https://kevesko.vn/20240430/song-mai-ky-uc-ngay-304-cua-nguoi-dan-thu-do-29533832.html
Sống mãi ký ức ngày 30/4 của người dân Thủ Đô
Sống mãi ký ức ngày 30/4 của người dân Thủ Đô
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Chiến thắng 30/4/1975 đã đi qua gần nửa thế kỷ, những người dân Thủ đô chứng kiến thời khắc lịch sử đó nay cũng đã gần "thất thập cổ lai... 30.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-30T09:04+0700
2024-04-30T09:04+0700
2024-05-02T13:20+0700
việt nam
tác giả
quan điểm-ý kiến
ngày giải phóng miền nam
hà nội
kỷ niệm
https://cdn.img.kevesko.vn/img/325/98/3259890_51:0:3692:2048_1920x0_80_0_0_3afd73cc409633f562d77ffa2d298210.jpg
Giây phút vỡ oà hạnh phúcCứ vào những ngày cuối tháng 4 hàng năm, ông Phạm Hữu Thế (Mai Hắc Đế, Hà Nội) lại bồi hồi nhớ lại phút giây vỡ oà khi nghe bản tin chiến thắng được phát thanh trên toàn quốc vào ngày 30/4/1975.Về phần mình, bà Lê Tuyết Lan (Hàng Bài, Hà Nội) lúc đó mới 6 tuổi, hồi tưởng lại giây phút lịch sử ngày 30/4 năm ấy. Chia sẻ với Sputnik, bà Lan cho biết:Mở ra tương lai cho thế hệ sauĐối với những lưu học sinh Việt Nam học tập tại Liên Xô trước đây, nghe tin Giải phóng miền Nam, thống nhất vào ngày 30/4/1975 ở đất nước xa xôi là kỷ niệm không bao giờ quên. Ông Hồng Hà, cựu sinh viên Học viện Kỹ thuật Lâm nghiệp Leningrad (nay là Đại học Tổng hợp Lâm nghiệp St. Petersburg) cho biết:Với những người sống trong thời kỳ chiến tranh, ngày 30/4/1975 đánh dấu cột mốc lịch sử, mở ra tương lai mới cho thế hệ sau này. Một thế hệ của những người làm chủ đất nước độc lập, tự do và hạnh phúc.Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dù 49 năm trôi qua, ký ức về giây phút lịch sử ấy vẫn nguyên vẹn, luôn thổn thức, vang vọng không thể nào quên trong tâm trí những người dân Thủ Đô.
https://kevesko.vn/20230430/gap-nguoi-dau-tien-nhan-tin-mien-nam-giai-phong-22691456.html
https://kevesko.vn/20230429/pham-viet-tung---nguoi-dao-dien-dong-hanh-cung-lich-su-viet-nam-22705137.html
https://kevesko.vn/20240425/hiep-dinh-geneva-1954-thang-loi-lich-su-cua-ngoai-giao-viet-nam-29482275.html
hà nội
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/325/98/3259890_506:0:3237:2048_1920x0_80_0_0_b098093fa9e1b6cf1ddf53ae71a7a0cb.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, ngày giải phóng miền nam, hà nội, kỷ niệm
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, ngày giải phóng miền nam, hà nội, kỷ niệm
Sống mãi ký ức ngày 30/4 của người dân Thủ Đô
09:04 30.04.2024 (Đã cập nhật: 13:20 02.05.2024) HÀ NỘI (Sputnik) - Chiến thắng 30/4/1975 đã đi qua gần nửa thế kỷ, những người dân Thủ đô chứng kiến thời khắc lịch sử đó nay cũng đã gần "thất thập cổ lai hy". Năm tháng qua đi nhưng có những thời khắc, sự kiện như một dấu ấn ghi đậm trong tâm trí của người dân Thủ đô ngày ấy.
Giây phút vỡ oà hạnh phúc
Cứ vào những ngày cuối tháng 4 hàng năm, ông Phạm Hữu Thế (Mai Hắc Đế, Hà Nội) lại bồi hồi nhớ lại phút giây vỡ oà khi nghe bản tin chiến thắng được phát thanh trên toàn quốc vào ngày 30/4/1975.
“Tôi nhớ rất rõ lúc đó là 11 giờ 45 phút, nghe tin Sài Gòn giải phóng, tôi và các bạn lúc đó mới chỉ 14-15 tuổi nhảy cẫng lên, ôm chầm lấy nhau trong phòng học, vừa khóc vừa cười hét to "Giải phóng rồi! Chiến thắng, chiến thắng rồi!". Cảm xúc lúc đó khó tả lắm!", ông Phạm Hữu Thế nhớ lại.
Về phần mình, bà Lê Tuyết Lan (Hàng Bài, Hà Nội) lúc đó mới 6 tuổi, hồi tưởng lại giây phút lịch sử ngày 30/4 năm ấy. Chia sẻ với Sputnik, bà Lan cho biết:
“Bà nội tôi chạy vụt từ bếp ra, bế xốc tôi lên và hét to "Hoà bình rồi các con ơi! Hoà bình rồi! Miền Nam giải phóng rồi! Giờ rau cháo cũng được! Sống rồi!”. Bà vừa khóc, vừa ôm chặt tôi. Xung quanh hàng xóm cũng đổ ra đường hò reo dọc phố hò reo “Chiến thắng rồi, nước nhà thống nhất rồi”.. Tôi không thể nào quên được hình ảnh lúc đó".
Mở ra tương lai cho thế hệ sau
Đối với những lưu học sinh Việt Nam học tập tại
Liên Xô trước đây, nghe tin Giải phóng miền Nam, thống nhất vào ngày 30/4/1975 ở đất nước xa xôi là kỷ niệm không bao giờ quên. Ông Hồng Hà, cựu sinh viên Học viện Kỹ thuật Lâm nghiệp Leningrad (nay là Đại học Tổng hợp Lâm nghiệp St. Petersburg) cho biết:
“Nghe tin sinh viên chúng tôi cười khóc có cả. Tới lớp học, các bạn Nga đã chuẩn bị sẵn nào hoa, nào quà, ôm chầm lấy tôi trong nỗi niềm sung sướng tột bậc. Các thầy cô cũng chúc mừng các sinh viên Việt Nam".
Với những người sống trong thời kỳ chiến tranh, ngày 30/4/1975 đánh dấu cột mốc lịch sử, mở ra tương lai mới cho thế hệ sau này. Một thế hệ của những người làm chủ đất nước độc lập, tự do và hạnh phúc.
“Do sinh đúng vào ngày 30/4/1975 nên tôi được đặt tên là Trần Chiến Thắng. Đây là ước mong của bố tôi trước khi hy sinh tại chiến trường Buôn Mê Thuột”, ông Trần Chiến Thắng (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ với Sputnik.
Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dù 49 năm trôi qua, ký ức về giây phút lịch sử ấy vẫn nguyên vẹn, luôn thổn thức, vang vọng không thể nào quên trong tâm trí những người dân Thủ Đô.