https://kevesko.vn/20240308/viet-nam-muon-australia-tang-gap-doi-so-hoc-bong-cho-sinh-vien--28598906.html
Việt Nam muốn Australia tăng gấp đôi số học bổng cho sinh viên
Việt Nam muốn Australia tăng gấp đôi số học bổng cho sinh viên
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 8/3 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia được tổ chức tại Đại học Quốc gia... 08.03.2024, Sputnik Việt Nam
2024-03-08T13:10+0700
2024-03-08T13:10+0700
2024-03-08T13:15+0700
việt nam
thông tin
giáo dục
australia
bộ giáo dục và đào tạo
phạm minh chính
hợp tác
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/08/28598742_0:92:1777:1092_1920x0_80_0_0_3cef7f07682704a07588c3a112bb196a.jpg
Đây là sự kiện trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia và tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.Tham dự sự kiện có Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Giáo dục Australia Anthony Chisholm, lãnh đạo các Bộ, ngành, lãnh đạo địa phương của Việt Nam và hơn 30 cơ sở giáo dục đại học Australia và Việt Nam.Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng cho hay các trường của Australia là một trong những lựa chọn phổ biến hàng đầu của du học sinh Việt Nam.Đến nay, gần 80.000 du học sinh Việt Nam đã từng học tập tại Australia. Nhiều người trong số này đã trở về nước và thành công, có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước và thúc đẩy quan hệ song phương.Từ năm 1974, các chương trình học bổng của Chính phủ Australia đã tạo điều kiện cho gần 6.500 người Việt Nam đi học tại Úc.Đến năm 2000, Việt Nam đã chủ động cử công dân đi học tập nước ngoài để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước. Tính đến hiện nay, có khoảng 1.200 người đã được cử đi học tập tại Australia, với hơn 800 tiến sĩ và gần 400 thạc sĩ.Số du học sinh Việt Nam đang học tập hiện tại là hơn 32.000 người. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó là du học sinh theo diện tự túc kinh phí, chỉ một phần nhỏ đi theo các chương trình học bổng.Do đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một số định hướng hợp tác thời gian tới. Thứ nhất, tăng số lượng và nâng cao chất lượng các chương trình hợp tác, liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đào tạo, đại học của hai nước, trong đó chú trọng hơn đến nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ.Trong đó, lưu ý các hình thức hợp tác đào tạo tại chỗ, tại Australia, đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn, kết hợp linh hoạt đào tạo trực tuyến và trực tiếp; đào tạo cho sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, đầu tư phát triển phân hiệu, liên kết; đầu tư cơ sở vật chất ngang tầm; đổi mới chương trình, nội dung, hoạt động thi cử, kiểm định theo hướng chú trọng kiểm soát đầu ra hơn đầu vào; thúc đẩy hợp tác trong đào tạo tiếng Việt ở nước ngoài, hỗ trợ tài liệu, giáo viên trong dạy và học tiếng Việt, nghiên cứu việc có quỹ phát triển tiếng Việt.Cùng với đó, lựa chọn lĩnh vực đào tạo có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là các ngành then chốt như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn, hydrogen. Chú trọng hơn hợp tác nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo trình độ cao như thạc sĩ, tiến sĩ và cao hơn nữa.Thứ hai, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (kể cả của Chính phủ, các cơ sở giáo dục đào tạo, đại học, các quỹ đầu tư…) để tập trung đầu tư các dự án trọng điểm, phù hợp với thế mạnh và quan tâm của Australia và nhu cầu đào tạo của Việt Nam.Thứ ba, tăng cường trao đổi sinh viên, giảng viên và đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học của hai nước.Thứ tư, cung cấp học bổng nhiều hơn, tập trung cho những lĩnh vực quan trọng nêu trên, đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi về chính sách visa, bảo đảm điều kiện sống, sinh hoạt, an ninh an toàn; đề nghị phía Australia tăng gấp đôi số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam trong 2-3 năm tới.Thứ năm, đề nghị các cơ sở giáo dục đào tạo, các đại học đã có thỏa thuận tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các dự án hợp tác, đầu tư cụ thể tại Việt Nam và tiếp tục trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác và sớm cùng nhau triển khai, trong đó có khuyến khích hình thức đại học phi lợi nhuận để tập trung nguồn lực, tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam.Nhân dịp này, ông cũng hoan nghênh việc bộ giáo dục hai nước đã thành lập nhóm công tác chung nhằm hỗ trợ các đại học của Australia thành lập phân hiệu ở Việt Nam, tin tưởng nhóm sẽ hoạt động hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho các trường của Australia.
https://kevesko.vn/20240305/5-cai-hon-khi-quan-he-viet-nam---uc-duoc-nang-cap-28544224.html
https://kevesko.vn/20240307/uc-don-thu-tuong-pham-minh-chinh-theo-nghi-thuc-trong-the-nhat-28578065.html
australia
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/08/28598742_99:0:1679:1185_1920x0_80_0_0_45ba035f6aed916e29c9b591a90ee277.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, giáo dục, australia, bộ giáo dục và đào tạo, phạm minh chính, hợp tác
việt nam, thông tin, giáo dục, australia, bộ giáo dục và đào tạo, phạm minh chính, hợp tác
Việt Nam muốn Australia tăng gấp đôi số học bổng cho sinh viên
13:10 08.03.2024 (Đã cập nhật: 13:15 08.03.2024) HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 8/3 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia được tổ chức tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) ở thủ đô Canberra.
Đây là sự kiện trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia và tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.
Tham dự sự kiện có
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Giáo dục Australia Anthony Chisholm, lãnh đạo các Bộ, ngành, lãnh đạo địa phương của Việt Nam và hơn 30 cơ sở giáo dục đại học Australia và Việt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng cho hay các trường của Australia là một trong những lựa chọn phổ biến hàng đầu của du học sinh Việt Nam.
Đến nay, gần 80.000 du học sinh Việt Nam đã từng học tập tại Australia. Nhiều người trong số này đã trở về nước và thành công, có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước và thúc đẩy quan hệ song phương.
Từ năm 1974, các chương trình học bổng của Chính phủ Australia đã tạo điều kiện cho gần 6.500 người Việt Nam đi học tại Úc.
Đến năm 2000, Việt Nam đã chủ động cử công dân đi học tập nước ngoài để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước. Tính đến hiện nay, có khoảng 1.200 người đã được cử đi học tập tại Australia, với hơn 800 tiến sĩ và gần 400 thạc sĩ.
Số
du học sinh Việt Nam đang học tập hiện tại là hơn 32.000 người. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó là du học sinh theo diện tự túc kinh phí, chỉ một phần nhỏ đi theo các chương trình học bổng.
Do đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một số định hướng hợp tác thời gian tới. Thứ nhất, tăng số lượng và nâng cao chất lượng các chương trình hợp tác, liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đào tạo, đại học của hai nước, trong đó chú trọng hơn đến nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ.
Trong đó, lưu ý các hình thức hợp tác đào tạo tại chỗ, tại Australia, đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn, kết hợp linh hoạt đào tạo trực tuyến và trực tiếp; đào tạo cho sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, đầu tư phát triển phân hiệu, liên kết; đầu tư cơ sở vật chất ngang tầm; đổi mới chương trình, nội dung, hoạt động thi cử, kiểm định theo hướng chú trọng kiểm soát đầu ra hơn đầu vào; thúc đẩy hợp tác trong đào tạo tiếng Việt ở nước ngoài, hỗ trợ tài liệu, giáo viên trong dạy và học tiếng Việt, nghiên cứu việc có quỹ phát triển tiếng Việt.
Cùng với đó, lựa chọn lĩnh vực đào tạo có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là các ngành then chốt như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn, hydrogen. Chú trọng hơn hợp tác nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo trình độ cao như thạc sĩ, tiến sĩ và cao hơn nữa.
Thứ hai, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (kể cả của Chính phủ, các cơ sở giáo dục đào tạo, đại học, các quỹ đầu tư…) để tập trung đầu tư các dự án trọng điểm, phù hợp với thế mạnh và quan tâm của Australia và nhu cầu đào tạo của Việt Nam.
Thứ ba, tăng cường trao đổi sinh viên, giảng viên và đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học của hai nước.
Thứ tư, cung cấp học bổng nhiều hơn, tập trung cho những lĩnh vực quan trọng nêu trên, đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi về
chính sách visa, bảo đảm điều kiện sống, sinh hoạt, an ninh an toàn; đề nghị phía Australia tăng gấp đôi số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam trong 2-3 năm tới.
Thứ năm, đề nghị các cơ sở giáo dục đào tạo, các đại học đã có thỏa thuận tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các dự án hợp tác, đầu tư cụ thể tại Việt Nam và tiếp tục trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác và sớm cùng nhau triển khai, trong đó có khuyến khích hình thức đại học phi lợi nhuận để tập trung nguồn lực, tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam.
Nhân dịp này, ông cũng hoan nghênh việc bộ giáo dục hai nước đã thành lập nhóm công tác chung nhằm hỗ trợ các đại học của Australia thành lập phân hiệu ở Việt Nam, tin tưởng nhóm sẽ hoạt động hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho các trường của Australia.
"Tôi mong rằng trong tương lai gần, chúng ta sẽ được nhìn thấy có thêm nhiều cơ sở giáo dục - đào tạo, đại học của Australia mở phân hiệu và các hình thức hợp tác, nghiên cứu đa dạng, hiệu quả tại Việt Nam.