Trương Thị Kim Soan – 1 trong 189 người Việt có tên trong hồ sơ Panama ra toà

© Ảnh : KHẮC HIẾU/Tuổi TrẻBà Trương Thị Kim Soan tại phiên tòa ngày 16-4.
Bà Trương Thị Kim Soan tại phiên tòa ngày 16-4. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2024
Đăng ký
Nhà môi giới đầu tư Trương Thị Kim Soan, từng bị điểm tên là 1 trong 189 người Việt có trong danh sách hồ sơ Panama, bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt 3,2 triệu USD của đối tác nước ngoài.
Trương Thị Kim Soan là nhà môi giới đầu tư khai thác khoáng sản, đồng thời là nguyên Giám đốc, đại diện theo pháp luật Công ty TNHH Vàng Titan Việt Nam, Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân, Công ty TNHH Đầu tư khoáng sản Thiên Bình và một số công ty khác.
Ra toà hôm nay, nữ đại gia Trương Thị Kim Soan phủ nhận mọi cáo buộc.

Xét xử nữ đại gia Việt từng có tên trong hồ sơ Panama

Ngày 16/4, Tòa án nhân dân TP.HCM mở phiên xét xử đối với bà Trương Thị Kim Soan (50 tuổi, ngụ Quảng Ngãi, Giám đốc Công ty Khoáng sản Thiên Ân) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bà Soan được biết đến là nhà môi giới đầu tư có tiếng ở Việt Nam, một mắt xích trong hệ sinh thái của tập đoàn bất động sản lớn ở khu vực phía Nam.
Nữ doanh nhân Trương Thị Kim Soan cũng nổi danh là nhà môi giới đầu tư tầm cỡ, sở hữu nhiều doanh nghiệp lớn kín tiếng ở Việt Nam.
Bà Soan được cho là thông thạo tiếng Anh, tiếng Hoa, có trình độ hiểu biết về lĩnh vực đầu tư, khai thác khoảng sản, từng nhiều năm làm môi giới cho các công ty nước ngoài đầu tư tại tỉnh Bình Thuận, TPHCM và một số địa phương khác.
Đáng nói, Trương Thị Kim Soan có tên trong danh sách hồ sơ Panama nổi tiếng cùng 188 người Việt khác.
Bị can Trương Thị Kim Soan. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2021
Vì sao nữ đại gia Việt từng có tên trong hồ sơ Panama Trương Thị Kim Soan bị bắt?
“Tài liệu Panama” hay “Hồ sơ Panama” là vụ rò rỉ 11,5 triệu tài liệu mật (được cho là lớn nhất trong lịch sử lớn hơn cả Wikileaks) phanh phui các hoạt động tài chính bất hợp pháp như trốn thuế, rửa tiền liên quan đến nhiều nhân vật giàu có và quyền lực khắp thế giới.
Tài liệu Panama là hồ sơ điều tra thứ năm của ICIJ về các công ty offshore (công ty ngoại biên) sau các hồ sơ Offshore leaks (công bố ngày 4 tháng 4 năm 2013 tiết lộ hàng trăm ngàn cá nhân và doanh nghiệp lợi dụng các thiên đường thuế để trốn thuế và rửa tiền).
Panama (thường được gọi là “thiên đường thuế”) là nơi có nhiều ngân hàng bí mật, đánh thuế thấp hoặc không tồn tại trên giấy tờ giao dịch. Do đó, các hành vi rửa tiền phi pháp có được từ tham nhũng, trốn thuế, buôn bán ma túy…dễ dàng được thực hiện ở đây.
Trong hồ sơ Panama, bà Trương Thị Kim Soan được đăng ký là cổ đông của 5 công ty đều có địa chỉ tại Hong Kong.
Phiên toà xét xử bà Soan được mở lại sau nhiều lần tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung, dự kiến sẽ kéo dài trong hai ngày.

Cáo buộc lừa đảo

Hồ sơ điều tra nêu, từ năm 2010 đến 2017, bà Trương Thị Kim Soan đã môi giới và hợp tác môi giới cùng ông John Koon (người Hoa, quốc tịch Australia, nhà môi giới đầu tư về các lĩnh vực bất động sản, năng lượng, bia và khoáng sản tại Việt Nam) thực hiện nhiều giao dịch mua bán mỏ, mua bán cổ phần các công ty.
Cáo trạng truy tố Trương Thị Kim Soan cho biết, thời gian từ tháng 4-2013 đến tháng 1-2017, lợi dụng việc ông Jonh Koon có nhu cầu mua mỏ khai thác titan Sao Mai (tại huyện Bắc Bình, Bình Thuận), để tạo lòng tin cho ông Jonh Koon, Trương Thị Kim Soan đã thực hiện các hành vi gian dối như: Trực tiếp đưa ông Jonh Koon đi gặp giám đốc Công ty Sao Mai (chủ mỏ Sao Mai) và khảo sát mỏ Sao Mai để thực hiện việc mua mỏ thông qua mua cổ phần Công ty Sao Mai.
Bà Soan nói, mỏ được thăm dò, cấp phép, có trữ lượng lớn, sinh lời cao, nếu ông Jonh Koon trực tiếp thỏa thuận thì sẽ bị tăng giá, rồi Soan đề nghị ông Jonh Koon để bản thân mình đứng ra mua cổ phần Công ty Sao Mai, sau đó bán lại cho ông Jonh Koon.
Để thực hiện mua lại cổ phần của Công ty quản lý mỏ Sao Mai, Soan đã thành lập và sử dụng pháp nhân Công ty Thiên Bình do Soan và ông Lê Quốc Sơn sở hữu mua được 100% cổ phần Công ty Sao Mai.
Sau đó, Soan ký hai hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Công ty Thiên Bình cho Công ty Happy Town (công ty của ông Koon sở hữu).
Quảng Ngãi khởi tố, bắt tạm giam Phó Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2024
Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất bị bắt
Bà Soan thuê luật sư lập sơ đồ cấu trúc nhóm doanh nghiệp sở hữu cổ phần Công ty Sao Mai để chứng minh Công ty Fortune Come Development (thuộc nhóm công ty của ông Jonh Koon) đã sở hữu thực tế 60% cổ phần Công ty Sao Mai.
Nữ doanh nhân cũng bị xác định đã sử dụng hai hợp đồng chuyển nhượng phần góp vốn có chữ ký giả của bà Wang Di, Giám đốc Công ty Happy Town (thư ký của ông Jonh Koon) và trực tiếp ký giả chữ ký của bà và một cá nhân khác làm thủ tục chuyển nhượng phần góp vốn từ Công ty Happy Town sang cho Soan và bà Lê Thị Sa (mẹ ruột bị cáo Soan) rồi làm thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp, loại trừ phần vốn góp của Công ty Happy Town tại Công ty Thiên Bình.
Bằng biện pháp này, ông Jonh Koon và công ty của người đàn ông quốc tịch Úc không còn sở hữu bất kỳ cổ phần nào của Công ty Thiên Bình và mỏ Sao Mai.
Để nhận tiếp số tiền 350.000 USD còn lại theo thỏa thuận, bà Soan cũng cung cấp văn bản sơ đồ cấu trúc nhóm doanh nghiệp sở hữu cổ phần Công ty Sao Mai và yêu cầu ông Jonh Koon chuyển tiền để xin giấy phép khai thác mỏ Sao Mai.
Sau khi hoàn tất những hành vi gian dối, Soan đại diện Công ty Sao Mai bán mỏ cho ba cá nhân khác với giá 50 tỷ đồng đồng mà không thông báo cho ông Jonh Koon.
Cơ quan điều tra xác định tổng số tiền Soan đã nhận từ ông Jonh Koon là 3,2 triệu USD. Đây là số tiền mà ông Jonh Koon chuyển để đầu tư mua cổ phần Công ty Sao Mai. Tính đến nay, bị cáo Soan đã nộp lại 20 tỷ đồng khắc phục hậu quả của vụ án.
Cáo trạng cũng thể hiện, trong khoảng thời gian xảy ra vụ án, bà Trương Thị Kim Soan cũng môi giới cho ông Jonh Koon hợp tác đầu tư nhiều mỏ khoáng sản khác có giá trị lên đến hàng chục triệu USD.
Bị can Trần Duy Đông, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương).  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2024
Ông Trần Duy Đông bị bắt vì nhận hối lộ vụ Xuyên Việt Oil
Trong số này có mỏ Tân Cẩm Xương, hay hợp tác đầu tư khai thác mỏ titan 83 ha tại khu vực Hoàng Lan thuộc Công ty Đường Lâm do ông Trần Văn Quận làm Giám đốc... Tuy nhiên, các giao dịch này được xác định là dân sự.
Đến tháng 9/2020, ông Jonh Koon tố cáo bị bà Soan chiếm đoạt tiền trong giao dịch hợp tác từ năm 2013.
Ngày 29/8/2021, bà Trương Thị Kim Soan bị bắt.

Phủ nhận mọi cáo buộc

Theo báo Tuổi Trẻ, tại phiên xử, bị cáo Trương Thị Kim Soan phủ nhận toàn bộ cáo trạng.
Bà Soan một mực khẳng định mình bị oan vì bản thân không có bất cứ thỏa thuận nào với ông Jonh Koon để mua bán mỏ Sao Mai.
Đối với việc nhận 3,2 triệu USD từ ông Jonh Koon, theo bà Soan, không phải để mua mỏ Sao Mai mà là để đầu tư dự án mỏ khác (mỏ Tân Cẩm Xương).
Bị cáo Soan cho biết mình và ông Jonh Koon chỉ là hai nhà môi giới, không phải nhà đầu tư. Không có hợp đồng nào cho thấy việc mua và bán mỏ Sao Mai giữa cả hai.
“Bị cáo là nhà môi giới ở Việt Nam, chuyên đi tìm các dự án khai thác khoáng sản để môi giới bán. Còn ông Jonh Koon là nhà môi giới ở nước ngoài, đi tìm các nhà đầu tư có nhu cầu mua dự án khoáng sản để mua”, - bà Soan nói.
Сòng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2024
Vì sao trụ trì chùa Đại Thọ Thạch Chanh Đa Ra ở Vĩnh Long bị bắt?
Nữ đại gia Việt Nam cũng phủ nhận việc dẫn ông Jonh Koon đến văn phòng của Công ty Sao Mai. Bà Soan cho biết có đưa ông Jonh Koon đi khảo sát mỏ Sao Mai nhưng chuyến đi này có rất nhiều người, trong đó ông Jonh Koon đi với tư cách nhà môi giới bên cạnh đại diện của công ty thăm dò cũng đi cùng khảo sát.
Tại tòa, bà nêu, trong quá trình điều tra đã nhiều lần xin được tại ngoại để xử lý các công việc của mình ở Thổ Nhĩ Kỳ và Panama nhưng không được xem xét.
“Suốt 32 tháng qua, bị cáo rất mong chờ ngày vụ án được đem ra xét xử”, - bà nói mong được làm rõ vụ án để "giải oan".

“Rất sốc”

Về phần bị hại, ông John Koon cho biết trong suốt quá trình làm việc với Bộ Công an Việt Nam, ông đã cung cấp rất nhiều chứng cứ, chứng từ chuyển tiền đã được hợp pháp hóa lãnh sự để chứng minh cho tố giác của mình.
Trả lời HĐXX, ông Koon cho biết, bản thân rất sốc. Đến năm 2021, khi vụ án được điều tra, bản thân ông mới biết mình không có quyền sở hữu mỏ Sao Mai và mỏ này đã được chuyển nhượng cho người khác.
Ông Jonh Koon cho hay, bà Soan là người giới thiệu ông về mỏ Sao Mai, do không nói được tiếng Việt nên ông hoàn toàn phụ thuộc vào bà Soan. Sau một vài lần thảo luận thì Soan đã thuyết phục ông mua mỏ Sao Mai là mỏ có trữ lượng lớn.
“Tôi đưa tiền cho bà Soan nhưng bà không có giấy tờ chứng minh tôi sở hữu mỏ Sao Mai. Bà Soan sắp xếp luật sư làm giấy tờ, tôi phần vì tin tưởng, phần không biết tiếng Việt nên tiếp tục đưa tiền cho bà lo liệu”, - theo ông John Koon.
Ông Nguyễn Ngọc Thủy, Giám đốc Apax Holdings - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2024
Shark Thuỷ bị bắt
Ông Jonh Koon khẳng định mình là nhà đầu tư, chứ không phải môi giới. Tuy nhiên, do số tiền đầu tư vào mỏ Sao Mai lớn nên đã cùng hợp tác với một người bạn ở Hong Kong để cùng đầu tư.
“Sau khi tôi chuyển tiền, Soan đã thuê một công ty luật và đưa cho tôi xem hồ sơ thể hiện công ty của tôi đang sở hữu 60% cổ phần của mỏ Sao Mai nên tôi đã yên tâm chuyển tiếp tiền. Nhưng sau đó, Soan đã giả chữ ký để bán hết cổ phần cho người khác mà không hỏi ý kiến của tôi”, - bị hại cáo buộc.
Theo hồ sơ vụ án, xuyên suốt quá trình tố giác tội phạm, lấy lời khai tại cơ quan điều tra, ông John Koon chỉ đưa ra "thỏa thuận miệng" và không cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh các bên (phía bà Soan và bản thân ông John Koon) có thoả thuận đặt cọc mua mỏ Sao Mai và giá trị toàn bộ mỏ mà ông này dự định mua là bao nhiêu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала