Mỹ nhận ra các nước châu Phi dựa vào Nga ngày càng nhiều

© Sputnik / Ramil Sitdikov / Chuyển đến kho ảnhDiễn đàn kinh tế và hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi tại Sochi
Diễn đàn kinh tế và hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi tại Sochi - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2024
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các quan chức Mỹ bắt đầu nhận ra rằng chiến lược quân sự của họ ở châu Phi không hiệu quả, vì một số nước châu Phi đã mệt mỏi với viẹc bị áp đặt nền dân chủ và ngày càng dựa vào sự giúp đỡ của Nga nhiều hơn, báo Politico dẫn nguồn đưa tin.
Theo ấn phẩm này, các quan chức Mỹ bắt đầu nhận ra rằng chiến lược gây áp lực buộc Niger và các nước châu Phi bị chiến tranh tàn phá khác phải “cắt đứt quan hệ với Moskva và tiếp nhận các chuẩn mực dân chủ” không còn hiệu quả nữa.
"Sau khi tất cả những nước này (các nước xảy ra đảo chính quân sự) đánh đuổi người Pháp và tập trung cho các vấn đề trong nước, thì chúng tôi đã cố gắng xây dựng lại quan hệ trong vai trò gìn giữ hòa bình với hy vọng có thể duy trì sự hiện diện của mình ở đó. Tất cả những điều này rõ ràng không hiệu quả. Hiện tại chúng tôi đã rời đi, và bây giờ thì Nga vào đó", - cựu nhân viên tình báo CIA về châu Phi Cameron Hudson cho biết.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Phi trong khi nói với giới ngoại giao và các quan chức khác của Mỹ rằng họ muốn duy trì quan hệ với Washington, thì phần lớn lại bác bỏ những đề xuất cho rằng đất nước họ cần thực hiện dân chủ một cách đầy đủ hơn.
“Hầu hết các chính phủ đó thực sự không muốn bị chỉ đạo phải làm gì… Phương Tây đã dạy các nước châu Phi cách quản lý trong một thời gian dài nhưng cuối cùng họ nói "thế là đủ", - một nguồn tin nói với tờ báo.
Đại sứ quán Nga tại Washington - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2024
Đại sứ quán Nga: Mỹ muốn che giấu sự thật về âm mưu ở châu Phi
Một số nhà lãnh đạo châu Phi hoan nghênh sự giúp đỡ của Nga, nói rằng "Moskva có thể cung cấp hỗ trợ an ninh một cách nhanh chóng trong khi Hoa Kỳ không thể". Những người khác phản đối yêu cầu cải cách dân chủ của Mỹ, nói rằng "phương Tây không có quyền thuyết giảng về dân chủ ở châu Phi trong khi bỏ qua những vấn đề tương tự với các đồng minh ở những nơi khác trên thế giới."
Một quan chức Lầu Năm Góc cho biết đằng sau cánh cửa đóng kín các quan chức Mỹ ngày càng tin rằng sẽ là không khôn ngoan nếu rút hoàn toàn khỏi các quốc gia có vấn đề về dân chủ vì điều đó để lại "khoảng trống lớn cho các đối thủ như Moskva hay Bắc Kinh" chen chân vào.
Trước đó, truyền thông đưa tin quân đội ở Niger đã phá vỡ thỏa thuận quân sự cho phép quân đội Mỹ có mặt trên lãnh thổ quốc gia châu Phi này. Lý do cho quyết định nói trên không được tiết lộ. Sau đó trên các phương tiện truyền thông lan truyền thông tin nói rằng Mỹ đã thông báo cho Niger là họ sẽ sớm rút một nghìn quân khỏi nước này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала