Phía Tây Nam Việt Nam đang “khát” nước

© Flickr / Julia MaudlinSông Mekong
Sông Mekong - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hạn hán nghiêm trọng đang xảy ra ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Nam và miền Trung Việt Nam. Một trong những nguyên nhân mà chuyên gia nhận định với Sputnik - đó là do đập Thác Bạt (Trung Quốc) mới được hoàn thành, tạo ra một hồ chứa để tích nước.

Hạn hán nghiêm trọng

Hạn hán nghiêm trọng đang xảy ra ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Nam và miền Trung Việt Nam. Các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận đang bước vào đỉnh điểm mùa khô, nhiều khu vực đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt nghiêm trọng. Tại Tây Nguyên có đến 139 hồ chứa nhỏ cạn nước.
Hàng ngàn người thậm chí phải thức tới khuya đợi xe bồn chuyên chở nước sạch đến. Họ phải chi ra một số tiền không nhỏ so với thu nhập để có được nước sử dụng trong gia đình.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Long An... có 50.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô.

An ninh nước có đang bị đe dọa?

Với vị trí nằm ở hạ nguồn sông Mekong, 2/3 lưu lượng nước của Việt Nam bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ. Trong bối cảnh hiện nay, hiện hữu thách thức rất lớn về tài nguyên nước.
Việt Nam có gần 3.000 con sông có chiều dài trên 10km, tổng lượng dòng chảy khoảng 830 tỷ m3/năm nhưng khoảng gần 70% nguồn nước Việt Nam bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ.

“Nước nội sinh đang thiếu rất nhiều. Trong bối cảnh thế giới quốc gia nào cũng muốn khai thác dòng chảy thì phải thấy ở góc độ chủ quyền, an ninh nước đang bị đe dọa. Việc phụ thuộc nặng nề vào nguồn nước từ ngoài biên giới quốc gia phải được xem là một thách thức lớn cần vượt qua để phát triển và quản lý tài nguyên nước”, một chuyên gia chỉ ra.

Đâu là nguyên nhân?

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo rằng nắng nóng sẽ tiếp tục ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong thời gian tới. Đồng thời, xâm nhập mặn tại ĐBSCL trong mùa khô năm 2023-2024 dự kiến sẽ cao hơn so với trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và 2019-2020.
Nông dân canh tác một cánh đồng lúa - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2024
Dự án kênh đào Funan Techo: Chuyên gia Việt Nam lo ngại hạn mặn
Nói về nguyên nhân miền Tây ngày càng khô hạn, trao đổi với với Sputnik, chuyên gia về mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết:

“Một trong những lý do là Trung Quốc đã hoàn thành đập Thác Bạt vào tháng 2 vừa qua. Đập này sẽ tạo ra một hồ chứa để tích nước. Thời gian để hồ chứa đầy là khoảng một năm sau khi bắt đầu tích nước. Khi hồ chứa đầy, lượng nước xuống hạ lưu sẽ giảm đi. Điều này có nghĩa Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn về nguồn nước”, vị này cho hay.

Chuyên gia cũng chia sẻ thêm, tính từ đầu nguồn, đập Thác Bạt nằm ở vị trí thứ 3 trong chuỗi 11 đập chứa của Trung Quốc trên dòng Mekong. Những năm gần đây, vào giai đoạn mùa khô các đập thủy điện của Trung Quốc xả nước mạnh khiến mực nước sông Mekong cao hơn nhiều so với bình thường. Năm nay, do đập Thác Bạt đưa vào tích nước nên các đập lớn khác của Trung Quốc xả nước chậm.
Theo theo dõi số liệu mực nước đầu nguồn sông Mekong, chuyên gia cũng cho biết thêm, mực nước đang giảm khá thấp. Một phần là do các quốc gia ở thượng nguồn như Thái Lan, Lào cũng đang sử dụng nước từ sông Mekong nhiều hơn do họ cũng đang gặp khô hạn.
Điển hình như Thái Lan đã lắp đặt các trạm bơm để lấy nước. Mặc dù diện tích canh tác không nhiều, nhưng Lào cũng sử dụng nước từ sông Mekong. Và Campuchia cũng đang sử dụng nước. Cộng hưởng những điều này khiến tình hình khô hạn trầm trọng hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Australia - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2024
Hun Sen và Hun Manet trấn an Việt Nam về kênh đào Funan Techo
Trong khi thông tin về đập thủy điện này vẫn chưa rõ ràng, thì dư luận đang quan tâm nhiều hơn đến kênh Funan Techo ở Campuchia. Đây cũng là vấn đề mà các chuyên gia Việt Nam lo ngại.
Phía Campuchia đánh giá, dự án kênh đào Funan Techo sẽ không có tác động đáng kể đến lưu lượng dòng chảy hàng ngày và dòng chảy hàng năm của hệ thống sông Mekong, các tác động xã hội và môi trường cũng ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Việt Nam thì tài liệu này không bao gồm thảo luận nào về tác động môi trường thực tế đối với sông Mekong. Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) cũng đề nghị và đang chờ phía Campuchia chia sẻ thêm thông tin về dự án.
“Vấn đề là Việt Nam hiện đang thiếu rất nhiều dữ liệu về con kênh này. Tài liệu về dự án này rất hạn chế, chỉ có vài trang, không đầy đủ. Hơn nữa, đây cũng chỉ là nhận định dựa trên cảm tính hơn là dựa trên số liệu. Bởi vậy, để Việt Nam có thể đánh giá mùa khô ĐBSCL sẽ bị mất bao nhiêu nước, khó có thể tính toán được. Ngoài ra, cũng có rất ít thông tin công khai về cách thức Campuchia dự kiến giảm thiểu các tác động khác như làm gián đoạn quá trình ngập lũ tự nhiên của ĐBSCL và việc di dời người dân sống dọc tuyến kênh”, chuyên gia nhấn mạnh.

Giải pháp là gì?

Nói thêm với Sputnik, chuyên gia cũng cho rằng, nhờ có sự chuẩn bị từ năm 2023, khi lượng nước chảy từ thượng nguồn sông Mekong đã giảm đi, vùng ĐBSCL đã tránh được thiệt hại nghiêm trọng hơn so với kỳ "đại hạn" năm 2016 nhờ sự chuẩn bị trước.
Sông Mekong - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2024
Việt Nam quan tâm đến dự án kênh đào Funan Techo
Còn với tình hình tài nguyên nước tại ĐBSCL, chuyên gia đưa ra các giải pháp rằng, cần gấp rút đánh giá lại tình hình tài nguyên nước tại ĐBSCL để xác định nguồn nước còn lại. Đồng nghĩa với việc người dân và chính quyền tại đây phải coi trọng tất cả các nguồn tài nguyên từ nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Cần tính toán phân chia vùng nào sử dụng loại nước nào và thời gian phân bổ nguồn nước cụ thể ra sao để có kế hoạch sử dụng hiệu quả.
Bên cạnh đó các tỉnh ở ĐBSCL cũng nên xây dựng thêm các công trình để tích trữ nước ngọt quy mô lớn. Hướng tới nghiên cứu, sử dụng máy móc lọc nước mặn, phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала