https://kevesko.vn/20240509/viet-nam-con-lam-tot-hon-nhung-nuoc-duoc-cong-nhan-nen-kinh-te-thi-truong-29701014.html
Việt Nam còn làm tốt hơn những nước được công nhận nền kinh tế thị trường
Việt Nam còn làm tốt hơn những nước được công nhận nền kinh tế thị trường
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại họp báo chiều 9/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra quan điểm về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ điều trần về khả năng Việt Nam là nền kinh tế... 09.05.2024, Sputnik Việt Nam
2024-05-09T15:59+0700
2024-05-09T15:59+0700
2024-10-29T13:58+0700
việt nam
thông tin
bộ ngoại giao việt nam
họp báo
hoa kỳ
kinh tế
bộ thương mại hoa kỳ (doc)
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/06/16/23735329_0:71:1088:683_1920x0_80_0_0_b92e89f1699e192a944a5348917257a3.png
Trả lời câu hỏi báo giới về vấn đề này, bà Phạm Thu Hằng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết:Việc được công nhận sẽ làm giảm thuế nhập khẩu áp lên nhiều sản phẩm của Việt Nam vào Mỹ. Ví dụ, thuế áp với tôm đông lạnh của Việt Nam hiện là 25,76%. Tuy nhiên, sản phẩm này từ Thái Lan - nước được công nhận là nền kinh tế thị trường - chỉ chịu thuế 5,34%.Các hãng thép và doanh nghiệp sản xuất tôm tại Mỹ không đồng ý công nhận Việt Nam. Tuy nhiên, các hãng bán lẻ và nhiều nhóm doanh nghiệp khác lại ủng hộ.Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ đã lắng nghe tranh luận của các bên về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đây là một phần của quá trình đánh giá và quyết định đến ngày 26/7.Theo quy định của Mỹ, có 6 tiêu chí để xem xét một nền kinh tế có thị trường hay không, gồm: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; Đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả; Các yếu tố khác."Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam" sẽ đóng vai trò quyết định trong việc Bộ Thương mại Mỹ có tiếp tục áp mức thuế cao hơn với hàng hóa của Việt Nam hay không. Hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường vốn phải chịu mức thuế cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá.
https://kevesko.vn/20240330/vi-sao-nguoi-viet-thich-an-ngoai-di-ca-phe-du-kinh-te-kho-khan-29037818.html
https://kevesko.vn/20240508/cho-biden-nga-ve-viet-nam-29683014.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/06/16/23735329_42:0:1047:754_1920x0_80_0_0_926bbcac9c87e192f0974ef6c4408cf9.pngSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, bộ ngoại giao việt nam, họp báo, hoa kỳ, kinh tế, bộ thương mại hoa kỳ (doc)
việt nam, thông tin, bộ ngoại giao việt nam, họp báo, hoa kỳ, kinh tế, bộ thương mại hoa kỳ (doc)
Việt Nam còn làm tốt hơn những nước được công nhận nền kinh tế thị trường
15:59 09.05.2024 (Đã cập nhật: 13:58 29.10.2024) HÀ NỘI (Sputnik) - Tại họp báo chiều 9/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra quan điểm về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ điều trần về khả năng Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Trả lời câu hỏi báo giới về vấn đề này, bà Phạm Thu Hằng,
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết:
“Liên quan đến phiên điều trần, Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ tổ chức phiên điều trần vào ngày 8/5 vừa qua. Đây là bước quan trọng trong quá trình xem xét hồ sơ. Phía Việt Nam đã đưa hồ sơ, lập luận Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện để công nhận là nền kinh tế thị trường. Thậm chí Việt Nam còn làm tốt hơn những nước được công nhận nền kinh tế thị trường. Thực tế, 72 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các nước lớn như Anh, Nhật v.v. Việt Nam tham giá 16 Hiệp định tự do song phương và đa phương trải khắp các châu lục. Việc Hoa Kỳ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ cụ thể hóa hóa hợp tác của các cấp lãnh đạo”.
Việc được công nhận sẽ làm giảm thuế nhập khẩu áp lên nhiều sản phẩm của Việt Nam vào Mỹ. Ví dụ, thuế áp với tôm đông lạnh của Việt Nam hiện là 25,76%. Tuy nhiên, sản phẩm này từ Thái Lan - nước được công nhận là nền kinh tế thị trường - chỉ chịu thuế 5,34%.
Các hãng thép và doanh nghiệp
sản xuất tôm tại Mỹ không đồng ý công nhận Việt Nam. Tuy nhiên, các hãng bán lẻ và nhiều nhóm doanh nghiệp khác lại ủng hộ.
Trước đó,
Bộ Thương mại Mỹ đã lắng nghe tranh luận của các bên về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đây là một phần của quá trình đánh giá và quyết định đến ngày 26/7.
Theo quy định của Mỹ, có 6 tiêu chí để xem xét một nền kinh tế có thị trường hay không, gồm: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; Đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả; Các yếu tố khác.
"Việt Nam đã chứng minh hiệu quả hoạt động của mình trên các yếu tố theo luật định này tốt hoặc thường tốt hơn các quốc gia khác đã từng được cấp quy chế kinh tế thị trường", Luật sư Eric Emerson từ Công ty luật Steptoe LLP có trụ sở tại Washington (Mỹ), đại diện cho Bộ Công Thương Việt Nam, cho biết.
"Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam" sẽ đóng vai trò quyết định trong việc Bộ Thương mại Mỹ có tiếp tục áp mức thuế cao hơn với
hàng hóa của Việt Nam hay không. Hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường vốn phải chịu mức thuế cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá.