https://kevesko.vn/20240310/bo-van-hoa-co-cach-chan-nguoi-noi-tieng-quang-cao-lao-28627542.html
Bộ Văn hóa có cách chặn người nổi tiếng “quảng cáo láo”
Bộ Văn hóa có cách chặn người nổi tiếng “quảng cáo láo”
Sputnik Việt Nam
Trong dự thảo luật đang được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng, Bộ yêu cầu người nổi tiếng muốn quảng cáo thì phải có bằng chứng trực tiếp dùng sản... 10.03.2024, Sputnik Việt Nam
2024-03-10T19:47+0700
2024-03-10T19:47+0700
2024-03-10T19:47+0700
việt nam
bộ văn hóa thể thao và du lịch
quảng cáo
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/0a/28628163_0:30:568:350_1920x0_80_0_0_b8d81e0c8e4534474ba53bb607b7f125.jpg
Điều này được kỳ vọng sẽ giúp chặn “quảng cáo láo”, quảng cáo sai sự thật, thiếu kiểm chứng, vi phạm đạo đức.Chưa có chế tài với người nổi tiếng quảng cáo sai sự thậtBộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) đề xuất bổ sung quy định về hoạt động quảng cáo của người có tầm ảnh hưởng.Theo VTV, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, nhằm lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong dự thảo lần này có một số nội dung mới liên quan đến hoạt động quảng cáo.Báo Tiền phong dẫn ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, quảng cáo phát triển mạnh mẽ đã dẫn đến việc nhiều người lợi dụng sự phổ biến và thông dụng của các phương tiện quảng cáo, nhất là mạng xã hội, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo để lan truyền các nội dung quảng cáo sai sự thật, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.Các nội dung quảng cáo ngày càng trở nên phong phú, đặc biệt là hình thức quảng cáo thông qua những người có ảnh hưởng (Influencer advertising hoặc Influencer marketing), từ đó gây tác động lớn đến xã hội.Thời gian qua, có tình trạng nhiều người dùng mạng xã hội (trong đó có các nghệ sĩ nổi tiếng) giới thiệu, mời chào, quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng, gây bức xúc cho người tiêu dùng.Dự thảo luật lưu ý, Luật Quảng cáo hiện hành không quy định quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, mà chủ yếu chỉ tập trung vào trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.Như vậy, hiện vẫn chưa có chế tài hoặc ràng buộc đối với người chuyển tải sản phẩm quảng cáo nếu nội dung quảng cáo là không đúng sự thật. Luật cũng chưa yêu cầu người chuyển tải sản phẩm quảng cáo phải là người đã tìm hiểu, sử dụng sản phẩm đó và có trách nhiệm về các nội dung mình cung cấp.Nhiều nội dung mới bổ sung Luật Quảng cáoTrong dự thảo lần này, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất bổ sung quy định về hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng.Cụ thể, bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 36: Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng là người có ảnh hưởng theo quy định tại Luật Bảo vệ người tiêu dùng hoặc những người sở hữu tài khoản mạng xã hội trên nền tảng xuyên biên giới có số lượng người theo dõi, đăng ký từ 500.000 người trở lên.Hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng phải tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo, cũng như quy định về tính năng, chất lượng hàng hóa dịch vụ.Người quảng cáo phải có hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; phải được tổ chức, cá nhân đó đồng ý, xác nhận vào nội dung quảng cáo trước khi thực hiện.Đáng chú ý, dự thảo có quy định, khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội, người quảng cáo phải có bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm.Dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi cũng nêu rõ, việc quảng cáo lồng ghép trong phim truyện đang ngày càng phổ biến, ảnh hưởng lớn đến nhận thức và việc lựa chọn sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, ngày càng nhiều bộ phim áp dụng phương pháp quảng cáo này, trong khi chưa được quy định tại Luật Quảng cáo.Điều này đặt ra yêu cầu quản lý về nội dung và điều kiện khi quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh...
https://kevesko.vn/20240306/bo-van-hoa-muon-siet-quang-cao-cua-nguoi-co-tam-anh-huong-tren-mang-xa-hoi-28564953.html
https://kevesko.vn/20230104/loi-dung-tu-trong-quang-cao-khien-nhieu-phong-kham-o-tphcm-bi-phat-nang-20418100.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/0a/28628163_33:0:537:378_1920x0_80_0_0_9886cf124f83df18dc7a6fd912101855.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ văn hóa thể thao và du lịch, quảng cáo, chính trị
việt nam, bộ văn hóa thể thao và du lịch, quảng cáo, chính trị
Bộ Văn hóa có cách chặn người nổi tiếng “quảng cáo láo”
Trong dự thảo luật đang được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng, Bộ yêu cầu người nổi tiếng muốn quảng cáo thì phải có bằng chứng trực tiếp dùng sản phẩm.
Điều này được kỳ vọng sẽ giúp chặn “quảng cáo láo”, quảng cáo sai sự thật, thiếu kiểm chứng, vi phạm đạo đức.
Chưa có chế tài với người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) đề xuất bổ sung quy định về
hoạt động quảng cáo của người có tầm ảnh hưởng.
Theo VTV, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, nhằm lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong dự thảo lần này có một số nội dung mới liên quan đến hoạt động quảng cáo.
Báo Tiền phong dẫn ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, quảng cáo phát triển mạnh mẽ đã dẫn đến việc nhiều người lợi dụng sự phổ biến và thông dụng của các phương tiện quảng cáo, nhất là mạng xã hội, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo để lan truyền các nội dung quảng cáo sai sự thật, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Các nội dung quảng cáo ngày càng trở nên phong phú, đặc biệt là hình thức quảng cáo thông qua những người có ảnh hưởng (Influencer advertising hoặc Influencer marketing), từ đó gây tác động lớn đến xã hội.
Thời gian qua, có tình trạng nhiều người dùng mạng xã hội (trong đó có các nghệ sĩ nổi tiếng) giới thiệu, mời chào, quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng, gây bức xúc cho người tiêu dùng.
Dự thảo luật lưu ý, Luật Quảng cáo hiện hành không quy định quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, mà chủ yếu chỉ tập trung vào trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy, hiện vẫn chưa có chế tài hoặc ràng buộc đối với người chuyển tải sản phẩm quảng cáo nếu nội dung quảng cáo là không đúng sự thật. Luật cũng chưa yêu cầu người chuyển tải sản phẩm quảng cáo phải là người đã tìm hiểu, sử dụng sản phẩm đó và có trách nhiệm về các nội dung mình cung cấp.
Nhiều nội dung mới bổ sung Luật Quảng cáo
Trong dự thảo lần này, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất bổ sung quy định về hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng.
Cụ thể, bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 36: Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng là người có ảnh hưởng theo quy định tại Luật Bảo vệ người tiêu dùng hoặc những người sở hữu tài khoản mạng xã hội trên nền tảng xuyên biên giới có số lượng người theo dõi, đăng ký từ 500.000 người trở lên.
Hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng phải tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo, cũng như quy định về tính năng, chất lượng hàng hóa dịch vụ.
Người quảng cáo phải có hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; phải được tổ chức, cá nhân đó đồng ý, xác nhận vào nội dung quảng cáo trước khi thực hiện.
Đáng chú ý, dự thảo có quy định, khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội, người quảng cáo phải có bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm.
Dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi cũng nêu rõ, việc quảng cáo lồng ghép trong phim truyện đang ngày càng phổ biến, ảnh hưởng lớn đến nhận thức và việc lựa chọn sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, ngày càng nhiều bộ phim áp dụng phương pháp quảng cáo này, trong khi chưa được quy định tại Luật Quảng cáo.
Điều này đặt ra yêu cầu quản lý về nội dung và điều kiện khi quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh...