Bà Trương Mỹ Lan ngất xỉu khi bị đề nghị án tử hình

© Ảnh : ThuongGiaOnlineBà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2024
Đăng ký
Viện Kiểm sát đề nghị toà tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan mức án tổng hợp là tử hình với các tội danh Tham ô tài sản, Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Nghe mức án mà cơ quan công tố đề nghị, bị cáo Trương Mỹ Lan ngất xỉu, ngã quỵ. Sau đó, bà Lan được phép ngồi thay vì phải đứng nghe VKS nêu quan điểm giải quyết vụ án.
Viện Kiểm sát cho rằng, bà Trương Mỹ Lan phạm tội trong thời gian dài, thủ đoạn tinh vi, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi... nên đề nghị tòa tuyên phạt "mức án nghiêm khắc nhất".

Biện minh rất nhiều nhưng vẫn bị đề nghị án tử, bà Trương Mỹ Lan ngất xỉu

Sau phiên nêu quan điểm luận tội vào buổi sáng (như Sputnik cập nhật trước đó), đến chiều 19/3, Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát.
Dù VKS ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho cộng đồng, nhân thân tốt, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, phòng chống dịch.
Tuy nhiên, Trương Mỹ Lan phạm tội nhiều lần trong thời gian dài, với thủ đoạn tinh vi, phạm tội có tổ chức. Bị cáo cũng không thành khẩn, khai báo quanh co, đổ lỗi cho cấp dưới. Hành vi phạm tội của bị cáo đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi.
Xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan (ngày 19/3) - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2024
VKS cho rằng loại trừ bà Trương Mỹ Lan vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội
Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Trương Mỹ Lan mức án 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; 19-20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt, bị cáo bị đề nghị mức án tử hình.
Nghe mức án mà cơ quan công tố đề nghị, bà Trương Mỹ Lan ngất xỉu, ngã quỵ. Sau đó, bà Lan được phép ngồi thay vì phải đứng nghe VKS nêu quan điểm giải quyết vụ án. Suốt thời gian sau đó, bà Lan ngồi cúi đầu, vẻ mệt mỏi.

Nhiều cựu lãnh đạo SCB bị đề nghị án chung thân

Với nhóm cựu cán bộ chủ chốt tại SCB, VKS xác định các bị cáo đã giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.
Quá trình điều tra cũng như làm việc tại tòa, các bị cáo thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra giải quyết vụ án, có nhiều thành tích trong công tác, gia đình có công với cách mạng, khắc phục một phần hậu quả...
Tuy nhiên, hành vi phạm tội của các bị cáo cũng có nhiều tình tiết tăng nặng như: có tổ chức, phạm tội nhiều lần trong thời gian dài, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng... nên cần có mức án tương xứng.
Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch SCB, đang trốn truy nã), Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch SCB giai đoạn sau), Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB) mức án chung thân về các tội Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hoặc Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa ngày 12/3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2024
Capital Place của bà Trương Mỹ Lan có đáng giá 1 tỷ USD?
VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc SCB), Trần Thị Mỹ Dung (phó Tổng giám đốc SCB) mức án 19-20 năm tù về tội Tham ô tài sản.
Với các bị cáo còn lại tại SCB, VKS nêu quan điểm cho rằng họ chỉ là những người làm công ăn lương, đồng phạm giúp sức bà Lan, không được hưởng lợi trong số tiền bà Lan chiếm đoạt, đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.

Chồng và cháu gái bị cáo Trương Mỹ Lan có nhiều tình tiết giảm nhẹ

Với bà Trương Huệ Vân, VKS xác định bị cáo đã thực hiện chỉ đạo của bà Lan, đồng thời lợi dụng chức vụ Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chỉ đạo cấp dưới thành lập, sử dụng 52 công ty "ma" và 4 công ty có hoạt động thật, tạo lập 155 khoản vay tại SCB, từ đó giúp bà Lan chiếm đoạt hơn 1.088 tỷ đồng và gây thiệt hại 25 tỷ.
Tuy nhiên, Trương Huệ Vân có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (theo điểm G, khoản 1, Điều 52 Bộ luật Hình sự) như phạm tội lần đầu, tích cực phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ việc, ăn năn hối lỗi, khắc phục hậu quả trong lúc điều tra, tự nguyện nộp thêm tài sản cá nhân để khắc phục hậu quả, có nhiều hoạt động hỗ trợ chống dịch.
Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Trương Huệ Vân mức án 19-20 năm tù về tội Tham ô tài sản.
Về phần ông Chu Lập Cơ (Chủ tịch HĐQT Công ty Times Square, chồng bà Lan), VKS nêu rõ bị cáo đã có hành vi giúp sức cho vợ 2 lần ký biên bản HĐQT, đồng ý thế chấp tài sản của Công ty Times Square bảo lãnh cho 73 khoản vay, gây thiệt hại 9.116 tỷ đồng cho SCB.
Các bị tại phiên tòa ngày 12/3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2024
Lời khai bất ngờ của Trương Mỹ Lan về pha "quay xe" của ông Trần Bắc Hà
Tuy nhiên, ông Chu Lập Cơ có tình tiết giảm nhẹ là đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, ăn năn hối cải, được Nhà nước tặng huân chương lao động, UBND TP.HCM tặng nhiều bằng khen trong hoạt động chống dịch và từ thiện.
Từ đó, VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Chu Lập Cơ mức án 11-12 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đề nghị tuyên chung thân cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn

Với các bị cáo là cựu cán bộ thanh tra Ngân hàng Nhà nước, VKS xác định các bị cáo đã nhận tiền, các lợi ích vật chất từ SCB, sửa kết quả thanh tra nhằm che giấu sai phạm của ngân hàng này, tạo điều kiện cho SCB tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu nhằm rút tiền ngân hàng.
Trong đó, bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Thanh tra, giám sát ngân hàng II - cục II, thuộc Ngân hàng Nhà nước, trưởng đoàn thanh tra) đã 4 lần nhận của SCB 5,2 triệu USD thông qua Võ Tấn Hoàng Văn.
Từ đó, VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Đỗ Thị Nhàn mức án chung thân về tội Nhận hối lộ.
Xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2024
Bà Trương Mỹ Lan: "Các anh ở Ngân hàng Nhà nước đã trấn an tôi an tâm"
Ông Nguyễn Văn Hưng, cựu phó chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN), là người ký quyết định thực hiện thanh tra SCB. Vì động cơ cá nhân, bị cáo đã nhận tiền từ SCB, chỉ đạo đoàn thanh tra che giấu, bưng bít sai phạm của SCB, báo cáo không trung thực, đầy đủ lên lãnh đạo NHNN và Chính phủ về thực trạng của SCB, tạo điều kiện cho ngân hàng này tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu.
Quá trình điều tra, ông Hưng đã nộp lại số tiền vụ lợi 390.000 USD. Bị cáo lần đầu phạm tội nhưng gây hậu quả lớn, nên cần bản án nghiêm khắc. Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Văn Hưng mức án 14-15 năm tù.

Trách nhiệm dân sự của các bị cáo

Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường cho SCB 677.000 tỷ đồng thiệt hại và lãi phát sinh.
Số tiền bị cáo Dương Tấn Trước, Cao Việt Dũng (cựu tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT Công ty Tường Việt); Nguyễn Thanh Tùng (cựu tổng giám đốc Công ty dầu khí Đông Phương)... nhận của bà Lan phải hoàn lại để khắc phục hậu quả.
Đồng thời, đề nghị tiếp tục kê biên tài sản của Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án. Với các mã tài sản đang thế chấp tại SCB, VKS đề nghị giao lại cho SCB xử lý thu hồi nợ.
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt vì tội lừa đảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2024
Bà Trương Mỹ Lan sắp hầu toà, phiên toà kéo dài gần 2 tháng
VKS cũng đề nghị tịch thu toàn bộ số tiền các bị cáo hưởng lợi, tự nguyện khắc phục thiệt hại và được trừ vào nghĩa vụ của bị cáo Lan; tiếp tục tạm giữ và duy trì lệnh kê biên đối với các tài sản của Nguyễn Cao Trí để đảm bảo thi hành án. Các quan hệ dân sự khác, VKS đề nghị tòa xử lý theo quy định của pháp luật.
Phiên tòa tiếp tục với phần bào chữa của 5 luật sư bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan. Trong đó, riêng luận cứ bào chữa của luật sư Phan Trung Hoài dài 61 trang.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала