https://kevesko.vn/20240415/lien-minh-moi-cua-cac-nuoc-thai-binh-duong-se-dan-den-leo-thang-cang-thang-29298119.html
Liên minh mới của các nước Thái Bình Dương sẽ dẫn đến leo thang căng thẳng
Liên minh mới của các nước Thái Bình Dương sẽ dẫn đến leo thang căng thẳng
Sputnik Việt Nam
Tại Mỹ đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa các tổng thống Mỹ, Philippines và Thủ tướng Nhật Bản, tại đó liên minh quân sự của ba nước được thành lập nhằm chống lại... 15.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-15T15:28+0700
2024-04-15T15:28+0700
2024-04-15T16:22+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
thế giới
hoa kỳ
nhật bản
philippines
trung quốc
chính trị
thái bình dương
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/04/0f/29298808_0:160:3072:1888_1920x0_80_0_0_64339406bd19e3a56239dbe7aa62f85d.jpg
Giúp đỡ PhilippinesTại hội nghị, các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Philippines đã xác định khuôn khổ hợp tác thường xuyên trong tương lai gần, bao gồm tương tác các hạm đội hải quân và các cơ quan biên phòng trên biển của ba bên, phát triển các hoạt động phát triển chung trong lĩnh vực công nghệ cao, bảo vệ môi trường, an ninh mạng, v.v. Nội dung tuyên bố chung dành riêng cho dự án Hành lang kinh tế Luzon, sẽ kéo dài từ Vịnh Subic đến Manila và Batangas. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn hứa sẽ phân bổ 1 tỷ USD để tài trợ cho các doanh nghiệp tư nhân ở Philippines. Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ cho Philippines thông qua các chương trình Hỗ trợ phát triển chính thức.Nhưng sự hỗ trợ chính màvì mục đích đó Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos bay tới Mỹ vì được hứa hẹn trong lĩnh vực quốc phòng. Lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản bày tỏ quan ngại trước hành động của Trung Quốc gần quần đảo Philippines và cam kết tăng cường công tác an ninh biên giới Philippines. Ngoài 12 tàu bảo vệ bờ biển mà Nhật Bản đã cung cấp cho Philippines, 5 tàu nữa sẽ được gửi đến bổ sung. Kết quả quan trọng của hội nghị là quyết định thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quân sự cho hải quân ba nước và lập cơ chế tương tác giữa các lực lượng biên giới trên biển. Hơn nữa, như nội dung của thông cáo nêu rõ, các biện pháp này nhằm mục đích bảo vệ không chỉ quần đảo Philippines mà còn cả Đài Loan và quần đảo Senkaku.Một điểm quan trọng có thể là ý định mở rộng nghĩa vụ của Mỹ theo hiệp ước an ninh Mỹ-Philippines đối với các tàu tuần tra Philippines. Nếu điều này xảy ra thì bất kỳ vụ va chạm nào giữa tàu Trung Quốc và lực lượng biên phòng Philippines đều có thể được coi là lý docho sự can thiệp quân sự từ phía Mỹ.Tổng thống Biden phát biểu tại cuộc gặp rằng “Hoa Kỳ có cam kết sắt đá đối với lãnh vực phòng vệ của Nhật Bản và Philippines. Bất kỳ cuộc tấn công nào vào máy bay hoặc lực lượng quân sự của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt thỏa thuận phòng thủ chung của chúng ta”.Liệu có thể tin tưởng vào lời hứa của tổng thống Mỹ?Điều đáng chú ý là ngay sau những tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh ba bên, báo chí Philippines và khu vực đã xuất hiện những phản ứng rất hoài nghi. Cựu tổng thống Philippines rõ ràng muốn nói rằng đối với Washington, các căn cứ ở Philippines có tầm quan trọng đặc biệt vì chúng nằm rất gần đảo Đài Loan.Giáo sư Renato Cruz De Castro của một trong những trường đại học ở Manila cũng không tin vào sự giúp đỡ của người Mỹ. Ông tin rằng Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu điều đó có lợi cho chính nước này.Hệ thống kiềng ba chân chống Trung Quốc ngày càng mở rộngLiên minh mới Washington-Tokyo-Manila đã gia nhập hàng ngũ các khối quân sự mà Washington đã và đang tạo ra trong những năm gần đây. Năm 2021, đã thành lập AUKUS - liên minh của Úc, Anh và Hoa Kỳ. Vào mùa thu năm 2023, tại một hội nghị thượng đỉnh khác ở Camp–David (Mỹ), liên minh Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã hình thành. Thậm chí trước đó, Đối thoại an ninh bốn bên gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ - QUAD - đã bắt đầu xuất hiện hoạt tính. Tất cả đều nhằm mục đích ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu này, những nước tham gia nỗ lực cải thiện mối liên kết hoạt động của các cơ cấu quân sự của họ, tiến hành các cuộc diễn tập chung và nhất trí hợp tác phát triển các loại thiết bị quân sự mới - vũ khí siêu thanh, vũ khí mạng, máy bay không người lái, v.v. Và các dự án kinh tế mà các bên tham gia liên minh này đang nói tới đều nhằm mục đích trở thành đối thủ cạnh tranh với sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc.Mạng lưới các khối quân sự mới này không chỉ trở thành mối đe dọa đối với Trung Quốc (điều mà các nước tham gia liên minh này không giấu giếm) mà còn làm rối như tơ nhện một phần đáng kể Thái Bình Dương, và do đó gây ra mối đe dọa cho tất cả các quốc gia trong khu vực. Không chỉ Bắc Kinh tin chắc về điều này.
https://kevesko.vn/20230815/hoa-ky-du-dinh-tao-mang-luoi-lien-minh-co-kiem-soat-o-chau-a-thai-binh-duong-24720279.html
https://kevesko.vn/20230803/bng-indonesia-an-do-duong-thai-binh-duong-nen-la-khu-vuc-hoa-binh-khong-co-lien-minh-quan-su-24500689.html
https://kevesko.vn/20220531/bac-kinh-thuc-day-no-luc-nham-thanh-lap-lien-minh-cac-quoc-dao-than-trung-quoc-o-thai-binh-duong-15425610.html
nhật bản
philippines
trung quốc
thái bình dương
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/04/0f/29298808_171:0:2902:2048_1920x0_80_0_0_326283518b133a49158d19b00db15a37.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, thế giới, hoa kỳ, nhật bản, philippines, trung quốc, chính trị, thái bình dương, liên minh
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, thế giới, hoa kỳ, nhật bản, philippines, trung quốc, chính trị, thái bình dương, liên minh
Liên minh mới của các nước Thái Bình Dương sẽ dẫn đến leo thang căng thẳng
15:28 15.04.2024 (Đã cập nhật: 16:22 15.04.2024) Tại Mỹ đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa các tổng thống Mỹ, Philippines và Thủ tướng Nhật Bản, tại đó liên minh quân sự của ba nước được thành lập nhằm chống lại Trung Quốc, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của ông.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Philippines đã xác định khuôn khổ hợp tác thường xuyên trong tương lai gần, bao gồm tương tác các hạm đội hải quân và các cơ quan biên phòng trên biển của ba bên, phát triển các hoạt động phát triển chung trong lĩnh vực công nghệ cao, bảo vệ môi trường, an ninh mạng, v.v. Nội dung tuyên bố chung dành riêng cho dự án Hành lang kinh tế Luzon, sẽ kéo dài từ Vịnh Subic đến Manila và Batangas. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn hứa sẽ phân bổ 1 tỷ USD để tài trợ cho các doanh nghiệp tư nhân ở Philippines. Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ cho Philippines thông qua các chương trình Hỗ trợ phát triển chính thức.
Nhưng sự hỗ trợ chính màvì mục đích đó Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos bay tới Mỹ vì được hứa hẹn trong lĩnh vực quốc phòng. Lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản bày tỏ quan ngại trước hành động của Trung Quốc gần quần đảo Philippines và cam kết tăng cường công tác an ninh biên giới Philippines. Ngoài 12 tàu bảo vệ bờ biển mà Nhật Bản đã cung cấp cho Philippines, 5 tàu nữa sẽ được gửi đến bổ sung. Kết quả quan trọng của hội nghị là quyết định thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quân sự cho hải quân ba nước và lập cơ chế tương tác giữa các lực lượng biên giới trên biển. Hơn nữa, như nội dung của thông cáo nêu rõ, các biện pháp này nhằm mục đích bảo vệ không chỉ quần đảo Philippines mà còn cả Đài Loan và quần đảo Senkaku.
Một điểm quan trọng có thể là ý định mở rộng nghĩa vụ của Mỹ
theo hiệp ước an ninh Mỹ-Philippines đối với các tàu tuần tra Philippines. Nếu điều này xảy ra thì bất kỳ vụ va chạm nào giữa tàu Trung Quốc và lực lượng biên phòng Philippines đều có thể được coi là lý docho sự can thiệp quân sự từ phía Mỹ.
Tổng thống Biden phát biểu tại cuộc gặp rằng “Hoa Kỳ có cam kết sắt đá đối với lãnh vực phòng vệ của Nhật Bản và Philippines. Bất kỳ cuộc tấn công nào vào máy bay hoặc lực lượng quân sự của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt thỏa thuận phòng thủ chung của chúng ta”.
Liệu có thể tin tưởng vào lời hứa của tổng thống Mỹ?
Điều đáng chú ý là ngay sau những tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh ba bên, báo chí Philippines và khu vực đã xuất hiện những phản ứng rất hoài nghi.
Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói trong cuộc phỏng vấn với báo Global Times: “Tôi tin tưởng rằng Mỹ đang đưa ra những chỉ dẫn sau đây cho chính phủ Philippines: ''Đừng sợ, chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn''. Nhưng tôi không nghĩ người Mỹ sẽ chết vì chúng ta. Nhưng Mỹ hiện nay có rất nhiều căn cứ ở Philippines”.
Cựu tổng thống Philippines rõ ràng muốn nói rằng đối với Washington, các căn cứ ở Philippines có tầm quan trọng đặc biệt vì chúng nằm rất gần đảo Đài Loan.
Giáo sư Renato Cruz De Castro của một trong những trường đại học ở Manila cũng không tin vào sự giúp đỡ của người Mỹ. Ông tin rằng Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu điều đó có lợi cho chính nước này.
“Chúng tôi có nghĩa vụ hiệp ước với Hoa Kỳ, nhưng không phải vì chúng tôi yêu nhau mà vì chúng tôi cảm thấy một mối đe dọa lớn, và mối đe dọa này là Trung Quốc. Lợi ích chung của chúng tôi là ngăn chặn Trung Quốc trở thành cường quốc thống trị trong khu vực”.
Ở đây nên nhắc lại với giáo sư lời của Rodrigo Duterte khi ông còn là tổng thống: “Chúng ta không thể ngăn chặn Trung Quốc”.
Hệ thống kiềng ba chân chống Trung Quốc ngày càng mở rộng
Liên minh mới Washington-Tokyo-Manila đã gia nhập hàng ngũ các khối quân sự mà Washington đã và đang tạo ra trong những năm gần đây. Năm 2021, đã thành lập AUKUS - liên minh của Úc, Anh và Hoa Kỳ. Vào mùa thu năm 2023, tại một hội nghị thượng đỉnh khác ở Camp–David (Mỹ), liên minh Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã hình thành. Thậm chí trước đó, Đối thoại an ninh bốn bên gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ - QUAD - đã bắt đầu xuất hiện hoạt tính. Tất cả đều nhằm mục đích ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu này, những nước tham gia nỗ lực cải thiện mối liên kết hoạt động của các cơ cấu quân sự của họ, tiến hành các cuộc diễn tập chung và nhất trí hợp tác phát triển các loại thiết bị quân sự mới - vũ khí siêu thanh, vũ khí mạng, máy bay không người lái, v.v. Và các dự án kinh tế mà các bên tham gia liên minh này đang nói tới đều nhằm mục đích trở thành đối thủ cạnh tranh với sáng kiến
“Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc.
Mạng lưới các khối quân sự mới này không chỉ trở thành mối đe dọa đối với Trung Quốc (điều mà các nước tham gia liên minh này không giấu giếm) mà còn làm rối như tơ nhện một phần đáng kể Thái Bình Dương, và do đó gây ra mối đe dọa cho tất cả các quốc gia trong khu vực. Không chỉ Bắc Kinh tin chắc về điều này.
Sarang Shidore, giám đốc Chương trình Nam toàn cầu tại trường đại học Mỹ Quincy Institute, khi bình luận về kết quả của hội nghị thượng đỉnh ba bên mới đã thừa nhận: “Tính đến việc Bắc Kinh coi các cấu trúc phòng thủ do Mỹ lãnh đạo này là mối đe dọa cho sự trỗi dậy của chính họ, nên nguy cơ leo thang căng thẳng gia tăng.”