Campuchia có gì cho Việt Nam?
© Ảnh : Hoàng Minh/TTXVNÔng Phan Văn Trường, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Campuchia phát biểu tại hội nghị.
© Ảnh : Hoàng Minh/TTXVN
Đăng ký
Campuchia mở rộng vòng tay chào đón các nhà đầu tư Việt Nam với môi trường hòa bình, chú trọng ngoại giao kinh tế, luật đầu tư thông thoáng, hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi cho vận tải đường biển, bến cảng và cao tốc.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia (VCBA), các nhà đầu tư Việt Nam đang làm ăn rất thành công ở Campuchia.
Campuchia có nhiều thuận lợi thu hút đầu tư từ Việt Nam
Truyền thông Campuchia dành rất nhiều giấy mực đăng tải nhiều chủ đề thông tin, hình ảnh về các hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia (VCBA).
Báo chí Campuchia đặc biệt đánh giá cao tiềm năng hợp tác, thúc đẩy đầu tư của Campuchia với các doanh nghiệp Việt Nam, hai nước láng giềng thân thiết, gần gũi cả về địa lý lẫn quan hệ chính trị, ngoại giao. Campuchia có rất nhiều thứ dành cho các nhà đầu tư Việt Nam.
Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia được Bộ Nội vụ Campuchia cấp giấy phép, chính thức thành lập từ cuối tháng 1/2024, trên cơ sở nâng cấp từ Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, vốn được thành lập vào năm 2018 với hơn 100 công ty thành viên.
Trong tôn chỉ mục đích của VCBA, một trong những mục tiêu hoạt động chính của hiệp hội là thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia, tăng cường phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, đào tạo nghề và thương mại.
Bài viết trên Khmer Times đăng ngày 08/3/2024 khẳng định Phó Thủ tướng Sun Chanthol nhấn mạnh tiềm năng đầu tư của Campuchia. Được biết, đoàn các doanh nghiệp Việt Nam – Campuchia do ông Leng Rithy, Chủ tịch VCBA dẫn đầu, đại diện cho 16 doanh nghiệp, phần lớn là các nhà đầu tư đang làm ăn tại Campuchia.
Theo đó, ông Sun Chanthol, Phó Thủ tướng kiêm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Phát triển Campuchia đã thông tin với Hiệp hội Doanh nghiệp Campuchia-Việt Nam (VCBA) cho hay, hiện có rất nhiều cơ hội đầu tư tại Campuchia, đặc biệt là ở các lĩnh vực chủ chốt như cơ sở hạ tầng và năng lượng. Đặc biệt, Luật đầu tư mới sẽ hấp dẫn hơn.
Phó Thủ tướng Sun Chanthol nhấn mạnh đến hòa bình, ổn định và tăng trưởng kinh tế của Campuchia bên cạnh tiến độ phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, bao gồm đường cao tốc và cảng phục vụ phát triển kinh tế.
Bài viết trên Khmer Times về thuận lợi đầu tư ở Campuchia đối với doanh nghiệp Việt Nam
Bài viết trên Khmer Times về thuận lợi đầu tư ở Campuchia đối với doanh nghiệp Việt Nam
Cơ hội vàng ở Campuchia cho nhà đầu tư Việt Nam
Một lần nữa, Phó Thủ tướng cảm ơn tất cả các nhà đầu tư Việt Nam đã quyết định đầu tư vào Campuchia.
"Campuchia mong nhận được thêm nhiều đầu tư hơn nữa từ chính các nhà đầu tư hiện tại đẩy mạnh mở rộng quy mô", Phó Thủ tướng Sun Chanthol bày tỏ.
Lãnh đạo Chính phủ mong muốn Hội đồng Phát triển Campuchia tăng hợp tác với Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam – Campuchia hơn nữa nhằm để quảng bá tiềm năng của Campuchia tới các nhà đầu tư tại Việt Nam và giúp Campuchia thu hút đầu tư vào nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp.
SBM NEWS dẫn phát biểu của ông Leang Rithy tại cuộc gặp với Phó Thủ tướng Hoàng gia Campuchia bày tỏ ấn tượng với sự phát triển đáng ghi nhận của Campuchia, đặc biệt là những nỗ lực của Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ mới dưới sự chủ trì của ông Hun Manet.
Đồng thời, lãnh đạo Hiệo hội cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình trong quá trình đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp ở Campuchia, đặc biệt là ngành hàng lúa gạo và cao su.
© Ảnh : Hoàng Minh/TTXVNÔng Oknha Leng Rithy, Chủ tịch lâm thời Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, phát biểu tại hội nghị
Ông Oknha Leng Rithy, Chủ tịch lâm thời Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, phát biểu tại hội nghị
© Ảnh : Hoàng Minh/TTXVN
Phó Thủ tướng Sun Chanthol lưu ý kêu gọi các nhà đầu tư Việt Nam đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng tái tạo khi Chính phủ Hoàng gia Campuchia có kế hoạch sử dụng 70% năng lượng sạch vào năm 2030.
"Ngành năng lượng cần được thúc đẩy thông qua đầu tư, và đây cũng là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư nước ngoài", đại diện Chính phủ Hoàng gia Campuchia tuyên bố.
Nhà đầu tư Việt Nam kinh doanh thành công ở Campuchia
Hôm qua, trang tin CNC của Campuchia điểm tin ông Neak Oknha Lim Heng, quyền Chủ tịch Phòng Thương mại Campuchia (CCC) đã có cuộc gặp và làm việc với đoàn doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia do Chủ tịch Leng Rithy dẫn đầu.
Cuộc làm việc nhằm thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa giữa hiệp hội với Phòng Thương mại Campuchia, cũng như các tổ chức liên quan khác tại Campuchia.
© Ảnh : Hoàng Minh/TTXVNĐại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng chủ trì Hội nghị
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng chủ trì Hội nghị
© Ảnh : Hoàng Minh/TTXVN
Sự kiện có sự góp mặt của lãnh đạo các doanh nghiệp lớn Việt Nam và Campuchia, cả CCC và VCBA đều nhất trí mở rộng quan hệ hợp tác.
TTXVN dẫn lại bình luận của CNC cho rằng: "Sự hiện diện của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn của Việt Nam trong các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, hàng không... cho thấy các nhà đầu tư Việt Nam đang kinh doanh thành công tại Campuchia".
Ông Neak Oknha Lim Heng cho biết, trong thời gian qua, Phòng Thương mại Campuchia đã tham gia tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư Việt Nam với các cơ quan hữu quan sở tại.
Để triển khai thực hiện tốt Hiệp định thương mại biên giới giữa hai nước, lãnh đạo Phòng Thương mại Campuchia đề nghị hai bên cùng trao đổi, thảo luận, hướng tới thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Campuchia-Việt Nam để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, cũng như người dân ở khu vực biên giới, khu vực tư nhân.
Số lượng nhà đầu tư Việt Nam sang làm ăn tại Campuchia tăng lên
Tờ Bưu điện Phnom Penh (Phnom Penh Post, nhật báo tiếng Anh lâu đời nhất Campuchia) cho biết kim ngạch thương mại giữa Campuchia và Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng khi đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia cam kết thúc đẩy cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Campuchia.
Bưu điện Phnom Penh dẫn lời ông Leng Rithy cho biết các thành viên của hiệp hội quan tâm đến sự phát triển nhanh chóng của Campuchia, đặc biệt là những nỗ lực của Chính phủ Hoàng gia mới trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VII.
© Ảnh : Hoàng Minh/TTXVNĐại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng phát biểu kết luận Hội nghị
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng phát biểu kết luận Hội nghị
© Ảnh : Hoàng Minh/TTXVN
Ông Rithy khẳng định rằng thông qua sự hợp tác hiệu quả với Hội đồng Phát triển Campuchia, Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia cam kết tăng cường giới thiệu cơ hội đầu tư của Campuchia tới nhiều nhà đầu tư Việt Nam hơn.
"Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia sẽ hợp tác với Hội đồng Phát triển Campuchia để giới thiệu tiềm năng của Campuchia với các nhà đầu tư tại Việt Nam. Từ đó nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư Việt Nam đến với nhiều lĩnh vực khác của Campuchia, đặc biệt là nông nghiệp", Bưu điện Phnom Penh nêu ý kiến của ông Leng Rithy.
Theo ông Chea Chandara, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp chuỗi cung ứng và hậu cần tại Campuchia (LOSCBA), là một quốc gia có chung đường biên giới gần gũi và duy trì quan hệ ngoại giao mạnh mẽ với Việt Nam, Campuchia đã chứng kiến sự gia tăng không ngừng trong hoạt động xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam.
Chuyên gia này lý giải rằng các hoạt động vận tải xuyên biên giới được tiến hành thường xuyên, trong đó Campuchia xuất khẩu một lượng lớn nông sản sang Việt Nam như lúa, cao su, hạt điều, sắn, ngô, chuối, xoài, thuốc lá và tài nguyên thiên nhiên.
Ở chiều ngược lại, Campuchia nhập khẩu từ Việt Nam cũng đa dạng với nhiều sản phẩm, bao gồm thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày, máy móc, thiết bị điện, linh kiện điện tử, phân bón hóa học và vật liệu xây dựng.
"Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa hai nước ngày càng tăng, số lượng nhà đầu tư Việt Nam sang làm ăn tại Campuchia cũng tăng lên", ông Chea Chandara bày tỏ.
Phát huy từ thời Samdech Techo Hun Sen, đến chính quyền Hun Manet hiện nay, với chính sách điều hành linh hoạt ưu tiên ngoại giao kinh tế, đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế với các nước lớn và khối ASEAN, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực bên ngoài như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và du khách quốc tế, kinh tế Campuchia năm 2024 được dự báo sẽ vượt qua khó khăn, tiếp tục phục hồi và phát triển mạnh trong tương lai.