https://kevesko.vn/20240312/quan-lo-cua-bi-thu-vinh-phuc-hoang-thi-thuy-lan-va-chu-tich-le-duy-thanh-28665724.html
Quan lộ của Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan và Chủ tịch Lê Duy Thành
Quan lộ của Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan và Chủ tịch Lê Duy Thành
Sputnik Việt Nam
Vụ bắt Nguyễn Văn Hậu (Hậu pháo, Chủ tịch tập đoàn Phúc Sơn) đã làm lộ ra sai phạm của một loạt quan chức chủ chốt các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Vĩnh Long. 12.03.2024, Sputnik Việt Nam
2024-03-12T20:39+0700
2024-03-12T20:39+0700
2024-03-12T20:39+0700
việt nam
bị bắt
vĩnh phúc
quảng ngãi
vĩnh long
pháp luật
cán bộ
vi phạm
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/0c/28666434_0:0:2000:1125_1920x0_80_0_0_fed6285586a7165f40a42e4a318a98b6.jpg
Trong đó, về đường quan lộ, bà Hoàng Thị Thuý Lan thăng tiến từ một giáo viên cấp 2 trường THCS Duy Phiên, huyện Tam Dương, trải qua công tác Đoàn thanh niên, vươn lên giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc hai nhiệm kỳ.ÔngLê Duy Thành, tiến sĩ kinh tế, đi lên từ một nhân viên Cục Thuế rồi nắm cương vị Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.Từ vụ bắt Hậu “pháo” lộ ra sai phạm của một loạt quan chức Vĩnh Phúc, Quảng NgãiNhư Sputnik đã đưa tin, quá trình mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Hoàng Thị Thuý Lan - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc và ông Lê Duy Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, về tội “Nhận hối lộ”.Phát biểu tại họp báo Chính phủ vừa qua, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Tập đoàn Phúc Sơn hoạt động tại Vĩnh Phúc từ năm 2004, là doanh nghiệp vừa phải, hoạt động trong phạm vi cấp huyện.Từ năm 2015, doanh nghiệp này phát triển mạnh khi nhận được nhiều công trình từ Bắc đến Nam. Đến nay, doanh nghiệp này đã có 21 dự án với tổng mức đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng.Qua xem xét bước đầu 2 dự án ở Vĩnh Phúc, cơ quan chức năng nhận thấy Tập đoàn Phúc Sơn đã bỏ ngoài sổ sách, không kê khai tài chính, trốn thuế gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 640 tỷ đồng.Tập đoàn này hiện vẫn nợ thuế hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án bất động sản chưa đủ điều kiện bàn giao nhưng đã bán và thu tiền nhưng không giao đất cho nhà đầu tư, gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng cho người dân.Theo Trung tướng Tô Ân Xô, vi phạm này có trách nhiệm của cơ quan quản lý khi không kiểm soát hoạt động kê khai tài chính, nên dù doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ tài chính, thuế nhưng vẫn hoạt động; không nắm được năng lực thực tế của doanh nghiệp khi nhận dự án dẫn đến việc doanh nghiệp nhỏ, cấp huyện vẫn nhưng vươn ra khắp nơi, trúng thầu nhiều dự án cả nghìn tỷ đồng, trong khi năng lực của công ty vừa phải, nhiều tập đoàn lớn cũng không nhận được các dự án này.Bà Hoàng Thị Thuý Lan: Từ 1 giáo viên cấp 2 đến Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh PhúcBà Hoàng Thị Thúy Lan có hành trình thăng tiến từ một giáo viên cấp 2, thông qua các hoạt động của đoàn thanh niên rồi vươn lên thành Bí thư Tỉnh uỷ hai nhiệm kỳ ở Vĩnh Phúc.Bà Hoàng Thị Thuý Lan sinh năm 1966, quê quán tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bà Lan là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII. Thời điểm bị bắt, bà Lan đang là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.Báo Lao động cho biết, bà Hoàng Thị Thúy Lan từng tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm. Bà cũng lấy bằng Cử nhân Luật rồi Thạc sĩ Luật.Bà Hoàng Thị Thúy Lan bắt đầu sự nghiệp với công việc là giáo viên trường THCS Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú (từ 1/1997 là tỉnh Vĩnh Phúc).Bà cũng là cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị xã Vĩnh Yên; rồi làm Phó Bí thư Thị đoàn Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phú từ tháng 11/1995 đến tháng 4/1997.Từ tháng 5/1997 đến tháng 5/2001, bà Lan là Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Phó Chánh văn phòng, Chánh văn phòng Tỉnh đoàn rồi Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc.Từ tháng 6/2001 – 6/2004, bà Lan là Ủy viên kiêm Chánh văn phòng Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.Từ tháng 7/2004, bà Lan làm Bí thư Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc. Đến tháng 12/2006, bà làm Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 1/2009, bà đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 10/2010, làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Tháng 5/2012, bà Lan giữ chức Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.Từ tháng 4/2014 – 2/2015, bà Hoàng Thị Thuý Lan được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc khóa XV, nhiệm kỳ 2010-2015, kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.Tháng 2/2015, tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 29 khóa XV, bà Hoàng Thị Thuý Lan được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015.Tháng 4/2015, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV đã tổ chưc họp kỳ thứ 12 (bất thường). Tại kỳ họp này, bà Lan được bầu giữ làm Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV. Đến tháng 10/2015, bà tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy.Tháng 3/2016, tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bà Lan được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 10/2020, bà tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy với số phiếu tuyệt đối.Ngày 30/10/2020, tại kỳ họp thứ 18, HĐND dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVI, bà Lan được tiếp tục được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2016-2021.Ngày 30/1/2021, tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bà Lan tiếp tục được bầu vào Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương dù vướng scandal bổ nhiệm chính con gái ruột du học Trung Quốc về làm Phó Giám đốc Sở ở Vĩnh Phúc từng gây xôn xao dư luận.Ông Lê Duy Thành: Từ nhân viên thuế đến Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh PhúcTrước khi bị bắt, hôm 4/3, ông Lê Duy Thành vẫn kiểm tra việc chuẩn bị cho lễ công bố quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc.Báo CAND TPHCM cho biết, ông Lê Duy Thành sinh năm 1969, quê ở xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.Về học vấn, ông Thành được xem là cán bộ được đào tạo rất bài bản. Ông có trình độ cao cấp lý luận chính trị và học vị là tiến sĩ kinh tế.Trước năm 2013, ông Thành là cán bộ cấp cơ sở, sau đó giữ các chức vụ như Cục phó Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc rồi Bí thư Huyện ủy Lập Thạch.Tháng 12/2013, ông Thành được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011 - 2016.Đến tháng 7/2020, tại hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lê Duy Thành được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy. Đến cuối tháng 10/2020, ông Thành được giới thiệu và bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc với tỉ lệ 100% (47/47) số phiếu đồng ý.Hồi tháng 12/2023, như Sputnik đưa tin trước đó, trong số 28 người được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026, ông Lê Duy Thành có số phiếu tín nhiệm thấp là 25/47 phiếu, chiếm 53,19% tổng số phiếu.Số phiếu tín nhiệm cao của ông Thành là 19/47 phiếu, chiếm 40,43%; số phiếu tín nhiệm là 2/47, chiếm 4,26% tổng số phiếu.Theo nội dung Nghị quyết 96 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, người có số phiếu tín nhiệm thấp trên 50% đến dưới 2/3 tổng số phiếu "có thể xin từ chức".
https://kevesko.vn/20240309/ba-hoang-thi-thuy-lan-bi-dinh-chi-dbqh-va-scandal-bo-nhiem-con-gai-hoc-trung-quoc-ve-28613383.html
https://kevesko.vn/20240308/nong-viet-nam-bat-bi-thu-chu-tich-vinh-phuc-va-loat-lanh-dao-lien-quan-tap-doan-phuc-son-28609189.html
https://kevesko.vn/20240308/bo-truong-dao-ngoc-dung-co-vi-pham-den-muc-phai-ky-luat-28606918.html
vĩnh phúc
quảng ngãi
vĩnh long
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/0c/28666434_173:0:2000:1370_1920x0_80_0_0_9c7e8721dc0ae248124c9946e2965cf9.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bị bắt, vĩnh phúc, quảng ngãi, vĩnh long, pháp luật, cán bộ, vi phạm
việt nam, bị bắt, vĩnh phúc, quảng ngãi, vĩnh long, pháp luật, cán bộ, vi phạm
Trong đó, về đường quan lộ, bà Hoàng Thị Thuý Lan thăng tiến từ một giáo viên cấp 2 trường THCS Duy Phiên, huyện Tam Dương, trải qua công tác Đoàn thanh niên, vươn lên giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc hai nhiệm kỳ.
ÔngLê Duy Thành, tiến sĩ kinh tế, đi lên từ một nhân viên Cục Thuế rồi nắm cương vị Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ vụ bắt Hậu “pháo” lộ ra sai phạm của một loạt quan chức Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi
Như Sputnik đã đưa tin, quá trình mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Hoàng Thị Thuý Lan - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc và ông Lê Duy Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, về tội “Nhận hối lộ”.
Phát biểu tại họp báo Chính phủ vừa qua,
Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Tập đoàn Phúc Sơn hoạt động tại Vĩnh Phúc từ năm 2004, là doanh nghiệp vừa phải, hoạt động trong phạm vi cấp huyện.
Từ năm 2015, doanh nghiệp này phát triển mạnh khi nhận được nhiều công trình từ Bắc đến Nam. Đến nay, doanh nghiệp này đã có 21 dự án với tổng mức đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng.
Qua xem xét bước đầu 2 dự án ở Vĩnh Phúc, cơ quan chức năng nhận thấy Tập đoàn Phúc Sơn đã bỏ ngoài sổ sách, không kê khai tài chính, trốn thuế gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 640 tỷ đồng.
Tập đoàn này hiện vẫn nợ thuế hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án bất động sản chưa đủ điều kiện bàn giao nhưng đã bán và thu tiền nhưng không giao đất cho nhà đầu tư, gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng cho người dân.
Theo Trung tướng Tô Ân Xô, vi phạm này có trách nhiệm của cơ quan quản lý khi không kiểm soát hoạt động kê khai tài chính, nên dù doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ tài chính, thuế nhưng vẫn hoạt động; không nắm được năng lực thực tế của doanh nghiệp khi nhận dự án dẫn đến việc doanh nghiệp nhỏ, cấp huyện vẫn nhưng vươn ra khắp nơi, trúng thầu nhiều dự án cả nghìn tỷ đồng, trong khi năng lực của công ty vừa phải, nhiều tập đoàn lớn cũng không nhận được các dự án này.
Bà Hoàng Thị Thuý Lan: Từ 1 giáo viên cấp 2 đến Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc
Bà Hoàng Thị Thúy Lan có hành trình thăng tiến từ một giáo viên cấp 2, thông qua các hoạt động của đoàn thanh niên rồi vươn lên thành Bí thư Tỉnh uỷ hai nhiệm kỳ ở Vĩnh Phúc.
Bà Hoàng Thị Thuý Lan sinh năm 1966, quê quán tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bà Lan là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII. Thời điểm bị bắt, bà Lan đang là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.
Báo Lao động cho biết, bà Hoàng Thị Thúy Lan từng tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm. Bà cũng lấy bằng Cử nhân Luật rồi Thạc sĩ Luật.
Bà Hoàng Thị Thúy Lan bắt đầu sự nghiệp với công việc là giáo viên trường THCS Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú (từ 1/1997 là tỉnh Vĩnh Phúc).
Bà cũng là cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị xã Vĩnh Yên; rồi làm Phó Bí thư Thị đoàn Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phú từ tháng 11/1995 đến tháng 4/1997.
Từ tháng 5/1997 đến tháng 5/2001, bà Lan là Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Phó Chánh văn phòng, Chánh văn phòng Tỉnh đoàn rồi Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc.
Từ tháng 6/2001 – 6/2004, bà Lan là Ủy viên kiêm Chánh văn phòng Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Từ tháng 7/2004, bà Lan làm Bí thư Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc. Đến tháng 12/2006, bà làm Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 1/2009, bà đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 10/2010, làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Tháng 5/2012, bà Lan giữ chức Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Từ tháng 4/2014 – 2/2015, bà Hoàng Thị Thuý Lan được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc khóa XV, nhiệm kỳ 2010-2015, kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Tháng 2/2015, tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 29 khóa XV, bà Hoàng Thị Thuý Lan được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015.
Tháng 4/2015, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV đã tổ chưc họp kỳ thứ 12 (bất thường). Tại kỳ họp này, bà Lan được bầu giữ làm Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV. Đến tháng 10/2015, bà tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 3/2016, tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bà Lan được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 10/2020, bà tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy với số phiếu tuyệt đối.
Ngày 30/10/2020, tại kỳ họp thứ 18, HĐND dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVI, bà Lan được tiếp tục được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 30/1/2021, tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bà Lan tiếp tục được bầu vào Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương dù vướng scandal bổ nhiệm chính con gái ruột du học Trung Quốc về làm Phó Giám đốc Sở ở Vĩnh Phúc từng gây xôn xao dư luận.
Ông Lê Duy Thành: Từ nhân viên thuế đến Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc
Trước khi bị bắt, hôm 4/3, ông Lê Duy Thành vẫn kiểm tra việc chuẩn bị cho lễ công bố quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc.
Báo CAND TPHCM cho biết, ông Lê Duy Thành sinh năm 1969, quê ở xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Về học vấn, ông Thành được xem là cán bộ được đào tạo rất bài bản. Ông có trình độ cao cấp lý luận chính trị và học vị là tiến sĩ kinh tế.
Trước năm 2013, ông Thành là cán bộ cấp cơ sở, sau đó giữ các chức vụ như Cục phó Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc rồi Bí thư Huyện ủy Lập Thạch.
Tháng 12/2013, ông Thành được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Đến tháng 7/2020, tại hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lê Duy Thành được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy. Đến cuối tháng 10/2020, ông Thành được giới thiệu và bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc với tỉ lệ 100% (47/47) số phiếu đồng ý.
Hồi tháng 12/2023, như Sputnik đưa tin trước đó, trong số 28 người được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026, ông Lê Duy Thành có số phiếu tín nhiệm thấp là 25/47 phiếu, chiếm 53,19% tổng số phiếu.
Số phiếu tín nhiệm cao của ông Thành là 19/47 phiếu, chiếm 40,43%; số phiếu tín nhiệm là 2/47, chiếm 4,26% tổng số phiếu.
Theo nội dung Nghị quyết 96 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, người có số phiếu tín nhiệm thấp trên 50% đến dưới 2/3 tổng số phiếu "có thể xin từ chức".