https://kevesko.vn/20240404/bao-hiem-nhan-tho-mat-khach-vi-sao-dan-o-at-huy-hop-dong-29112971.html
Bảo hiểm nhân thọ mất khách, vì sao dân ồ ạt huỷ hợp đồng?
Bảo hiểm nhân thọ mất khách, vì sao dân ồ ạt huỷ hợp đồng?
Sputnik Việt Nam
Trong năm 2023, có khoảng 3,39 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mất hiệu lực, trong bối cảnh nhiều khách hàng bỏ hợp đồng, chấp nhận mất tiền phí đã đóng. 04.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-04T19:29+0700
2024-04-04T19:29+0700
2024-04-04T19:31+0700
việt nam
bảo hiểm
xã hội
công ty
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0b/1e/26749661_80:0:1200:630_1920x0_80_0_0_bce37b9343ae00eda079d16c457182d3.jpg
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ghi nhận, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2023 đạt hơn 157.000 tỷ đồng, giảm đến 44,5% so với cùng kỳ năm 2022.Tỷ lệ huỷ bảo hiểm sau năm đầu tiên 60-70%Theo số liệu thống kê, trong năm 2023, số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã giảm đi đáng kể.Cụ thể, thời điểm ngày 31/12/2022, tổng số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực ở mức 13,92 triệu đồng.Năm 2023, có thêm 1,91 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cấp mới. Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2023, toàn thị trường chỉ có 12,44 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực.Như vậy, đã có khoảng 3,39 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mất hiệu lực tính riêng trong năm 2023.Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2023 đạt hơn 157.000 tỷ đồng, giảm đến 44,5% so với cùng kỳ năm 2022.Đáng chú ý, theo nội dung kết luận thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ Tài chính công bố, tỷ lệ huỷ hợp đồng bảo hiểm sau năm đầu tiên lên tới 60% - 70%.Nhiều khách hàng tháo chạyNhiều khách hàng cho biết, họ như bị “ép” mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng, hoặc bị tư vấn viên lập lờ. Năm 2023, ghi nhận khoảng 3 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mất hiệu lực.Chị Nguyễn Thanh Nga (Thanh Hoá) chi sẻ, chị mang khoản tiền tiết kiệm 200 triệu đồng đi gửi ngân hàng để mong tích cóp lo việc học cho con sau này. Tại đây, chị bị nhân viên tư vấn lập lờ, hướng dẫn chuyển sang loại hình tiết kiệm linh hoạt, có lãi suất cao hơn, được tặng kèm bảo hiểm nhân thọ.Tin lời nhân viên, chị Nga làm theo yêu cầu. Đến cuối năm 2023, khi cần tiền rút lo việc gia đình, chị Nga tá hoả khi biết toàn bộ tiền tiết kiệm đã bị “hô biến” thành bảo hiểm nhân thọ.Cuối tháng 3/2024, chị Ngọc Hạnh (Hà Nội) quyết định bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, chấp nhận bị mất khoản tiền phí gần 60 triệu đồng sau nhiều lần cân nhắc. Chị không muốn đeo đuổi 10 năm đóng phí rồi số tiền chi cho bảo hiểm nhân thọ sẽ có thể đi theo quỹ đầu tư được mất cho mấy chục năm về sau.Bộ Tài chính chỉ ra loạt sai phạm của doanh nghiệp bảo hiểmVừa qua, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã công bố Kết luận thanh tra về việc thanh tra hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và nội dung liên quan tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam (gọi tắt là Bảo hiểm AIA).Bà Phạm Thu Phương - Cục phó Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết, Bộ đã hoàn tất thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm năm 2023 và công bố kết luận thanh tra của 2 doanh nghiệp là Dai-ichi và AIA.Kết luận thanh tra ghi nhận, các sai phạm phổ biến của doanh nghiệp bảo hiểm liên quan đến việc ban hành quy chế, kiểm soát, giám sát đại lý; hạch toán, kế toán có sai sót.Đến nay, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã tiến hành xử phạt hành vi vi phạm hành chính. Cơ quan này hiện đang phối hợp với cục thuế để xử lý vấn đề nợ thuế.Trong Thông tư 67 hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính đã có nhiều quy định nhằm ngăn chặn tình trạng “ép” mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng. Chẳng hạn, ngân hàng không được tư vấn, giới thiệu, chào bán, thu xếp ký hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư cho khách hàng trong thời hạn trước và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay.Đặc biệt, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết lập quầy giao dịch riêng (hoặc bàn giao dịch riêng) để tư vấn, bán bảo hiểm. Khu vực này phải tách biệt với khu vực giao dịch, hoạt động nghiệp vụ khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Vì sao NHNN đã cấm nhưng vẫn còn hiện tượng ép mua bảo hiểm?Trao đổi trên báo Tuổi Trẻ, chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán, thành viên Hội Luật gia Việt Nam cho hay, theo kết luận thanh tra Công ty bảo hiểm AIA và trước đó là 4 công ty khác về hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng, Bộ Tài chính kết luận tỷ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm sau 1 năm mua qua ngân hàng là “rất cao”.Ở AIA, tỷ lệ hợp đồng bị hủy sau 1 năm mua qua ngân hàng lên tới 57%, trong đó có những sản phẩm bảo hiểm có tỷ lệ hủy lên tới 74%.Trước việc dù NHNN đã cấm các nhà băng ép khách vay phải mua bảo hiểm mới được giải ngân, ông Đán cho rằng, tỉ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mua qua ngân hàng sau 1 năm lên tới hơn một nửa cho thấy khách hàng có bị ép mua bảo hiểm.Ông Đán cho biết, khách hàng không mua bảo hiểm thì rất khó được giải ngân. Còn nếu mua bảo hiểm nhân thọ thì khách hàng sẽ được ngân hàng ưu đãi về lãi suất, giải ngân nhanh. Chưa kể, còn có tình trạng lách luật bằng cách khách đi vay mua bảo hiểm.Đáng chú ý, theo vị chuyên gia này, các ngân hàng bán bảo hiểm để được hưởng hoa hồng, do có ký kết độc quyền với công ty bảo hiểm trong thời gian dài.Ngân hàng đã nhận được khoản tiền là phí trả trước, giống như tiền thưởng hoa hồng kinh doanh nhưng được trả trước một lần. Phí trả trước rất lớn.Khi nhận được số tiền đó, ngân hàng thường đẩy chỉ tiêu bán bảo hiểm vào các bộ phận kinh doanh của mình.Bộ phận dễ triển khai bán bảo hiểm nhân thọ nhất, theo góc nhìn của họ, là tín dụng. Khi khách hàng vay thì lệ thuộc vào ngân hàng. Và việc mua bảo hiểm nhân thọ thì vay sẽ được ưu đãi lãi vay, theo ông Đán là “một chiêu” của ngân hàng nhưng việc này là không phù hợp.Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trước tình trạng người dân phản ánh bị “ép” mua bảo hiểm nhân thọ, cơ quan chức năng đã ban hành một loạt các giải pháp, quy định rõ trong thông tư, nghị định.Ông Thịnh cho rằng, việc khách hàng bỏ hợp đồng bảo hiểm xảy ra nhiều hệ luỵ. Thời gian tới, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm hành vi vi phạm, từng bước làm trong sạch thị trường, bảo vệ quyền lợi khách hàng mua bảo hiểm.
https://kevesko.vn/20240312/da-ro-cong-ty-bao-hiem-vao-tam-ngam-thanh-tra-cua-bo-tai-chinh-28658847.html
https://kevesko.vn/20240216/dan-so-bao-hiem-lua-dao-nhieu-ngan-hang-viet-nam-that-thu-28201994.html
https://kevesko.vn/20240117/bo-tai-chinh-sap-thanh-tra-14-cong-ty-bao-hiem-27650425.html
https://kevesko.vn/20231106/vi-sao-phai-giu-bao-hiem-bat-buoc-voi-xe-may-26304058.html
https://kevesko.vn/20231013/ha-noi-se-dung-viec-in-the-bao-hiem-y-te-giay--25817623.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0b/1e/26749661_238:0:1078:630_1920x0_80_0_0_d2fe26b1ec8a3ba6e4cfb8e8db314647.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bảo hiểm, xã hội, công ty
việt nam, bảo hiểm, xã hội, công ty
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ghi nhận, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2023 đạt hơn 157.000 tỷ đồng, giảm đến 44,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Tỷ lệ huỷ bảo hiểm sau năm đầu tiên 60-70%
Theo số liệu thống kê, trong năm 2023, số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã giảm đi đáng kể.
Cụ thể, thời điểm ngày 31/12/2022, tổng số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực ở mức 13,92 triệu đồng.
Năm 2023, có thêm 1,91 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cấp mới. Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2023, toàn thị trường chỉ có 12,44 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực.
Như vậy, đã có khoảng 3,39 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mất hiệu lực tính riêng trong năm 2023.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2023 đạt hơn 157.000 tỷ đồng, giảm đến 44,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý, theo nội dung kết luận thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ Tài chính công bố, tỷ lệ huỷ hợp đồng bảo hiểm sau năm đầu tiên lên tới 60% - 70%.
Nhiều khách hàng tháo chạy
Nhiều khách hàng cho biết, họ như bị “ép” mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng, hoặc bị tư vấn viên lập lờ. Năm 2023, ghi nhận khoảng 3 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mất hiệu lực.
Chị Nguyễn Thanh Nga (Thanh Hoá) chi sẻ, chị mang khoản tiền tiết kiệm 200 triệu đồng đi gửi ngân hàng để mong tích cóp lo việc học cho con sau này. Tại đây, chị bị nhân viên tư vấn lập lờ, hướng dẫn chuyển sang loại hình tiết kiệm linh hoạt, có lãi suất cao hơn, được tặng kèm bảo hiểm nhân thọ.
Tin lời nhân viên, chị Nga làm theo yêu cầu. Đến cuối năm 2023, khi cần tiền rút lo việc gia đình, chị Nga tá hoả khi biết toàn bộ tiền tiết kiệm đã bị “hô biến” thành bảo hiểm nhân thọ.
“Tôi nhiều lần lên ngân hàng khiếu nại. Lãnh đạo phòng giao dịch ngân hàng ghi nhận phản ánh nhưng không đưa ra hướng giải quyết và cho biết, nhân viên tư vấn sai cho tôi đã nghỉ việc. Tôi gửi đơn khiếu nại đến công ty bảo hiểm Prudential nhưng không nhận được phản hồi”, - báo Tiền phong dẫn lời chị Nga.
Cuối tháng 3/2024, chị Ngọc Hạnh (Hà Nội) quyết định bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, chấp nhận bị mất khoản tiền phí gần 60 triệu đồng sau nhiều lần cân nhắc. Chị không muốn đeo đuổi 10 năm đóng phí rồi số tiền chi cho bảo hiểm nhân thọ sẽ có thể đi theo quỹ đầu tư được mất cho mấy chục năm về sau.
Bộ Tài chính chỉ ra loạt sai phạm của doanh nghiệp bảo hiểm
Vừa qua, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã công bố Kết luận thanh tra về việc thanh tra hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và nội dung liên quan tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam (gọi tắt là Bảo hiểm AIA).
Bà Phạm Thu Phương - Cục phó Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết, Bộ đã hoàn tất thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm năm 2023 và công bố kết luận thanh tra của 2 doanh nghiệp là Dai-ichi và AIA.
Kết luận thanh tra ghi nhận, các sai phạm phổ biến của
doanh nghiệp bảo hiểm liên quan đến việc ban hành quy chế, kiểm soát, giám sát đại lý; hạch toán, kế toán có sai sót.
Đến nay, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã tiến hành xử phạt hành vi vi phạm hành chính. Cơ quan này hiện đang phối hợp với cục thuế để xử lý vấn đề nợ thuế.
“Qua quá trình thanh tra, chúng tôi phát hiện sai phạm của doanh nghiệp bảo hiểm liên quan ban hành quy chế, kiểm soát, giám sát đại lý; công tác quản lý và sử dụng đại lý sai phạm, công tác hạch toán, kế toán có sai sót”, - báo Tiền Phong dẫn lời bà Phương
Trong Thông tư 67 hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính đã có nhiều quy định nhằm ngăn chặn tình trạng “ép” mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng. Chẳng hạn, ngân hàng không được tư vấn, giới thiệu, chào bán, thu xếp ký hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư cho khách hàng trong thời hạn trước và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay.
Đặc biệt, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết lập quầy giao dịch riêng (hoặc bàn giao dịch riêng) để tư vấn, bán bảo hiểm. Khu vực này phải tách biệt với khu vực giao dịch, hoạt động nghiệp vụ khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Vì sao NHNN đã cấm nhưng vẫn còn hiện tượng ép mua bảo hiểm?
Trao đổi trên báo Tuổi Trẻ, chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán, thành viên Hội Luật gia Việt Nam cho hay, theo kết luận thanh tra Công ty bảo hiểm AIA và trước đó là 4 công ty khác về hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng, Bộ Tài chính kết luận tỷ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm sau 1 năm mua qua ngân hàng là “rất cao”.
Ở AIA, tỷ lệ hợp đồng bị hủy sau 1 năm mua qua ngân hàng lên tới 57%, trong đó có những sản phẩm bảo hiểm có tỷ lệ hủy lên tới 74%.
“Điều này cho thấy người mua không có nhu cầu mua bảo hiểm. Khách hàng mua bảo hiểm như là thủ tục khi vay tiền ngân hàng”, - ông nói.
Trước việc dù NHNN đã cấm các nhà băng ép khách vay phải mua bảo hiểm mới được giải ngân, ông Đán cho rằng, tỉ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mua qua ngân hàng sau 1 năm lên tới hơn một nửa cho thấy khách hàng có bị ép mua bảo hiểm.
6 Tháng Mười Một 2023, 13:43
“Vậy ai sẽ định nghĩa hành vi ép là như thế nào? Trường hợp bị ép mua bảo hiểm thì người vay vốn bị ép mua có thể khiếu nại lên đâu?”, - chuyên gia Trần Nguyên Đán đặt câu hỏi.
Ông Đán cho biết, khách hàng không mua bảo hiểm thì rất khó được giải ngân. Còn nếu mua bảo hiểm nhân thọ thì khách hàng sẽ được ngân hàng ưu đãi về lãi suất, giải ngân nhanh. Chưa kể, còn có tình trạng lách luật bằng cách khách
đi vay mua bảo hiểm.
Đáng chú ý, theo vị chuyên gia này, các ngân hàng bán bảo hiểm để được hưởng hoa hồng, do có ký kết độc quyền với công ty bảo hiểm trong thời gian dài.
Ngân hàng đã nhận được khoản tiền là phí trả trước, giống như tiền thưởng hoa hồng kinh doanh nhưng được trả trước một lần. Phí trả trước rất lớn.
Khi nhận được số tiền đó, ngân hàng thường đẩy chỉ tiêu bán bảo hiểm vào các bộ phận kinh doanh của mình.
Bộ phận dễ triển khai bán bảo hiểm nhân thọ nhất, theo góc nhìn của họ, là tín dụng. Khi khách hàng vay thì lệ thuộc vào ngân hàng. Và việc mua bảo hiểm nhân thọ thì vay sẽ được ưu đãi lãi vay, theo ông Đán là “một chiêu” của ngân hàng nhưng việc này là không phù hợp.
13 Tháng Mười 2023, 16:35
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trước tình trạng người dân phản ánh bị “ép” mua bảo hiểm nhân thọ, cơ quan chức năng đã ban hành một loạt các giải pháp, quy định rõ trong thông tư, nghị định.
Ông Thịnh cho rằng, việc khách hàng bỏ hợp đồng bảo hiểm xảy ra nhiều hệ luỵ. Thời gian tới, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm hành vi vi phạm, từng bước làm trong sạch thị trường, bảo vệ quyền lợi khách hàng mua bảo hiểm.