“Không có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ chiến đấu”: Mỹ thừa nhận thất bại dự án đắt giá nhất

CC BY-SA 2.0 / Dabt / Chiến đấu cơ ném bom F-35 của Không lực Hoa Kỳ
Chiến đấu cơ ném bom F-35 của Không lực Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2024
Đăng ký
Gần 20 năm sau chuyến bay đầu tiên, tiêm kích F-35 được phép sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, ngay cả trong giới chức trách Mỹ, máy bay này cũng đặt ra nhiều câu hỏi. Những chi tiết về các vấn đề của chương trình vũ khí đắt tiền nhất trong lịch sử Mỹ - trong tài liệu của Sputnik.

Biểu tượng nước đôi

Vào tháng 3, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố một tin được chờ đợi từ lâu: F-35 cuối cùng được đưa vào sản xuất. Điều này khiến nhiều người ngạc nhiên vì Lockheed Martin đã sản xuất gần một nghìn chiếc máy như vậy.
Thật vậy, phiên bản đầu tiên của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35A đã cất cánh lần đầu vào năm 2006. Năm 2008, họ đã thử nghiệm F-35B - phiên bản kiểu máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, vào năm 2010 đã xuất hiện F-35C - phiên bản dùng trên tàu sân bay. Việc sản xuất bắt đầu vào năm 2011, một năm sau, máy bay chiến đấu này được đưa vào sử dụng với mục đích huấn luyện, và kể từ năm 2015, nó nằm trong biên chế của Thủy quân lục chiến, sau đó trong biên chế của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ.
Nhưng kế hoạch này còn tham vọng hơn nhiều: năm 2001, Mỹ đã hứa sẽ sản xuất 2.852 chiếc F-35 đến năm 2010. Sau 23 năm, danh mục đơn hàng, trong đó có khách hàng nước ngoài, đã lên tới 3.481 chiếc.
Xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng: trên thực tế, Washington là nhà tài trợ chính cho chương trình này, nhưng còn có 16 quốc gia khác tham gia: Anh, Ý, Hà Lan, Canada, Úc, Đan Mạch, Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Ba Lan, Singapore, Phần Lan, Đức, Cộng hòa Séc và Thụy Sĩ. Các thành phần được sản xuất tại bảy quốc gia.
 Su-57E - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2024
“Máy bay Mỹ không làm được.” Hoa Kỳ ngưỡng mộ vũ khí mới của Nga
Việc máy bay này được sản xuất bởi “cả thế giới” đã tác động đến giá cả. F-35 là dự án vũ khí đắt nhất trong lịch sử. Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) ước tính trị giá của chương trình này là 1,7 nghìn tỷ USD. Ở giai đoạn phát triển, tập đoàn Lockheed Martin đã hứa sẽ thực hiện đơn đặt hàng với số tiền ít hơn bảy lần, chỉ yêu cầu 233 tỷ USD.
Tổng chi phí của chương trình bao gồm việc sản xuất, vận hành và bảo trì máy bay chiến đấu. Và phần chi phí chính - 1,3 tỷ USD - rơi vào việc bảo trì bảo quản để đảm bảo những chiếc máy bay này vẫn ở tình trạng tốt khi chúng không hoạt động. Trong hơn hai thập kỷ, F-35 đã trở thành biểu tượng không chỉ về sức mạnh và tham vọng của tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ mà còn về chi phí cao và thời gian xây dựng lâu dài. Theo Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Hoa Kỳ, mỗi giờ bay của nó tiêu tốn của người nộp thuế 42.000 USD.

Những căn bệnh thời thơ ấu

Một bằng chứng điển hình khác về các vấn đề của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ là các tình huống khẩn cấp thường xuyên xảy ra với F-35. Trong gần một phần tư thế kỷ, F-35 vẫn chưa thoát khỏi những căn bệnh thời thơ ấu.
Thoạt nhìn, yêu cầu hiển nhiên đối với cỗ máy thế hệ thứ 5 là bay với tốc độ siêu âm hóa ra không dễ thực hiện. Khi các phiên bản trên boong của F-35 bay ở chế độ này đủ lâu, thì chúng sẽ bị tổn thương vỏ ngoài và mất khả năng tàng hình. Lớp phủ tàng hình phồng lên, ăng-ten ở phần đuôi bị hỏng.
Đặc biệt nghiêm trọng là nhược điểm trong hệ động lực, và một số tai nạn đã xảy ra. Vào tháng 12 năm 2022, một chiếc F-35B đã bị rơi tại Fort Worth khi hạ cánh thẳng đứng. Các chuyến bay giao hàng và tiếp nhận đã bị đóng băng trong hai tháng.
 Su-57E - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2023
Tạp chí Mỹ nêu bật các ưu điểm của Su-57 của Nga so với F-35 và J-20
Phi công cũng gặp khó khăn. Khoảng 40 đợt thiếu oxy đã được ghi nhận ở các phi công. Vào tháng 5 năm 2020, do lỗi trong hệ thống cung cấp oxy, một trong những chiếc máy bay đã bị rơi - phi công đã còn sống. Một số máy bay bị hỏng do trục trặc phần mềm. Các phi công phàn nàn về "ánh sáng xanh" trên màn hình mũ bảo hiểm. Và chiếc mũ bảo hiểm được quảng cáo rầm rộ có giá tương đương một chiếc ô tô thể thao: 400 nghìn USD. Theo những người thử nghiệm, bảng điều khiển màn hình cảm ứng trong buồng lái thường không phản hồi khi chạm vào — theo một số dữ liệu, trong 20% ​​trường hợp.
Tất cả những thiếu sót và vấn đề này đã tạo nên một bức tranh không mấy tươi sáng cho Washington: theo truyền thông Mỹ, hầu hết các máy bay F-35 đều chưa sẵn sàng chiến đấu.
Thực tế là trong các báo cáo về quá trình thực hiện chương trình này, cả văn phòng chương trình và Lầu Năm Góc đều sử dụng thuật ngữ “Mission Capable”. Tức là máy bay có thể bay và thực hiện một số nhiệm vụ chiến đấu nhất định. Còn thuật ngữ “Fully Mission Capable” được hiểu theo đúng nghĩa chính là khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Theo báo cáo tháng 9 của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO), 54,69%, máy bay đã sẵn sàng chiến đấu một phần, và chỉ có 27,75% máy bay sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn. Điều này là ít hơn nhiều so với những gì được yêu cầu.
NBC dẫn lời tác giả báo cáo, Giám đốc đội ngũ quản lý và năng lực quốc phòng của GAO Diana Maurer: “Nếu máy bay chỉ có thể hoạt động 55% thời gian và mục tiêu là 85-90%, thì người nộp thuế sẽ không nhận được những gì họ phải trả”.
Theo bản báo cáo, ngoài những vấn đề cũ còn nảy sinh khó khăn trong quá trình sửa chữa - không có đủ phụ tùng thay thế. Và việc giải quyết vấn đề này là vô cùng khó khăn trong điều kiện hậu cần trải rộng khắp 8 quốc gia.
Đồng thời, vào tháng 12, Văn phòng Kiểm toán đã báo cáo rằng trong số bảy khuyến nghị của họ, Lầu Năm Góc và Lockheed Martin đã thực hiện ba khuyến nghị, thực hiện một phần ba khuyến nghị nữa và chỉ đơn giản bỏ qua một khuyến nghị. Trên thực tế, nhà sản xuất vẫn tiếp tục sản xuất ra những chiếc máy bay bị hỏng, cần phải sửa chữa ngay sau khi rời khỏi dây chuyền lắp ráp.
Tuy nhiên, không điều nào trong số này ngăn cản Washington quyết định tiếp tục sản xuất máy bay này. Và Reuters giải thích thêm rằng, điều này có nghĩa là hoàn thành các cuộc thử nghiệm vận hành. Tức là những khuyết điểm của máy bay chiến đấu chính của Mỹ chính thức được chấp thuận mang bom hạt nhân rơi tự do B61-12 sẽ được tìm hiểu trong quá trình vận hành.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала