Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Đối đầu Mỹ - Trung tiếp tục ở Tây Thái Bình Dương và hành động của Việt Nam

© Flickr / Naval Surface WarriorsBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2024
Đăng ký
Cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều không dám làm “kẻ châm ngòi trước tiên” “thùng thuốc súng Biển Đông”. Với quan điểm “4 không” trong quan hệ quốc tế, lấy hòa bình và ổn định làm trọng, Việt Nam đã có một bước đi chiến lược trong quan hệ đối ngoại tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
Những hoạt động quân sự thể hiện sự đối đầu của Trung Quốc và Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương vẫn không dừng trong thời gian vừa qua. Những máy bay ném bom B-52H của Mỹ hàng ngày vẫn cất cánh từ Guama bay về hướng biển Hoa Đông và Biển Đông. Vào đầu tháng 3/2024 chiếc máy bay thứ sáu của tốp thử nghiệm cũng đã bay tới Guama, điều này là chưa từng có.

Từ năm 2014, Trung Quốc công khai cạnh tranh với Mỹ tại các trọng điểm chiến lược ở Tây Thái Bình Dương

Đề cập tới chủ đề leo thang căng thẳng ở Biển Đông, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế lưu ý: Sau khi Liên Xô tan rã và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ thì đối thủ số 1 của Mỹ trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược kéo dài xuyên thế kỷ là Trung Quốc.
“Tuy nhiên, trong hai thập kỷ từ cuối những năm 1990 đến khoảng 2014, Trung Quốc thi hành chiến thuật “Ẩn mình chờ thời”. Chiến thuật này đã tỏ ra khá hiệu quả khi một mặt, kích thích sự kiêu ngạo của người Mỹ về địa vị “số một độc nhất” thế giới; mặt khác, tạo ra được một khoảng thời gian “chung số hòa bình” tương đối yên ổn để có điều kiện xây dựng tiềm lực quốc gia, trong đó có tiềm lực quân sự quốc phòng, tiềm lực kinh tế hiện đại và khoa học công nghệ cao”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Tàu vận tải RMS Sierra Madre của Philippines cố tình neo đậu ở bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2024
Biển Đông
Tàu Philippines hư hỏng sau va chạm với tàu Trung Quốc trên Biển Đông
Ông cũng nói thêm rằng, trong khi đó thì người Mỹ bị mê hoặc bởi chiến lược “Chống khủng bố toàn cầu” cũng như sử dụng “cách mạng màu”, “cách mạng cam”, cách mạng hoa nhài” dưới chiêu bài “dân chủ vô biên” và “tự do tuyệt đối” để thao túng phần còn lại của thế giới. Chính vì “ngủ quên trên thắng lợi” nên người Mỹ đã tự làm khó cho mình. Họ chỉ “tỉnh giấc” khi Trung Quốc chuyển hướng sang “Trỗi dậy hòa bình” từ năm 2014, công khai cạnh tranh với Mỹ tại các trọng điểm chiến lược ở Tây Thái Bình Dương. Trong đó có Biển Đông.
“Biển Đông với vị trí địa chiến lược đặc biệt của nó lại là trọng điểm phức tạp nhất của mọi sự phức tạp. Đó là hành lang logistic lớn thứ hai thế giới (sau tuyến Kênh Suez, Biển Đỏ và vịnh Adel). Vì vậy, động đến Biển Đông là động đến “yết hầu kinh tế” không chỉ của vùng bờ biển miền Đông Trung Quốc đang làm ăn phát đạt là còn động đến tuyến giao thông “sống còn” đối với Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. Chính vì vậy mà sự leo thang căng thẳng ở Biển Đông không chỉ bị các quốc gia ASEAN phản đối mà còn không thể có được sự đồng tình của các đồng minh của Mỹ trong vùng cũng như các quốc gia ngoài khu vực như Liên bang Nga, Ấn Độ, EU, Australia, các quốc gia vùng Vịnh đang dẫn đầu về tiêu thụ dầu mỏ tại khu vực này”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.

“Thùng thuốc súng Biển Đông” vẫn luôn tồn tại

Trong lịch sử những năm 1970-1980, người Mỹ đã lựa chọn phương án “hy sinh” miền Nam Việt Nam và Biển Đông để giữ lấy hai địa bàn chiến lược là Đài Loan và Hàn Quốc. Chính giới Mỹ gọi đó là “sai lầm” của cá nhân cựu tổng thống Nixon và đảng Cộng hòa. Ngày nay, một số chính khách Mỹ muốn điều chỉnh lại “sai lầm” đó. Từ thời ông Barack Obama làm tổng thống, nước Mỹ đã chủ trương chiếu trọng tâm chiến lược sang Châu Á-Thái Bình Dương mà trọng tâm là khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi người Mỹ có ít nhất 4 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ làm đồng minh. Cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ đều thống nhất chủ trương này. Nhưng chính sách của họ thì khác nhau.
“Trong khi phe Cộng hòa chủ trương dùng “võ mềm”, tạo ra cuộc “Chiến tranh thương mại”, “Chiến tranh thuế quan”, dựng lên “hàng rào bảo vệ” sản xuất nội địa của Mỹ, lôi kéo các quốc gia trung lập, trong đó có ASEAN về phía mình cũng bằng quyền lực mềm” thì phe Dân chủ lại chọn cách “đối đầu cứng rắn” bằng các hoạt động quân sự với mục đích “răn đe” rất rõ rệt. Điều này cho thấy người Mỹ không có nhiều lựa chọn trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương khi mà giữa Liên bang Nga và Trung Quốc đã hình thành mối quan hệ đối tác chiến lược không giới hạn, đồng thời, tiềm lực quân sự quốc phòng của Trung Quốc đã gia tăng gấp nhiều lần chỉ trong thập kỷ vừa qua”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh với Sputnik.
Quần đảo Marshall - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2024
Mỹ phê duyệt tài trợ cho các quốc đảo Thái Bình Dương để đổi lấy sự hiện diện quân sự

Khả năng leo thang căng thẳng ở Biển Đông

Sputnik: Thưa ông Nguyễn Hồng Long, các nhà bình luận quốc tế cho rằng, phản ứng từ phía Trung Quốc trong thời gian vừa qua cũng dễ hiểu và không có gì là bất ngờ: Máy bay ném bom của TQ H-6K cũng thực hiện việc bay xung quanh Đài Loan, còn các UAV WZ-7 thì quan sát những động thái của lực lượng phòng không Đài Loan trong thời gian H-6K bay. Trên Biển Đông, đáp lại việc B-52H bay trên vùng trời các đảo tranh chấp, các phi công Trung Quốc diễn tập kịch bản trận không chiến với lực lượng không quân Mỹ với việc sử dụng các tiêm kích JH-7 và J-10 bay từ các căn cứ không quân trên quần đảo Hoàng Sa, đảo Hải Nam và Quý Linh.
Theo ông, tình hình hiện nay có thể dẫn tới việc “thùng thuốc súng Biển Đông” có nguy cơ bùng nổ hay không?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Các điều kiện được đề cập tới ở phần trên cho thấy: Dù cho “thùng thuốc súng” ấy có lúc nóng lên, có lúc giảm nhiệt nhưng điều chắc chắn là cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều không dám làm “kẻ châm ngòi trước tiên” đối với nó. Do đó, mục tiêu chiến thuật thứ hai của người Mỹ khi đưa thêm máy bay ném bom chiến lược B-52H tới Guam, tăng cường tần suất và cường độ các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc và Philippines.v.v… có tác dụng trấn an các đồng minh nói trên của Mỹ và Đài Loan. Việc đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao song phương của Mỹ với Nhật Bản và một số quốc gia ASEAN cũng như với Australia và New Zealand cũng không nằm ngoài mục đích đó.
Cuối cùng, mục tiêu thứ ba của Mỹ về việc tăng cường hiện diện quân sự ở Tây Thái Bình Dương có liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024. Những thất bại của chính quyền phe Dân chủ trong cuộc “bú mớm” cho chính quyền Kiev để chống Nga đã gây ra sự phản ứng bất lợi của rất nhiều cử tri Mỹ đối với đảng này và chính quyền của ông Joe Biden. Thêm vào đó, người Israel “đổ thêm dầu vào lửa” bằng việc ra đòn mạnh tay với Hamas, cánh vũ trang của PLO cộng với các đòn tấn công trên Biển Đỏ của phái quân sự Houthis ở Yemen đã làm cho người Mỹ thêm khó xử trước cộng đồng quốc tế. Trong khi đó thì mọi nỗ lực nhằm loại bỏ ông Donald Trump khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng đã thất bại khi Tòa án tối cao Mỹ bác bỏ tất cả các quyết định của các tòa án cấp bang đòi xóa tên ứng cử viên số 1 của đảng Cộng hòa khỏi các cuộc bầu cử sơ bộ. Vì thế, những cố gắng tăng cường răn đe quân sự ở Tây Thái Bình Dương của Nhà Trắng hiện nay còn có mục tiêu kiếm thêm phiếu cho ông Joe Biden trong “cuộc đua song mã” và Nhà Trắng cuối năm 2024.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chủ trì họp báo thường kỳ tháng 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2024
Biển Đông
Trung Quốc và Philippines đối đầu ở Biển Đông, Việt Nam lên tiếng

Philippines đã chọn được một phương án khả thi trong việc giải “bài toán đồng minh”

Sputnik: Tổng thống Philippines vừa có chuyến thăm chính thức Úc. Hai bên đã ký thỏa thuận song phương về hợp tác hải quân Úc và Philippines. Ông có nhìn nhận như thế nào về sự hợp tác này? Theo ông nó có tác động gì tới an ninh trên Biển Đông?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Philippines đã không thành công trong cuộc “thuyết khách” đầu năm 2024 để lôi kéo Việt Nam và Malaysia vào một “tiểu COC” mà thực chất đó là ý đồ của người Mỹ vừa tăng cường thế đối đầu với trung Quốc về chính trị-pháp lý, vừa chia rẽ ASEAN để thao túng cộng đồng này. Chính giới nghiên cứu chính trị thế giới đã chỉ ra tính “viển vông” cử dự án này và đúng như đã được báo trước, dự án này đã “chết từ trong trứng”.
Tuy nhiên, người Philippines cũng đã nhận ra được một điều là “nước xa không cứu được lửa gần”. Ngoài việc bán các máy bay tiêm kích KF-15 cho Philippines, Hàn Quốc không thể làm gì hơn để hỗ trợ cho Philippines bởi họ còn phải lo “thủ thân” trước mối đe dọa từ phía Triều Tiên. Nhật Bản cũng trong tình trạng tương tự. Ngoài ra, hai quốc gia này vẫn có những mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Hàng chục nghìn cơ sở sản xuất của Nhật bản và Hàn Quốc vẫn đang làm ăn tại Trung Quốc và đem lại nhiều lợi nhuận. Chắc chắn họ không muốn hy sinh những mối lợi đó.
Và để giải quyết bài toán “đồng minh”, người Philippines đã chọn được một phương án khả thi, đó là liên minh quân sự với Australia, một quốc gia cũng đang muốn phát huy ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á giàu tiềm năng. Mặc dù tiềm lực quân sự của Australia chỉ đủ để phòng thủ tiểu lục địa của họ nhưng cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, Australia hoàn toàn có thể trở thành một căn cứ hậu cần khổng lồ của quân đội Mỹ hỗ trợ cho Philippines nếu như lãnh thổ đảo quốc này bị đe dọa. Với cự ly chỉ bằng 1/4 quãng đường từ San Francisco đến Manila, lại không phải vượt qua Thái Bình Dương, Australiahoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Điều này đã từng xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai khi các đồng minh Mỹ - Anh sử dụng lãnh thổ Australia làm một căn cứ hậu cần khổng lồ để chống lại đế quốc Nhật Bản tại các khu vực Nam và Tây Thái Bình Dương.

Việt Nam lấy hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ làm trọng

Sputnik: Việt Nam sẽ và phải hành động như thế nào trong tình hình hiện nay, tính đến việc những gì diễn ra trên Biển Đông đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới Việt Nam?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long:
Việt Nam đã có một động thái hoàn toàn khác với Philippines khi không đặt vấn đề đối phó với căng thẳng quân sự ở Biển Đông bằng biện pháp quân sự. Chỉ một ngày sau khi Philippines đạt được thỏa thuận hợp tác quân sự, quốc phòng với Australia, Việt Nam còn đạt được một thỏa thuận có giá trị cao hơn thế. Đó là việc Australia đã trở thành “Đối tác chiến lược toàn diện” thứ bảy của Việt Nam.
Khai thác dầu trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2024
Biển Đông
Trung Quốc phát hiện mỏ dầu 100 triệu tấn ở Biển Đông
Với quan điểm “4 không” trong quan hệ quốc tế, lấy hòa bình và ổn định làm trọng, Việt Nam đã có một bước đi chiến lược trong quan hệ đối ngoại tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Sự kiện hai nước Việt Nam và Australia nâng cấp quan hệ từ đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược toàn diện không chỉ thể hiện sự tin cậy chính trị cao giữa hai bên mà còn là có tác dụng kéo giảm căng thẳng, hạn chế đối đầu giữa các bên trong khu vực, trong đó có Biển Đông.
Cổ nhân có câu “đồng sàng dị mộng”. Mặc dù cùng là thành viên bình đẳng trong ASEAN, cùng là thành viên dự Hội nghị hợp tác Australia-ASEAN nhưng định hướng chiến lược của hai nước là khác nhau. Philippines dựa vào hợp tác để bổ khuyết cho tiềm lực quân sự yếu kém của họ. Còn Việt Nam thì lấy sự hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ làm trọng, để từ đó gia cố nền tảng sức mạnh của đất nước, làm chỗ dựa cho sự gia tăng sức mạnh phòng thủ. Tư duy chiến lược của Việt Nam và Philippines chắc chắn sẽ đem lại sự khác biệt lớn về hiệu quả lâu dài của mỗi bên trong hợp tác quốc tế. Vấn đề ở đây không đơn giản là “ai khôn hơn ai” trong xử lý các quan hệ quốc tế có liên quan đến Biển Đông mà là “ai nhận thức đúng hơn ai, hành động chuẩn xác hơn ai” trong câu chuyện phức tạp ở Biển Đông.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала