Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Ẩn ý của Vương Nghị khi hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam

© Ảnh : TTXVN - Phan Nhật AnhQuang cảnh buổi tọa đàm.
Quang cảnh buổi tọa đàm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2024
Đăng ký
Báo Chính phủ ngày 5/4 thông tin về cuộc gặp và hội đàm cấp cao giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong khuôn khổ cuộc hội đàm với người đồng cấp Việt Nam, Ngoại trưởng Vương Nghị lưu ý về việc không muốn bên ngoài can thiệp vào vấn đề nội bộ ở khu vực, chẳng hạn như tranh chấp biển đảo ở Biển Đông.

“Chúng ta cần phải cảnh giác với việc tạo ra các cuộc đối đầu và tập hợp nhiều "vòng tròn nhỏ" khác nhau nhằm phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực”, Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam rằng, các bên cần đẩy mạnh hợp tác và tham vấn trên biển về “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông”.

Tình đồng chí anh em theo định hướng “6 hơn”

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại Quảng Tây, ngày 4/4, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Vương Nghị.
Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, cuộc hội đàm diễn ra “trong không khí chân thành, hữu nghị và tin cậy cao”. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Vương Nghị đã đi sâu trao đổi ý kiến toàn diện, thực chất về tình hình quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
© Phan Nhật AnhBộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn Việt Nam tại buổi hội đàm.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn Việt Nam tại buổi hội đàm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2024
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn Việt Nam tại buổi hội đàm.
Hai bên cũng “đạt nhiều nhận thức chung quan trọng về các biện pháp thúc đẩy triển khai các thỏa thuận, nhận thức chung cấp cao Việt Nam-Trung Quốc”.
Thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nhấn mạnh, hai Bộ trưởng Ngoại giao đều khẳng định tầm quan trọng hàng đầu của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của mỗi nước.
Trong đó, Hà Nội và Bắc Kinh đều nhất trí cần phải tăng cường phối hợp, triển khai cụ thể hóa một cách có hiệu quả các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao để tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững theo định hướng "6 hơn".
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì giao ban các cơ quan của Quốc hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2024
Ông Vương Đình Huệ lần đầu thăm Trung Quốc: Đại sứ Phạm Sao Mai trả lời mẫu mực
Về phần mình, thông cáo được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 5/4 về cuộc hội đàm giữa ông Vương Nghị và người đồng cấp Việt Nam cũng nêu rõ, cả hai bên nên tập trung vào các mục tiêu chung của định hướng “6 hơn” quan hệ Việt – Trung, cùng nhau thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Ngoại trưởng Vương Nghị đánh giá, quan hệ Trung Quốc-Việt Nam đã đạt bước phát triển nhanh chóng vào năm ngoái. Ông Vương nhắc đến chuyến thăm mang tính bước ngoặt và lịch sử tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tháng 12/202.
Ông Vương Nghị cũng nhắc lại việc lãnh đạo cao nhất của hai bên cùng tuyên bố xây dựng cộng đồng chia sẻ Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược với tương lai chung, góp phần củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và "tình hữu nghị sâu sắc giữa Trung Quốc và Việt Nam”.
Chuyến thăm của ông Tập với tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đánh dấu ý nghĩa thời đại mới của "tình đồng chí và anh em" giữa hai bên.
Ngoại trưởng Vương Nghị cũng nhấn mạnh, năm qua, các lãnh đạo cấp cao hai bên thường xuyên gửi điện mừng năm mới, chúc mừng, trao đổi đoàn cấp cao, duy trì đà phát triển song phương. Cùng với đó, hợp tác giữa các tỉnh biên giới ngày càng chặt chẽ, giao lưu nhân dân hai chiều đạt được những bước đột phá mới.
Ngoại trưởng Vương Nghị còn nhấn mạnh, tương lai cộng đồng chung vận mệnh giữa Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được “khởi đầu tốt đẹp”, cùng thúc đẩy sự phát triển vững chắc quan hệ song phương, không ngừng vươn tới những tầm cao mới.
© Ảnh : TTXVN - Phan Nhật AnhBộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và đoàn đại biểu Trung Quốc tại cuộc hội đàm.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và đoàn đại biểu Trung Quốc tại cuộc hội đàm.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2024
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và đoàn đại biểu Trung Quốc tại cuộc hội đàm.
Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết, với các chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc tháng 10/2022 và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam tháng 12/2023, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã có bước phát triển mạnh mẽ và đạt thành quả quan trọng.
“Đặc biệt là việc Lãnh đạo cấp cao hai bên đã nhất trí xác lập định vị mới cho quan hệ song phương, ra Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược”, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Mở rộng 'hai hành lang, một vành đai' đến Trùng Khánh của Trung Quốc

Cần nhấn mạnh rằng, đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai bộ trưởng ngoại giao sau khi hai nước nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và nhất trí xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược, do đó, có rất nhiều vấn đề quan trọng được bàn thảo.
Các nữ người mẫu tạo dáng bên xe điện GAC Motors GE3 (Trung Quốc) - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2024
Trung Quốc đầu tư hơn 800 triệu USD xây nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, năm 2024, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì giao lưu, tiếp xúc cấp cao thường xuyên, tăng cường hợp tác giữa hai đảng, phối hợp tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại cấp cao giữa hai nước trong năm 2024.
Việt Nam và Trung Quốc cũng phối hợp tổ chức tốt các cơ chế đối thoại, hoạt động giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, tư pháp, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế - thương mại, nhất là ưu tiên cao thúc đẩy kết nối chiến lược về giao thông, tạo thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội giữa hai nước, cũng như đóng góp vào thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
Hai nước cũng đồng thuận tổ chức các hoạt động giao lưu nhân dân, tích cực tuyên truyền về bề dày truyền thống hữu nghị của quan hệ Việt - Trung cũng như thành quả đổi mới, cải cách mở cửa của mỗi nước.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại theo hướng “cân bằng bền vững”.
Bộ trưởng Sơn đề nghị Trung Quốc tiếp tục tạo thuận lợi và tăng nhập khẩu nông sản của Việt Nam, tạo điều kiện sớm thành lập thêm một số văn phòng xúc tiến thương mại của Việt Nam tại địa phương Trung Quốc.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đề nghị tích cực tháo gỡ vướng mắc tại một số dự án hợp tác công nghiệp; đẩy nhanh kết nối đường sắt khu vực các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Theo Bộ Ngoại giao, Việt Nam đã đề nghị mở rộng các tuyến hành lang kinh tế trong khu vực "hai hành lang, một vành đai" kéo dài đến Trùng Khánh của Trung Quốc cũng như sớm thành lập nhóm công tác thúc đẩy du lịch, tăng cường khai thác các chuyến bay thương mại, đẩy mạnh hơn nữa giao lưu nhân dân, cũng như giữa các địa phương biên giới hai nước.
© Ảnh : TTXVN - Phan Nhật AnhBộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2024
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Đại diện chính quyền Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đề nghị hai bên tăng cường kết nối chiến lược giữa sáng kiến "Vành đai và con đường" với khuôn khổ "hai hành lang, một vành đai", thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư.
Phía Trung Quốc khẳng định sẽ xem xét tích cực việc mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản của Việt Nam. Ông Vương Nghị cũng cho biết nước này ủng hộ kết nối giao thông đường bộ, cùng xây dựng cửa khẩu thông minh giữa hai nước nhằm tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa, ủng hộ tăng cường hợp tác giáo dục, du lịch và phối hợp chặt chẽ hơn nữa trên các diễn đàn đa phương khu vực, quốc tế.

Cảnh giác với “những vòng tròn nhỏ” đối đầu

Trong khuôn khổ hội đàm, hai Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc cũng nhất trí thúc đẩy các cơ chế giao lưu hợp tác giữa các địa phương hai nước và tiếp tục tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong các khuôn khổ đa phương.
Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới trên đất liền theo 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền và các thỏa thuận có liên quan.
Về vấn đề trên biển, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về kiểm soát và giải quyết tốt bất đồng.
Cùng với đó là thực hiện đầy đủ, toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Phía Việt Nam cũng đề nghị hai bên cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán, sớm đạt văn bản Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Về phần mình, Ngoại trưởng Trung Quốc phát biểu với Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã lưu ý rằng, hai bên cần “gắn kết giao lưu nhân dân và văn hóa, củng cố nền tảng dư luận, làm cho tình hữu nghị Trung Quốc - Việt Nam ngày càng ăn sâu trong lòng nhân dân hai nước”.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2024
Việt - Trung: Tinh thần "vừa là đồng chí, vừa là anh em" ngày càng sâu sắc, thực chất

“Chúng ta nên cùng nhau bảo vệ công bằng và công lý quốc tế, chân thành theo đuổi thực hiện chủ nghĩa đa phương và tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của nhau. Xử lý thoả đáng những bất đồng khác biệt, đẩy mạnh hợp tác và tham vấn trên biển về “Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông”, giải quyết xung đột, mâu thuẫn dựa trên việc hợp tác cùng có lợi”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời Ngoại trưởng Vương Nghị nói.

Đáng chú ý, ông Vương Nghị còn ám chỉ đến việc không để các thế lực bên ngoài can thiệp và gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực Biển Đông, nơi Bắc Kinh đều đang nỗ lực giải quyết các bất đồng với các quốc gia láng giềng theo hướng đối thoại song phương với cụ thể từng nước để tìm kiếm hướng giải quyết chung cho những vướng mắc, bất đồng lâu nay.
“Chúng ta phải cảnh giác với việc tạo ra các cuộc đối đầu và tập hợp nhiều "vòng tròn nhỏ" khác nhau để phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực”, Ngoại trưởng Vương Nghị nêu rõ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đánh giá cao việc Việt Nam nhất quán kiên định chính sách một Trung Quốc, ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng và các vấn đề khác, phản đối việc lợi dụng nhân quyền, dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала