắt đang có xu hướng suy giảm" (tỷ lệ đóng góp GDP năm 2023 chỉ còn 16,5%).Bộ trưởng lưu ý, trong quy hoạch tới đây, thành phố cần xác định được trọng tâm, các khâu đột phá, các ngành kinh tế ưu tiên để khai mở các tiềm năng, động lực phát triển.TPHCM không được trao đủ quyềnCác đại biểu lưu ý, tăng trưởng của TP.HCM vẫn chủ yếu mở rộng theo chiều ngang, với sự gia tăng yếu tố đầu vào là lao động.Nhìn nhận về những vấn đề hiện tại của TP.HCM, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cũng chỉ rõ, thành phố vẫn chủ yếu dựa vào lợi thế có sẵn, không có giá trị gia tăng mới.Ông cho rằng, TP.HCM đang có xu hướng rơi vào bẫy thu nhập trung bình một cách nhanh chóng.Chuyên gia cho rằng, bẫy thu nhập trung bình là tình trạng khi nền kinh tế đạt đến mức thu nhập bình quân nhất định và giậm chân tại mức đó, không thể vượt qua ngưỡng để trở nên giàu có hơn.Đối với cụ thể trường hợp của TP.HCM, TS. Nguyễn Đình Cung lý giải, thành phố đang đối diện một số vấn đề như các ngành công nghiệp thế hệ sau không phát triển đủ mạnh, lớn để thay thế cho thế hệ đầu tiên (thâm dụng lao động lớn) trong khi đang phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các ngành dịch vụ hiện đại, có giá trị gia tăng cao cũng chưa xuất hiện đủ nhanh.TS. Cung nêu quan điểm, thực tế, thành phố có đủ tiềm lực, điều kiện để hướng đến mục tiêu, các kịch bản tăng trưởng cao hơn nhưng lại bị vướng bởi chưa có chính sách, thể chế đúng mà "gốc rễ là TP HCM không được trao đủ quyền, không được tự chủ đủ mức" để có tư duy mới với dư địa chính sách, thể chế đặc thù đủ lớn trong xây dựng bộ máy, đội ngũ lãnh đạo, công chức đủ năng lực xây dựng, thực thi, giải quyết yêu cầu, mẫu thuẫn trong phát triển kinh tế - xã hội.Đánh giá về Nghị quyết 98, ông cho rằng, đây mới chỉ là "nửa chừng xuân". Chuyên gia khuyến nghị, cần đẩy mạnh đầu tư phát triển cho TP.HCM vì mức chi hiện nay quá thấp.Về thực trạng này, Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi cũng thừa nhận mô hình, thể chế là điểm nghẽn gốc của thành phố. Trước đó, trong một số cuộc họp ông cũng nêu việc bản thân TP.HCM không cần tiền từ Trung ương mà chủ yếu cần cơ chế.Kiểu phát triển "vết dầu loang" không còn phù hợpGóp ý phát triển "hòn ngọc Viễn Đông" của Việt Nam, GS.TS, KTS Trần Trọng Hanh, Chủ nhiệm Đồ án quy hoạch TPHCM cho biết, với quy mô dân số gần 10 triệu dân, TP.HCM sẽ là 1 trong 20 siêu thành phố trên thế giới, trong khi quỹ đất thuận lợi để khai thác còn lại rất ít.Phát biểu tại hội thảo, ông Chris Malone, Giám đốc Điều hành của Boston Consulting Group (BCG) đã so sánh TPHCM như một chiếc xe hơi, muốn chạy được với tốc độ cao thì trước hết phải đánh giá rất cụ thể động cơ của chiếc xe đó cũng như chế độ vận hành và cho rằng, TPHCM có thể và cần phát huy thế mạnh của mình về đội ngũ nhân lực trẻ, thông minh, năng động với trình độ công nghệ cao để phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ phục vụ sản xuất nói riêng.Ông nêu ý kiến, đồ án quy hoạch khá tập trung vào phát triển không gian, cần chú trọng hơn về phát triển kinh tế - xã hội.
https://kevesko.vn/20240117/tphcm-don-trung-tam-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-27636376.html
https://kevesko.vn/20240217/tphcm-lam-metro-so-2-ben-thanh---tham-luong-khong-xin-tien-trung-uong-chi-can-co-che-28216982.html
thành phố hồ chí minh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/02/1c/28432659_113:0:1024:683_1920x0_80_0_0_19f6fb9e9e9eb4a750e149f9263ee9b9.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
kinh tế, gdp, việt nam, thành phố hồ chí minh, dự án, bộ kế hoạch và đầu tư, công nghệ
kinh tế, gdp, việt nam, thành phố hồ chí minh, dự án, bộ kế hoạch và đầu tư, công nghệ
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, TP.HCM đủ tiềm lực hướng tới các kịch bản tăng trưởng cao hơn nhưng bị vướng bởi chưa có chính sách, thể chế đúng mà gốc rễ, theo ông là TP.HCM "không được trao đủ quyền, không được tự chủ đủ mức".
TP.HCM đóng góp gần 20% GDP, 25% ngân sách
Ngày 28/2 diễn ra Hội thảo tham vấn đối với dự thảo Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, cửa ngõ kết nối vùng; là trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước, là đầu tàu, động lực có sức lan tỏa lớn của vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Ông Dũng nhắc lại,
thành phố Hồ Chí Minh đóng góp gần 20% GDP cả nước và 25% tổng thu ngân sách.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Dũng, thời gian qua, thành phố Hồ Chí Minh đối mặt với những khó khăn, thách thức. Trong đó, nhiều tiềm năng, thế mạnh của địa phương và các đột phá sáng tạo chưa được khai thác hiệu quả.
Ông cũng thẳng thắn chỉ ra rằng,
tăng trưởng kinh tế của TP.HCM chưa tương ứng tiềm năng lợi thế, kỳ vọng và "vai trò đầu tàu, dẫn dắt đang có xu hướng suy giảm" (tỷ lệ đóng góp GDP năm 2023 chỉ còn 16,5%).
"Các tỉnh, thành khác vượt lên, TPHCM chậm lại. Sắp tới, lợi thế cửa ngõ quốc tế chắc chắn sẽ suy giảm", - Bộ trưởng nói.
"Ngoài ra, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động đóng góp vào tăng trưởng thấp hơn trung bình cả nước; tỷ trong công nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm dần; cơ cấu nội bộ của ngành công nghiệp còn lạc hậu, dựa nhiều vào thâm hụt lao động", - TTXVN dẫn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay.
Bộ trưởng lưu ý, trong quy hoạch tới đây, thành phố cần xác định được trọng tâm, các khâu đột phá, các ngành kinh tế ưu tiên để khai mở các tiềm năng, động lực phát triển.
TPHCM không được trao đủ quyền
Các đại biểu lưu ý, tăng trưởng của TP.HCM vẫn chủ yếu mở rộng theo chiều ngang, với sự gia tăng yếu tố đầu vào là
lao động.
Nhìn nhận về những vấn đề hiện tại của TP.HCM, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cũng chỉ rõ, thành phố vẫn chủ yếu dựa vào lợi thế có sẵn, không có giá trị gia tăng mới.
Ông cho rằng, TP.HCM đang có xu hướng rơi vào bẫy thu nhập trung bình một cách nhanh chóng.
Chuyên gia cho rằng, bẫy thu nhập trung bình là tình trạng khi nền kinh tế đạt đến mức thu nhập bình quân nhất định và giậm chân tại mức đó, không thể vượt qua ngưỡng để trở nên giàu có hơn.
Đối với cụ thể trường hợp của TP.HCM, TS. Nguyễn Đình Cung lý giải, thành phố đang đối diện một số vấn đề như các ngành công nghiệp thế hệ sau không phát triển đủ mạnh, lớn để thay thế cho thế hệ đầu tiên (thâm dụng lao động lớn) trong khi đang phải
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các ngành dịch vụ hiện đại, có giá trị gia tăng cao cũng chưa xuất hiện đủ nhanh.
TS. Cung nêu quan điểm, thực tế, thành phố có đủ tiềm lực, điều kiện để hướng đến mục tiêu, các kịch bản tăng trưởng cao hơn nhưng lại bị vướng bởi chưa có chính sách, thể chế đúng mà "gốc rễ là TP HCM không được trao đủ quyền, không được tự chủ đủ mức" để có tư duy mới với dư địa chính sách, thể chế đặc thù đủ lớn trong xây dựng bộ máy, đội ngũ lãnh đạo, công chức đủ
năng lực xây dựng, thực thi, giải quyết yêu cầu, mẫu thuẫn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đánh giá về Nghị quyết 98, ông cho rằng, đây mới chỉ là "nửa chừng xuân". Chuyên gia khuyến nghị, cần đẩy mạnh đầu tư phát triển cho TP.HCM vì mức chi hiện nay quá thấp.
"Nhiều năm, TP.HCM đã bị lấy đi quá nhiều nguồn thu ngân sách nhưng đổi lại không có cơ chế, chính sách, công cụ phù hợp, đủ hấp dẫn để huy động nguồn lực xã hội", - Vnexpress dẫn ý kiến phát biểu của vị chuyên gia.
Về thực trạng này, Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi cũng thừa nhận mô hình, thể chế là điểm nghẽn gốc của thành phố. Trước đó, trong một số cuộc họp ông cũng nêu việc bản thân TP.HCM không cần tiền từ Trung ương mà chủ yếu cần cơ chế.
Kiểu phát triển "vết dầu loang" không còn phù hợp
Góp ý phát triển "hòn ngọc Viễn Đông" của Việt Nam, GS.TS, KTS Trần Trọng Hanh, Chủ nhiệm Đồ án quy hoạch TPHCM cho biết, với quy mô dân số gần 10 triệu dân, TP.HCM sẽ là 1 trong 20 siêu thành phố trên thế giới, trong khi quỹ đất thuận lợi để khai thác còn lại rất ít.
"Kiểu phát triển "vết dầu loang" (tức đô thị đơn cực) lâu nay không thích hợp nữa, thay vào đó, thành phố phải phát triển đa cực, xanh, thông minh, đảm bảo môi trường bền vững", - GS.TS, KTS Trần Trọng Hanh cho rằng, mô hình phát triển mới cũng sẽ ngăn chặn được tình trạng di dân ồ ạt, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Phát biểu tại hội thảo, ông Chris Malone, Giám đốc Điều hành của Boston Consulting Group (BCG) đã so sánh TPHCM như một chiếc xe hơi, muốn chạy được với tốc độ cao thì trước hết phải đánh giá rất cụ thể động cơ của chiếc xe đó cũng như chế độ vận hành và cho rằng, TPHCM có thể và cần phát huy thế mạnh của mình về đội ngũ nhân lực trẻ, thông minh, năng động với trình độ công nghệ cao để phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ phục vụ sản xuất nói riêng.
"Trong 20 năm qua, Việt Nam đã rất thành công trong khai thác dòng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam, rõ nhất là sản xuất điện thoại thông minh. Nhưng còn thiết kế thì sao? Vẫn ở Trung Quốc", - ông Chris Malone gợi ý.
Ông nêu ý kiến, đồ án quy hoạch khá tập trung vào phát triển không gian, cần chú trọng hơn về phát triển kinh tế - xã hội.
"Tôi thấy có 39 bản đồ được tích hợp công phu trong đồ án, nhưng từ khóa AI (trí tuệ nhân tạo) chỉ xuất hiện 1 lần", - do đó, ông Malone đề nghị cần tập trung hơn vào động lực phát triển kinh tế của TPHCM và đánh giá tác động của sự phát triển đó đến GDP như thế nào.