Dự án kênh đào Funan Techo: Chuyên gia Việt Nam lo ngại hạn mặn

© iStock.com / Thirawatana PhaisalratanaNông dân canh tác một cánh đồng lúa
Nông dân canh tác một cánh đồng lúa - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 23/4, tại TP.Cần Thơ, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất Dự án kênh đào Phù Nam - Techo của Campuchia nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy ban sông Mê Kông quốc tế…
Theo báo cáo đưa ra, mặc dù dự án thuộc diện "thông báo" nhưng do kênh đào sử dụng trực tiếp nguồn nước của sông Bassac nên đã gây ra nhiều mối quan ngại của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học và cộng đồng địa phương về tác động xuyên biên giới của dự án này.
Đại biểu tại buổi tham vấn đã nêu các quan ngại về dự án, nhất là các tác động của dự án đến tài nguyên nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt trong bối cảnh hạn mặn diễn ra ngày càng thường xuyên và khắc nghiệt hơn.
Sông Mekong - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2024
Việt Nam quan tâm đến dự án kênh đào Funan Techo
Việc kênh Phù Nam - Techo chuyển nước từ sông Bassac, là phân lưu của sông Mê Công ra cảng Kẹp nằm ngoài lưu vực sẽ gây suy giảm đáng kể tài nguyên nước tới đồng bằng, gây tác động tiêu cực đến các hoạt động sinh kế, sản xuất của người dân địa phương và các hệ sinh thái tự nhiên.
Tại buổi tham vấn, theo nguồn tin báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Thu Linh - Chánh văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam - đánh giá cao nỗ lực của Ban thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế trong việc tiến hành nghiên cứu độc lập tác động của Dự án. Đồng thời, ghi nhận các ý kiến của các đại biểu tại cuộc họp tham vấn và sẽ chuyển tải các ý kiến đến Ủy hội sông Mê Công quốc tế và phía Campuchia.
"Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế, Campuchia và các quốc gia thành viên Ủy hội để thúc đẩy tiến độ thực hiện nghiên cứu về tác động của Dự án, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, giám sát tác động và tiếp tục tổ chức các hoạt động tham vấn tại quốc gia", bà Linh thông tin.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Australia - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2024
Hun Sen và Hun Manet trấn an Việt Nam về kênh đào Funan Techo
Trước đó, theo báo cáo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam gửi Cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), đánh giá ban đầu cho thấy, nếu vận hành đơn thuần là mục tiêu giao thông thủy và các cống âu được vận hành thì nguy cơ tác động đến diễn biến dòng chảy về ĐBSCL là không lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp bất lợi nếu các cống âu được mở tự do thì khả năng mất nước trong mùa kiệt chiếm khoảng trên dưới 2% lưu lượng về ĐBSCL.
Một số quan ngại về mặt môi trường của dự án được đánh giá như ảnh hưởng đến hệ sinh thái của châu thổ Mê Kông khi kênh đào Phù Nam - Techo sẽ đi qua khu vực có hệ sinh thái đa dạng và phong phú của châu thổ Mê Kông.
Đặc biệt, trường hợp Campuchia không chỉ sử dụng kênh đào cho mục đích giao thông thủy mà còn đa mục tiêu phát triển nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ và thương mại thì ước tính sơ bộ lưu lượng khai thác có thể lên đến 150m3/s chiếm khoảng 30% lưu lượng về sông Hậu trong mùa kiệt. Điều này có thể tác động nghiêm trọng đến tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn của ĐBSCL.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала