https://kevesko.vn/20240324/tien-giang-da-noi-thi-phai-lam-28923796.html
Tiền Giang “đã nói thì phải làm”
Tiền Giang “đã nói thì phải làm”
Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Phạm minh Chính đã đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các bộ, ngành và lãnh đạo các cấp của tỉnh Tiền Giang “đã nói thì phải làm, đã cam kết... 24.03.2024, Sputnik Việt Nam
2024-03-24T21:22+0700
2024-03-24T21:22+0700
2024-03-24T21:22+0700
việt nam
tiền giang
chính trị
cán bộ
phạm minh chính
công nghiệp
nông nghiệp
kinh doanh
doanh nghiệp
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/18/28924037_0:117:1999:1241_1920x0_80_0_0_821df06ce9ee4a4b06206c15f74dae2a.jpg
Theo Quy hoạch, mục tiêu tổng quát của quy hoạch tỉnh Tiền Giang là cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có các vùng động lực, trung tâm kinh tế về công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị.Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Sáng nay, Thủ tướng Việt Nam về Mỹ Tho dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang.Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, nên hội tụ các yếu tố của Vùng: là “vựa lúa”, “vựa trái cây” và “vựa tôm - cá” của cả nước cùng với hệ sinh thái phong phú đa dạng.Tiền Giang cũng là địa bàn trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh ĐBSCL với TPHCM và cả nước, có hệ thống giao thông thủy, bộ khá thuận lợi; có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển KTXH, nhất là về kinh tế biển, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và thương mại. Nguồn nhân lực dồi dào, dân số năm 2023 gần 1,8 triệu người, đứng thứ 2 ở vùng ĐBSCL.Theo Quy hoạch, mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là phấn đấu đưa Tiền Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có các vùng động lực, trung tâm kinh tế về công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị.Tiền Giang cũng phấn đấu là tỉnh giữ vai trò kết nối quan trọng giữa vùng ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.Tầm nhìn đến 2050, Tiền Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có trình độ phát triển khá của cả nước, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Trở thành nơi đáng sống, các giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy.Tiền Giang xác định rõ động lực mới, quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội trong đó, các định hướng, ưu tiên phát triển là: Một dải, ba tâm, bốn hành lang kinh tế, ba khâu đột phá phát triển.Cụ thể, một dải ven sông Tiền; ba tâm gồm thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành và Chợ Gạo; bốn hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế theo tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, hành lang kinh tế dọc theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 50B, hành lang kinh tế theo tuyến đường bộ ven biển và Quốc lộ 50, hành lang kinh tế dọc theo sông Tiền kết nối đô thị - công nghiệp với vùng ĐBSCL; ba khâu đột phá phát triển: Hạ tầng, cải cách hành chính - cải thiện môi trường đầu tư và nguồn nhân lực.Tỉnh cũng định hướng phát triển công nghiệp chế biến chế tạo; chế biến nông thủy sản hiện đại, tập trung, quy mô lớn, xanh và thân thiện với môi trường; trở thành ngành kinh tế chủ lực, thế mạnh của tỉnh; phát triển dịch vụ dựa trên các lĩnh vực chính: Du lịch, thương mại, logistics và cảng biển.“1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, việc thực hiện quy hoạch Tỉnh phải dựa trên nền tảng vững chắc của đất nước.Thủ tướng nêu rõ “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh" trong thực hiện quy hoạch tỉnh Tiền Giang.Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm, trung tâm là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và đột phá vào các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.Hai tăng cường là tăng cường phát triển yếu tố con người (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau); tăng cường kết nối vùng, khu vực, trong nước và quốc tế qua hệ thống giao thông, sản xuất và cung ứng theo chuỗi.Ba đẩy mạnh là đẩy mạnh phát triển hạ tầng chiến lược đồng bộ, bao trùm (về giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng số, y tế, giáo dục, xã hội...); đẩy mạnh phát triển công nghiệp phục vụ chế biến nông sản, các ngành phục vụ nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân ổn định và phát triển.Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, Tiền Giang cần thay đổi mô hình tăng trưởng, luôn đổi mới tư duy phát triển, khai thác tối đa nguồn lực bên trong, phát huy truyền thống lịch sử - văn hóa; đẩy mạnh hợp tác công tư.Tập trung đầu tư hạ tầng chiến lược, nhất là quan tâm đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, phát triển đô thị nhằm khai thác tốt vị trí trung tâm vùng ĐBSCL của tỉnh với hệ thống đường bộ kết nối toàn vùng; tập trung xây dựng, phát huy hiệu quả vùng động lực kinh tế của tỉnh.Tiền Giang cũng cần phát triển kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp, du lịch theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn gắn với tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư.“Đã nói phải làm”Đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, Thủ tướng yêu cầu, phát huy sứ mệnh của doanh nghiệp trên tinh thần “ba cùng”: “cùng lắng nghe, thấu hiểu”, “cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động”, "cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển".Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thoả thuận hợp tác; kinh doanh và đầu tư đúng quy định của pháp luật.Đối với các bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng yêu cầu phối hợp chặt chẽ với Tiền Giang đánh giá thực trạng, có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi tiết giảm chi phí cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.Đáng chú ý, Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các bộ, ngành và lãnh đạo các cấp của tỉnh Tiền Giang:Tại hội nghị, tỉnh Tiền Giang đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 14 dự án, với tổng số vốn gần 17.000 tỷ đồng và trao Quyết định chủ trương nghiên cứu đầu tư cho 10 dự án khác với tổng số vốn khoảng 37.000 tỷ đồng.
https://kevesko.vn/20240324/nhan-su-trong-yeu-cua-viet-nam-dang-se-chon-ai-28917635.html
https://kevesko.vn/20240301/giam-doc-cong-an-tien-giang-truc-tiep-chi-dao-bat-ke-xach-dao-vao-truong-mam-non-28467921.html
tiền giang
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/18/28924037_95:0:1904:1357_1920x0_80_0_0_fecd0f9e81d7d76886663bc6afe875e3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, tiền giang, chính trị, cán bộ, phạm minh chính, công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh, doanh nghiệp, kinh tế
việt nam, tiền giang, chính trị, cán bộ, phạm minh chính, công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh, doanh nghiệp, kinh tế
Theo Quy hoạch, mục tiêu tổng quát của quy hoạch tỉnh Tiền Giang là cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có các vùng động lực, trung tâm kinh tế về công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị.
Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Sáng nay, Thủ tướng Việt Nam về Mỹ Tho dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh
Tiền Giang.
Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, nên hội tụ các yếu tố của Vùng: là “vựa lúa”, “vựa trái cây” và “vựa tôm - cá” của cả nước cùng với hệ sinh thái phong phú đa dạng.
Tiền Giang cũng là địa bàn trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh ĐBSCL với TPHCM và cả nước, có hệ thống giao thông thủy, bộ khá thuận lợi; có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển KTXH, nhất là về kinh tế biển, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và thương mại. Nguồn nhân lực dồi dào, dân số năm 2023 gần 1,8 triệu người, đứng thứ 2 ở vùng ĐBSCL.
Theo Quy hoạch, mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là phấn đấu đưa Tiền Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có các vùng động lực, trung tâm kinh tế về công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị.
Tiền Giang cũng phấn đấu là tỉnh giữ vai trò kết nối quan trọng giữa vùng ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.
Tầm nhìn đến 2050, Tiền Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có trình độ phát triển khá của cả nước, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Trở thành nơi đáng sống, các giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy.
Tiền Giang xác định rõ động lực mới, quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội trong đó, các định hướng, ưu tiên phát triển là: Một dải, ba tâm, bốn hành lang kinh tế, ba khâu đột phá phát triển.
Cụ thể, một dải ven sông Tiền; ba tâm gồm thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành và Chợ Gạo; bốn hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế theo tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, hành lang kinh tế dọc theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 50B, hành lang kinh tế theo tuyến đường bộ ven biển và Quốc lộ 50, hành lang kinh tế dọc theo sông Tiền kết nối đô thị - công nghiệp với vùng ĐBSCL; ba khâu đột phá phát triển: Hạ tầng, cải cách hành chính - cải thiện môi trường đầu tư và nguồn nhân lực.
Tỉnh cũng định hướng phát triển công nghiệp chế biến chế tạo; chế biến nông thủy sản hiện đại, tập trung, quy mô lớn, xanh và thân thiện với môi trường; trở thành ngành kinh tế chủ lực, thế mạnh của tỉnh; phát triển dịch vụ dựa trên các lĩnh vực chính: Du lịch, thương mại, logistics và cảng biển.
“1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng
Phạm Minh Chính chỉ rõ, việc thực hiện quy hoạch Tỉnh phải dựa trên nền tảng vững chắc của đất nước.
Thủ tướng nêu rõ “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh" trong thực hiện quy hoạch tỉnh Tiền Giang.
Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm, trung tâm là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và đột phá vào các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.
Hai tăng cường là tăng cường phát triển yếu tố con người (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau); tăng cường kết nối vùng, khu vực, trong nước và quốc tế qua hệ thống giao thông, sản xuất và cung ứng theo chuỗi.
Ba đẩy mạnh là đẩy mạnh phát triển hạ tầng chiến lược đồng bộ, bao trùm (về giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng số, y tế, giáo dục, xã hội...); đẩy mạnh phát triển công nghiệp phục vụ chế biến nông sản, các ngành phục vụ nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân ổn định và phát triển.
“Việc thực hiện quy hoạch Tỉnh phải dựa trên nền tảng vững chắc của đất nước”, VOV dẫn lời Thủ tướng cho biết.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, Tiền Giang cần thay đổi mô hình tăng trưởng, luôn đổi mới tư duy phát triển, khai thác tối đa nguồn lực bên trong, phát huy truyền thống lịch sử - văn hóa; đẩy mạnh hợp tác công tư.
Tập trung đầu tư hạ tầng chiến lược, nhất là quan tâm đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, phát triển đô thị nhằm khai thác tốt vị trí trung tâm vùng ĐBSCL của tỉnh với hệ thống đường bộ kết nối toàn vùng; tập trung xây dựng, phát huy hiệu quả vùng động lực kinh tế của tỉnh.
Tiền Giang cũng cần phát triển kinh tế biển, kinh tế
nông nghiệp, du lịch theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn gắn với tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư.
Đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, Thủ tướng yêu cầu, phát huy sứ mệnh của doanh nghiệp trên tinh thần “ba cùng”: “cùng lắng nghe, thấu hiểu”, “cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động”, "cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển".
Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thoả thuận hợp tác; kinh doanh và đầu tư đúng quy định của pháp luật.
Đối với các bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng yêu cầu phối hợp chặt chẽ với Tiền Giang đánh giá thực trạng, có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi tiết giảm chi phí cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Đáng chú ý, Thủ tướng đề nghị cộng đồng
doanh nghiệp, nhà đầu tư, các bộ, ngành và lãnh đạo các cấp của tỉnh Tiền Giang:
“Đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được”.
Tại hội nghị, tỉnh Tiền Giang đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 14 dự án, với tổng số vốn gần 17.000 tỷ đồng và trao Quyết định chủ trương nghiên cứu đầu tư cho 10 dự án khác với tổng số vốn khoảng 37.000 tỷ đồng.