Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Những sự việc gần đây tại Biển Đông rất đáng quan ngại

© Phan NguyenÔng Nguyễn Đức Thắng - Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Thắng - Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại họp báo chiều 28/3, Phó phát ngôn viên BNG Việt Nam thể hiện quan ngại về vụ va chạm tàu giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông.
Trả lời câu hỏi báo giới về nhiệm vụ của Việt Nam trong việc giải vụ va chạm tàu giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông, ông Nguyễn Đức Thắng, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết:

“Chúng tôi rất quan ngại về những căng thẳng gần đây tại Biển Đông. Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), giải quyết tranh chấp liên quan đến hòa bình, đóng góp ổn định, hợp tác tại khu vực Biển Đông. Mọi yêu sách và đòi hỏi ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982; tuân thủ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, không có hành động làm phức tạp tình hình, gia tăng căng thẳng, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2024
Biển Đông
Trung Quốc - Philippines cãi nhau ở Biển Đông và phản ứng của Việt Nam
Quân đội Philippines trước đó cho hay, vụ va chạm xảy ra vào sáng 23/3 và kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ giữa lúc tàu tiếp vận Unaizah May 4 (UM4) của Manila đang tìm cách tiếp tế cho một nhóm thủy thủ đồn trú nhỏ trên tàu BRP Sierra Madre bị chìm ngoài khơi khu vực gần bãi Cỏ Mây.
Đây là vụ việc tranh cãi mới nhất giữa hai nước ở khu vực này trong tháng qua. Hồi đầu tháng này, tàu UM4 cũng đã từng bị hư hại do vụ tấn công tương tự và sau đó đã trở về an toàn dưới sự hộ tống của 2 tàu tuần duyên và 2 tàu Hải quân Philippines.
Quân đội Philippines trong nhiều năm qua đã gia cố tàu BRP Sierra Madre mắc cạn trên bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, từ năm 1999.
BRP Sierra Madre từng là tàu đổ bộ dài 100m từng thuộc biên chế của hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Tàu sau đó được chuyển cho Philippines và hải quân nước này đã cố ý cho tàu lao vào Bãi Cỏ Mây, mắc cạn tại đây và biến nó thành một tiền đồn đóng quân trái phép.
Quần đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2023
Biển Đông
Philippines yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ toàn bộ công trình xây dựng ở quần đảo Trường Sa
Cũng tại họp báo, ông Nguyễn Đức Thắng, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, cũng nêu rõ quan điểm của Việt Nam về một số hoạt động của Trung Quốc và Philippines ở khu vực Đá Hoài Ân (Sandy Cay).
"Như đã khẳng định nhiều lần, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng chứng minh chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Việc các bên liên quan trong 10 liên thực thể thuộc quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình, đi ngược lại DOC và các nỗ lực các bên xây dựng COC. Việt Nam yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, tuân thủ luật pháp quốc tế, đảm bảo hòa bình, ổn định và hợp tác trên Biển Đông. Đồng thời, Việt Nam cam kết sẵn sàng cùng các bên liên quan giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế”, Phó phát ngôn viên Nguyễn Đức Thắng nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала