https://kevesko.vn/20240417/khung-hoang-nang-luong-dan-den-phi-cong-nghiep-hoa-nuoc-duc-29334291.html
Khủng hoảng năng lượng dẫn đến phi công nghiệp hóa nước Đức
Khủng hoảng năng lượng dẫn đến phi công nghiệp hóa nước Đức
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Cuộc khủng hoảng năng lượng do lệnh trừng phạt chống Nga và chương trình nghị sự “xanh” thực sự đang dẫn đến quá trình phi công nghiệp hóa ở... 17.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-17T07:11+0700
2024-04-17T07:11+0700
2024-04-17T14:40+0700
đức
khủng hoảng
năng lượng
thế giới
trừng phạt
nga
châu âu
công nghiệp
kinh tế
kinh doanh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/524/59/5245934_0:28:3036:1736_1920x0_80_0_0_5a7fc5e1ee8023c8b82b1c6edd4f36b6.jpg
Đây là kết luận được nêu trong báo cáo của Quỹ Roscongress: “Phi công nghiệp hóa châu Âu: hậu quả của các chính sách kinh tế tự sát”, Sputnik đưa tin.Do chi phí tăng cao nên các doanh nghiệp công nghiệp buộc phải giảm đầu tư, - di chuyển dây chuyền sản xuất hoặc đóng cửa toàn bộ, các chuyên gia lưu ý.Ngoài Mỹ, năng lực sản xuất của Đức cũng đang được chuyển sang Trung Quốc và các nước khác.Lối thoát đồng loạtTài liệu đưa ra nhiều ví dụ. Cụ thể, tập đoàn hóa chất khổng lồ BASF của Đức đã tuyên bố đóng cửa một trong hai nhà máy của mình và dây chuyền sản xuất phân bón ở Ludwigshafen, đồng thời công bố các biện pháp tiết kiệm bổ sung trị giá 1,1 tỷ USD. Công ty hóa chất Lanxess AG của Đức đang cắt giảm 7% lực lượng lao động. Công ty Trinseo của Mỹ đã đóng cửa một nhà máy ở Belen, Đức và một dây chuyền sản xuất polycarbonate ở Stade. Một công ty khác của Mỹ là Olin cũng ngừng sản xuất methylene chloride và chloroform ở Stade. Hãng Allnex của Đức đã đóng cửa nhà máy sơn công nghiệp ở Hamburg vào năm ngoái.Dấu hiệu phi công nghiệp hóa cũng được ghi nhận trong ngành công nghiệp ô tô. Năm ngoái Volkswagen đã từ bỏ kế hoạch xây dựng nhà máy mới sản xuất xe chạy điện Trinity ở Đức và nhà máy sản xuất pin thứ hai ở bang Lower Saxony do chi phí năng lượng cao. Đồng thời, công ty đang đầu tư khoảng 1 tỷ euro vào trung tâm phát triển xe điện và trung tâm kinh doanh tại Hợp Phì (Hefei), Trung Quốc. Nhà sản xuất phụ tùng ô tô Continental AG của Đức đã công bố kế hoạch đóng cửa nhà máy, trong khi Robert Bosch GmbH dự kiến sẽ cắt giảm 1.200 vị trí việc làm trong ba năm tới trong bối cảnh chi phí tăng cao và tốc độ tăng trưởng bị chậm lại.Nhà sản xuất lốp ô tô Michelin của Pháp cũng cho biết sẽ đóng cửa 3 cơ sở sản xuất ở Đức và chuyển trung tâm dịch vụ khách hàng sang Ba Lan. Một nhà máy khác của hãng Michelin ở Đức đặt tại thành phố Bamberg đã quyết định đóng cửa từ năm 2019.Ngoài ra, Vallourec SACA, một trong những công ty hàng đầu thế giới về sản xuất ống thép liền mạch, đã đóng cửa các nhà máy của mình ở Düsseldorf và Mülheim vào cuối năm 2023. GEA, một trong những nhà cung cấp hệ thống và thiết bị lớn nhất thế giới cho ngành công nghiệp thực phẩm, đang đóng cửa nhà máy sản xuất bơm gần Mainz (Đức) để chuyển sang địa điểm mới ở Ba Lan.Giá năng lượng cao kết hợp với chính sách trung hòa carbon sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa năng lực sản xuất bên ngoài Liên minh châu Âu, các tác giả báo cáo kết luận.
https://kevesko.vn/20220729/duc-co-the-mat-vi-tri-lanh-dao-trong-eu-16671280.html
https://kevesko.vn/20240310/tai-duc-3-trieu-doanh-nghiep-gia-dinh-dung-ben-bo-vuc-do-bi-huy-cap-von-28613999.html
đức
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/524/59/5245934_342:0:2694:1764_1920x0_80_0_0_bc400070d9f0c159f818f9785ddeaae0.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
đức, khủng hoảng, năng lượng, thế giới, trừng phạt, nga, châu âu, công nghiệp, kinh tế, kinh doanh, nhà máy
đức, khủng hoảng, năng lượng, thế giới, trừng phạt, nga, châu âu, công nghiệp, kinh tế, kinh doanh, nhà máy
Khủng hoảng năng lượng dẫn đến phi công nghiệp hóa nước Đức
07:11 17.04.2024 (Đã cập nhật: 14:40 17.04.2024) MOSKVA (Sputnik) - Cuộc khủng hoảng năng lượng do lệnh trừng phạt chống Nga và chương trình nghị sự “xanh” thực sự đang dẫn đến quá trình phi công nghiệp hóa ở Đức: các xí nghiệp công nghiệp lớn nhất đang chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước khác và quá trình này sẽ tiếp tục.
Đây là kết luận được nêu trong báo cáo của Quỹ Roscongress: “Phi công nghiệp hóa châu Âu: hậu quả của các chính sách kinh tế tự sát”, Sputnik đưa tin.
“Tại Đức, trung tâm sản xuất lớn nhất châu Âu, sản lượng công nghiệp đang có xu hướng giảm sút kể từ năm 2017 và sự suy giảm này ngày càng gia tăng khi ngành công nghiệp Đức liên tục gặp khó khăn trong việc duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu”, báo cáo cho biết.
Do chi phí tăng cao nên các doanh nghiệp công nghiệp buộc phải giảm đầu tư, - di chuyển dây chuyền sản xuất hoặc đóng cửa toàn bộ, các chuyên gia lưu ý.
“Giá năng lượng tăng vọt ảnh hưởng đến ngành công nghiệp Đức không chỉ do các lệnh trừng phạt chống lại Nga và thiệt hại đối với các đường ống Dòng chảy phương Bắc và Dòng chảy phương Bắc 2. Một yếu tố quan trọng khác là chính sách “chuyển đổi năng lượng” (Energiewende) của Đức mà theo đó nước này hướng tới việc từ bỏ cả nguồn năng lượng hạt nhân lẫn nhiên liệu hydrocarbon, chuyển hướng hoàn toàn sang các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng thay thế”, - các chuyên gia lưu ý.
“Trong bối cảnh đó, một số doanh nghiệp Đức đang chuyển hướng sang Mỹ là nơi có giá năng lượng tốt hơn và các điều kiện hấp dẫn hơn nói chung”, - tài liệu cho biết.
Ngoài Mỹ, năng lực sản xuất của Đức cũng đang được chuyển sang Trung Quốc và các nước khác.
Tài liệu đưa ra nhiều ví dụ. Cụ thể, tập đoàn hóa chất khổng lồ BASF của Đức đã tuyên bố đóng cửa một trong hai nhà máy của mình và dây chuyền sản xuất phân bón ở Ludwigshafen, đồng thời công bố các biện pháp tiết kiệm bổ sung trị giá 1,1 tỷ USD. Công ty hóa chất Lanxess AG của Đức đang cắt giảm 7% lực lượng lao động. Công ty Trinseo của Mỹ đã đóng cửa một nhà máy ở Belen, Đức và một dây chuyền sản xuất polycarbonate ở Stade. Một công ty khác của Mỹ là Olin cũng ngừng sản xuất methylene chloride và chloroform ở Stade. Hãng Allnex của Đức đã đóng cửa nhà máy sơn công nghiệp ở Hamburg vào năm ngoái.
Dấu hiệu phi công nghiệp hóa cũng được ghi nhận
trong ngành công nghiệp ô tô. Năm ngoái Volkswagen đã từ bỏ kế hoạch xây dựng nhà máy mới sản xuất xe chạy điện Trinity ở Đức và nhà máy sản xuất pin thứ hai ở bang Lower Saxony do chi phí năng lượng cao. Đồng thời, công ty đang đầu tư khoảng 1 tỷ euro vào trung tâm phát triển xe điện và trung tâm kinh doanh tại Hợp Phì (Hefei), Trung Quốc. Nhà sản xuất phụ tùng ô tô Continental AG của Đức đã công bố kế hoạch đóng cửa nhà máy, trong khi Robert Bosch GmbH dự kiến sẽ cắt giảm 1.200 vị trí việc làm trong ba năm tới trong bối cảnh chi phí tăng cao và tốc độ tăng trưởng bị chậm lại.
Nhà sản xuất lốp ô tô Michelin của Pháp cũng cho biết sẽ đóng cửa 3 cơ sở sản xuất ở Đức và chuyển trung tâm dịch vụ khách hàng sang Ba Lan. Một nhà máy khác của hãng Michelin ở Đức đặt tại thành phố Bamberg đã quyết định đóng cửa từ năm 2019.
Ngoài ra, Vallourec SACA, một trong những công ty hàng đầu thế giới về sản xuất ống thép liền mạch, đã đóng cửa các nhà máy của mình ở Düsseldorf và Mülheim vào cuối năm 2023. GEA, một trong những nhà cung cấp hệ thống và thiết bị lớn nhất thế giới cho ngành công nghiệp thực phẩm, đang đóng cửa nhà máy sản xuất bơm gần Mainz (Đức) để chuyển sang địa điểm mới ở Ba Lan.
“Toàn bộ tập hợp các dấu hiệu phi công nghiệp hóa trong nền kinh tế EU vẫn chưa thể hiện ra hết”, - các chuyên gia nhận định.
Giá năng lượng cao kết hợp với chính sách trung hòa carbon sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa năng lực sản xuất bên ngoài Liên minh châu Âu, các tác giả báo cáo kết luận.