https://kevesko.vn/20240422/hai-phong-da-duoc-cuu-nhu-the-nao-vao-nam-1968-29331388.html
Hải Phòng đã được cứu như thế nào vào năm 1968?
Hải Phòng đã được cứu như thế nào vào năm 1968?
Sputnik Việt Nam
Các vụ nổ mạnh nhất và có sức tàn phá khủng khiếp nhất kể từ đầu thế kỷ 20, nếu không tính đến các vụ nổ thử nghiệm, là các vụ ném bom nguyên tử xuống... 22.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-22T05:41+0700
2024-04-22T05:41+0700
2024-04-22T05:41+0700
quan điểm-ý kiến
nga
việt nam
hoa kỳ
tác giả
hải phòng
hiroshima
nhật bản
hải quân việt nam
hải quân
https://cdn.img.kevesko.vn/img/321/33/3213357_0:280:5100:3149_1920x0_80_0_0_8463e026342894fa5636f9a8a7cf0eb4.jpg
Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm “Những trang sử vàng” về những giai đoạn đáng nhớ và những sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Nga-Việt. Trong những bài mạn đàm trước, chúng tôi đã nói về mức độ nguy hiểm của cả những tuyến đường biển mà các tàu Liên Xô phải vượt qua để cung cấp hàng viện trợ qua Biển Đông cũng như những nguy cơ trong thời gian neo đậu tại các cảng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Hải Phòng có thể lặp lại số phận bi thảm của HiroshimaVào tháng Bảy năm 1968, tàu “Aleksandr Grin” của Liên Xô đã rời cảng Novorossiysk trên Biển Đen để đến Hải Phòng. Tàu chở 6,5 nghìn tấn hàng viện trợ cho Việt Nam DCCH, trong đó có hơn hai nghìn tấn diêm tiêu do Chính phủ Việt Nam đặt hàng cho nhu cầu của công nghiệp quốc phòng và nông nghiệp.Vận chuyển diêm tiêu dù là bên cạnh các mặt hàng "hòa bình" như chuối và bông cũng đòi hỏi mọi biện pháp an toàn tối đa, đặc biệt là phòng cháy. Một thí dụ vào năm 1947, tại cảng của Texas-City, hỏa hoạn đã xảy ra trên con tàu của Pháp làm nổ tung 2.000 tấn diêm tiêu. Vụ tai nạn kéo theo phản ứng dây chuyền các đám cháy và vụ nổ trên nhiều tàu hàng và tàu chở dầu đỗ lân cận. Hậu quả là hơn 1.500 người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích. Cảng và một phần Texas-City đã bị phá hủy, nhiều doanh nghiệp bị san bằng hoặc cháy rụi. Vào tháng 8 năm 2020, khoảng ba trăm nghìn người mất nhà cửa do vụ nổ muối tiêu ở thành phố Beirut của Lebanon. Các tòa nhà bị hư hại ở khoảng cách lên tới 10 km tính từ tâm vụ nổ. Các nhà chức trách ước tính tổng thiệt hại lên tới 15 tỷ USD.Ngày 5 tháng 8, khi tàu “Alexander Grin” bắt đầu dỡ hàng diêm tiêu tại cảng Hải Phòng, máy bay Mỹ đã chủ đích ngắm bắn tàu. Ngọn lửa bùng lên từ cửa sập nơi đặt hàng diêm tiêu. Các thủy thủ ngay lập tức bắt đầu dập lửa trong hầm hàng và phát tín hiệu báo động. Vài phút sau, các đội cứu hộ khẩn cấp từ các tàu Liên Xô “Berezovka” và “Chapaev”, tàu cứu hộ “Argus” và các đội cứu hỏa cảng và thành phố Hải Phòng đã đến. 142 thủy thủ Liên Xô và 70 lính cứu hỏa Việt Nam đã tham gia nỗ lực chữa cháy. 60 thủy thủ bị nhiễm khí độc, 5 người trong số họ chết tại bệnh viện vào ngày hôm sau. Về phía Việt Nam, 40 người bị nhiễm khí độc, 2 người chết. Các thủy thủ Liên Xô đã kiên cường chiến đấu với lửa. Họ cứu không chỉ tính mạng của chính mình và con tàu, mà cả cảng Hải Phòng và thành phố. Đám cháy đã được dập tắt, hàng hóa nguyên vẹn, thành phố thoát thảm họa trong gang tấc.Đột kích tàu chở dầu “Pevek”Ngày 26 tháng 4 năm 1972, tàu chở dầu “Pevek” của Liên Xô đã rời cảng Nakhodka ở Viễn Đông để đến Hải Phòng với 4 nghìn tấn xăng trên tàu. Trước đó tàu “Pevek” đã thực hiện 23 chuyến đi đến Việt Nam. Thủy thủ đoàn gồm 40 người. Ngày 5 tháng 5, tàu “Pevek” neo đậu tại vùng nước cảng biển Hải Phòng. Vào ngày 9 tháng 5, ngày lễ Chiến thắng Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, một máy bay Mỹ đã đột kích chiếc tàu chở dầu, bắn phá thân tàu bằng súng máy cỡ lớn và thả bom bi.Sau đó, phía Mỹ tuyên bố rằng, phi công tiêm kích Phantom đã tiến hành rải mìn và vô tình bắn vào tàu chở dầu. Tuy nhiên, theo phó thuyền trưởng tàu “Pevek” Oleg Zinoviev, đây là một lời nói dối. Quốc kỳ Liên xô cắm đằng đuôi tàu, trên ống khói sơn dải đỏ vẽ hình búa và lưỡi liềm. Vì vậy, người phi công không thể không thấy mình đang nhắm đến đâu. Đây là vụ không kích có chủ đích. 5 thành viên thủy thủ đoàn, trong đó có bác sĩ, bị thương nặng và được đưa đến bệnh viện. Một thủy thủ bị đạn xuyên dưới tim, một người trúng đạn trong lồng ngực, và một người khác phải cắt cụt chân.Các chuyên gia kiểm tra tàu “Pevek” đã gọi việc con tàu sống sót là một điều kỳ diệu. Rốt cuộc, một quả đạn pháo của Mỹ đã bay vào ống bơm hàng chứa đầy hơi xăng và bị mắc kẹt. Không ai biết tại sao nó không nổ. Nếu 4 nghìn tấn xăng phát nổ, tàu “Pevek” và các tàu lân cận sẽ chỉ còn lại hơi nước. Thủy thủ đoàn của tàu chở dầu được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng 1 của nước Việt Nam DCCH, 12 thủy thủ được Chính phủ Liên Xô trao tặng Huân, Huy chương.Con tàu luôn được cả công nhân bốc dỡ và dân chài đón chào ở cảng Hải PhòngĐã hơn một lần thủy thủ Liên Xô ở Việt Nam phải đối đầu với cơn bão. Khi những con tàu chở hàng tiến vào bất kỳ hải cảng nào thì đón tàu trên bờ ke thường là đội thợ bốc vác. Nhưng vào cuối những năm 60 trong quy tắc này đã xuất hiện một ngoại lệ, ở cảng Hải Phòng của Việt Nam. Mà chỉ riêng với một con tàu của Liên Xô tên là "Perekop". Tập hợp trên bến cảng đón chào con tàu này không chỉ là nhóm công nhân bốc dỡ, mà còn có cả các ngư dân địa phương.Ngày 10 tháng Tám năm 1968, tàu “Perekop” của Liên Xô thả neo ở vụng bên trong sông Bạch Đằng cách cảng Hải Phòng chừng 10 km, chờ đến lượt bốc dỡ hàng. Tranh thủ hôm trời đẹp, ngư dân Việt Nam bơi thuyền trên sông đánh cá. Thế mà bỗng nhiên, thời tiết thay đổi đột ngột. Cơn bão ập đến, gió xoáy dâng những cột sóng lớn trên sông, bẻ gãy cột buồm của chiếc thuyền, cánh buồm bị xé tơi tả. Thủy thủ tàu "Perekop" nghe thấy tiếng la hét của những người bị nạn. Theo lệnh thuyền trưởng, tàu kéo còi báo động, xuồng máy được thả xuống nước. 11 thủy thủ xông ra giúp đỡ các ngư dân đang bị chìm. Con thuyền chao đảo như chiếc lá trong bão dữ. Liều mình không quản hiểm nguy, các thủy thủ Liên Xô lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm kiếm những dân chài bị quăng chấp chới trong sóng nước và mưa lớn. Lần lượt từng ngư dân kiệt sức được vớt đưa lên xuồng. Đột nhiên xuồng máy bị mất tốc độ. Hóa ra chân vịt bị mắc vào lưới đánh cá rối tung. Khi đó thủy thủ Belyaev quấn mình bằng sợi dây thừng lao xuống dòng nước đục ngầu. Suốt gần nửa giờ anh lặn xuống phía dưới xuồng máy dùng dao cắt gỡ những mảng lưới quấn chặt quanh cánh quạt của chân vịt. Cuộc giải cứu các dân chài người Việt kéo dài hai tiếng đồng hồ. Hai chục người được đưa lên tàu, nhiều người bất tỉnh. Viên bác sĩ của tàu Nga tất bật sơ cứu và dành chăm sóc y tế, các ngư dân được cấp quần áo khô và bữa ăn nóng. Một vài giờ sau, khi cơn bão qua đi, tất cả trở về nhà an toàn.Ủy ban Hành chính thành phố Hải Phòng đã tặng các thành viên thủy thủ đoàn Liên Xô những món lưu niệm làm từ xác máy bay Mỹ bị bắn rơi trên thành phố. Toàn bộ thủy thủ "Perekop" đã được tặng Huy chương Hữu nghị, phần thưởng cao quý của Chính phủ Việt Nam DCCH. Trong những chuyến đi tiếp theo tàu "Perekop" không chỉ một lần đến Hải Phòng. Và lần nào cũng vậy, các ngư dân Việt được cứu sống đều tập hợp trên bờ kè vui mừng chào đón con tàu và các thủy thủ Xô-viết ân nhân.
https://kevesko.vn/20240325/nhung-tuyen-duong-bien-nguy-hiem-tu-lien-xo-sang-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-28799143.html
https://kevesko.vn/20240415/tham-kich-tau-buon-lien-xo-o-cang-cam-pha-29209470.html
https://kevesko.vn/20240205/vien-tro-cua-lien-xo-cho-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-con-non-tre---khong-chi-vu-khi-27864316.html
hải phòng
hiroshima
nhật bản
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/321/33/3213357_204:0:4929:3544_1920x0_80_0_0_246b4cc6801df5ab8620f3ddedfcca7d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
quan điểm-ý kiến, nga, việt nam, hoa kỳ, tác giả, hải phòng, hiroshima, nhật bản, hải quân việt nam, hải quân, thế giới, chính trị, hợp tác nga-việt, chuyên gia
quan điểm-ý kiến, nga, việt nam, hoa kỳ, tác giả, hải phòng, hiroshima, nhật bản, hải quân việt nam, hải quân, thế giới, chính trị, hợp tác nga-việt, chuyên gia
Hải Phòng đã được cứu như thế nào vào năm 1968?
Các vụ nổ mạnh nhất và có sức tàn phá khủng khiếp nhất kể từ đầu thế kỷ 20, nếu không tính đến các vụ nổ thử nghiệm, là các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, năm 1945. Ở vị trí thứ hai là vụ nổ amoni nitrat. Năm 1968, một vụ nổ mạnh hơn Hiroshima tưởng chừng đã có thể xảy ra ở cảng Hải Phòng.
Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm
“Những trang sử vàng” về những giai đoạn đáng nhớ và những sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Nga-Việt. Trong những bài mạn đàm trước, chúng tôi đã nói về mức độ nguy hiểm của cả những tuyến đường biển mà các tàu Liên Xô phải vượt qua để cung cấp hàng viện trợ qua Biển Đông cũng như những nguy cơ trong thời gian neo đậu tại các cảng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hải Phòng có thể lặp lại số phận bi thảm của Hiroshima
Vào tháng Bảy năm 1968, tàu “Aleksandr Grin” của
Liên Xô đã rời cảng Novorossiysk trên Biển Đen để đến Hải Phòng. Tàu chở 6,5 nghìn tấn hàng viện trợ cho Việt Nam DCCH, trong đó có hơn hai nghìn tấn diêm tiêu do Chính phủ Việt Nam đặt hàng cho nhu cầu của công nghiệp quốc phòng và nông nghiệp.
Vận chuyển diêm tiêu dù là bên cạnh các mặt hàng "hòa bình" như chuối và bông cũng đòi hỏi mọi biện pháp an toàn tối đa, đặc biệt là phòng cháy. Một thí dụ vào năm 1947, tại cảng của Texas-City, hỏa hoạn đã xảy ra trên con tàu của Pháp làm nổ tung 2.000 tấn diêm tiêu. Vụ tai nạn kéo theo phản ứng dây chuyền các đám cháy và vụ nổ trên nhiều tàu hàng và tàu chở dầu đỗ lân cận. Hậu quả là hơn 1.500 người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích. Cảng và một phần Texas-City đã bị phá hủy, nhiều doanh nghiệp bị san bằng hoặc cháy rụi. Vào tháng 8 năm 2020, khoảng ba trăm nghìn người mất nhà cửa do vụ nổ muối tiêu ở thành phố Beirut của Lebanon. Các tòa nhà bị hư hại ở khoảng cách lên tới 10 km tính từ tâm vụ nổ. Các nhà chức trách ước tính tổng thiệt hại lên tới 15 tỷ USD.
Ngày 5 tháng 8, khi tàu “Alexander Grin” bắt đầu dỡ hàng diêm tiêu tại cảng Hải Phòng,
máy bay Mỹ đã chủ đích ngắm bắn tàu. Ngọn lửa bùng lên từ cửa sập nơi đặt hàng diêm tiêu. Các thủy thủ ngay lập tức bắt đầu dập lửa trong hầm hàng và phát tín hiệu báo động. Vài phút sau, các đội cứu hộ khẩn cấp từ các tàu Liên Xô “Berezovka” và “Chapaev”, tàu cứu hộ “Argus” và các đội cứu hỏa cảng và thành phố Hải Phòng đã đến. 142 thủy thủ Liên Xô và 70 lính cứu hỏa Việt Nam đã tham gia nỗ lực chữa cháy. 60 thủy thủ bị nhiễm khí độc, 5 người trong số họ chết tại bệnh viện vào ngày hôm sau. Về phía Việt Nam, 40 người bị nhiễm khí độc, 2 người chết. Các thủy thủ Liên Xô đã kiên cường chiến đấu với lửa. Họ cứu không chỉ tính mạng của chính mình và con tàu, mà cả cảng Hải Phòng và thành phố. Đám cháy đã được dập tắt, hàng hóa nguyên vẹn, thành phố thoát thảm họa trong gang tấc.
Đột kích tàu chở dầu “Pevek”
Ngày 26 tháng 4 năm 1972, tàu chở dầu “Pevek” của Liên Xô đã rời cảng Nakhodka ở Viễn Đông để đến Hải Phòng với 4 nghìn tấn xăng trên tàu. Trước đó tàu “Pevek” đã thực hiện 23 chuyến đi
đến Việt Nam. Thủy thủ đoàn gồm 40 người. Ngày 5 tháng 5, tàu “Pevek” neo đậu tại vùng nước cảng biển Hải Phòng. Vào ngày 9 tháng 5, ngày lễ Chiến thắng Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, một máy bay Mỹ đã đột kích chiếc tàu chở dầu, bắn phá thân tàu bằng súng máy cỡ lớn và thả bom bi.
Sau đó, phía Mỹ tuyên bố rằng, phi công tiêm kích Phantom đã tiến hành rải mìn và vô tình bắn vào tàu chở dầu. Tuy nhiên, theo phó thuyền trưởng tàu “Pevek” Oleg Zinoviev, đây là một lời nói dối. Quốc kỳ Liên xô cắm đằng đuôi tàu, trên ống khói sơn dải đỏ vẽ hình búa và lưỡi liềm. Vì vậy, người phi công không thể không thấy mình đang nhắm đến đâu. Đây là vụ không kích có chủ đích. 5 thành viên thủy thủ đoàn, trong đó có bác sĩ, bị thương nặng và được đưa đến bệnh viện. Một thủy thủ bị đạn xuyên dưới tim, một người trúng đạn trong lồng ngực, và một người khác phải cắt cụt chân.
Các chuyên gia kiểm tra tàu “Pevek” đã gọi việc con tàu sống sót là một điều kỳ diệu. Rốt cuộc, một quả đạn pháo của Mỹ đã bay vào ống bơm hàng chứa đầy hơi xăng và bị mắc kẹt. Không ai biết tại sao nó không nổ. Nếu 4 nghìn tấn xăng phát nổ, tàu “Pevek” và các tàu lân cận sẽ chỉ còn lại hơi nước. Thủy thủ đoàn của tàu chở dầu được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng 1 của nước Việt Nam DCCH, 12 thủy thủ được Chính phủ Liên Xô trao tặng Huân, Huy chương.
Con tàu luôn được cả công nhân bốc dỡ và dân chài đón chào ở cảng Hải Phòng
Đã hơn một lần thủy thủ Liên Xô ở Việt Nam phải đối đầu với cơn bão. Khi những con tàu chở hàng tiến vào bất kỳ hải cảng nào thì đón tàu trên bờ ke thường là đội thợ bốc vác. Nhưng vào cuối những năm 60 trong quy tắc này đã xuất hiện một ngoại lệ, ở cảng Hải Phòng của Việt Nam. Mà chỉ riêng với một con tàu của Liên Xô tên là "Perekop". Tập hợp trên bến cảng đón chào con tàu này không chỉ là nhóm công nhân bốc dỡ, mà còn có cả các ngư dân địa phương.
Ngày 10 tháng Tám năm 1968, tàu “Perekop”
của Liên Xô thả neo ở vụng bên trong sông Bạch Đằng cách cảng Hải Phòng chừng 10 km, chờ đến lượt bốc dỡ hàng. Tranh thủ hôm trời đẹp, ngư dân Việt Nam bơi thuyền trên sông đánh cá. Thế mà bỗng nhiên, thời tiết thay đổi đột ngột. Cơn bão ập đến, gió xoáy dâng những cột sóng lớn trên sông, bẻ gãy cột buồm của chiếc thuyền, cánh buồm bị xé tơi tả. Thủy thủ tàu "Perekop" nghe thấy tiếng la hét của những người bị nạn. Theo lệnh thuyền trưởng, tàu kéo còi báo động, xuồng máy được thả xuống nước. 11 thủy thủ xông ra giúp đỡ các ngư dân đang bị chìm. Con thuyền chao đảo như chiếc lá trong bão dữ. Liều mình không quản hiểm nguy, các thủy thủ Liên Xô lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm kiếm những dân chài bị quăng chấp chới trong sóng nước và mưa lớn. Lần lượt từng ngư dân kiệt sức được vớt đưa lên xuồng. Đột nhiên xuồng máy bị mất tốc độ. Hóa ra chân vịt bị mắc vào lưới đánh cá rối tung. Khi đó thủy thủ Belyaev quấn mình bằng sợi dây thừng lao xuống dòng nước đục ngầu. Suốt gần nửa giờ anh lặn xuống phía dưới xuồng máy dùng dao cắt gỡ những mảng lưới quấn chặt quanh cánh quạt của chân vịt. Cuộc giải cứu các dân chài người Việt kéo dài hai tiếng đồng hồ. Hai chục người được đưa lên tàu, nhiều người bất tỉnh. Viên bác sĩ của tàu Nga tất bật sơ cứu và dành chăm sóc y tế, các ngư dân được cấp quần áo khô và bữa ăn nóng. Một vài giờ sau, khi cơn bão qua đi, tất cả trở về nhà an toàn.
"Chúng tôi ngưỡng mộ hành động của các thủy thủ tàu "Perekop", - báo Nhân Dân thời đó đánh giá.
Ủy ban Hành chính thành phố Hải Phòng đã tặng các thành viên thủy thủ đoàn Liên Xô những món lưu niệm làm từ xác máy bay Mỹ bị bắn rơi trên thành phố.
"Tinh thần can trường và dũng cảm, lòng vị tha và sự xả thân cao thượng của thủy thủ "Perekop" khi cứu các ngư dân Việt Nam khỏi cái chết không tránh khỏi trong gang tấc là biểu hiện tốt đẹp nhất của tình hữu nghị và đoàn kết giữa hai dân tộc chúng ta", - đó là mấy lời trong bức thư của Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng gửi đến Bộ Hàng hải Liên Xô.
Toàn bộ thủy thủ "Perekop" đã được tặng Huy chương Hữu nghị, phần thưởng cao quý của Chính phủ Việt Nam DCCH. Trong những chuyến đi tiếp theo tàu "Perekop" không chỉ một lần đến Hải Phòng. Và lần nào cũng vậy, các ngư dân Việt được cứu sống đều tập hợp trên bờ kè vui mừng chào đón con tàu và các thủy thủ Xô-viết ân nhân.