https://kevesko.vn/20240511/viet-nam-se-som-can-co-chuyen-gia-gioi-tieng-nga-29720372.html
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam: Việt Nam sẽ sớm cần có chuyên gia giỏi tiếng Nga
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam: Việt Nam sẽ sớm cần có chuyên gia giỏi tiếng Nga
Sputnik Việt Nam
Matxcơva (Sputnik) - Tình hữu nghị nhiều cấp độ giữa Nga và Việt Nam được cả thế giới biết đến. Matxcơva và Hà Nội hợp tác trong các vấn đề chính trị và kinh... 11.05.2024, Sputnik Việt Nam
2024-05-11T15:39+0700
2024-05-11T15:39+0700
2024-05-12T18:32+0700
quan điểm-ý kiến
hợp tác nga-việt
giáo dục
học sinh
sinh viên
tiếng việt
việt nam
ngôn ngữ
đại học
tiếng nga
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/05/0b/29722043_0:120:1280:840_1920x0_80_0_0_65c23cf49ebc5ad63fe6149b7b6e7f91.jpg
Lãnh đạo hai nước đang thống nhất thúc đẩy các sáng kiến hỗ trợ lẫn nhau cho sinh viên, các trường đại học ở Việt Nam và Nga đang ký kết hàng chục thỏa thuận hợp tác nhằm tạo điều kiện trao đổi học thuật và sinh viên. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hoàng Minh Sơn cho biết trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Sputnik Ulyana Miroshkina rằng ông nhận thấy tiềm năng hợp tác rất lớn giữa các trường đại học ở Việt Nam và Liên bang Nga, đồng thời kêu gọi tăng số lượng của các chuyên gia nói tiếng Việt và tiếng Nga.Sputnik: Ông đánh giá như thế nào về quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và giáo dục đại học giữa Việt Nam và LB Nga ngày nay?Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Liên bang Nga được kế thừa từ quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ XX. Liên bang Xô Viết trước đây và Liên bang Nga ngày nay đã tiếp nhận và đào tạo hàng chục nghìn cán bộ, chuyên gia cho Việt Nam, góp phần to lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật chất lượng cao, giúp Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh thống nhất đất nước, cũng như trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước sau này. Ngày nay Chính phủ Liên bang Nga cũng dành cho Việt Nam 1000 suất học bổng mỗi năm, số lượng sinh viên được sang học tập tại Liên bang Nga ngày càng tăng. Chúng tôi cho rằng quan hệ hợp tác giữa các trường đại học của Việt Nam và Liên bang Nga còn có nhiều tiềm năng. Chúng ta cần phải củng cố và phát triển mối quan hệ này.Sputnik: Mục đích chính của chuyến công tác đến Liên bang Nga lần này của ông là gì?Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Mục đích đầu tiên - đồng tổ chức Diễn đàn Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam - Liên bang Nga nhằm khuyến khích hợp tác giáo dục giữa hai bên, tăng cường trao đổi sinh viên và giảng viên, phát triển các chương trình song bằng.Thứ hai, dưới góc độ cơ quan quản lý, chúng tôi mong muốn tăng cường và củng cố quan hệ hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga. Chúng tôi mong muốn tăng số lượng sinh viên Việt Nam sang học tập tại Liên bang Nga cũng như số lượng sinh viên Nga sang học tập tại Việt Nam;tăng cường hợp tác trong đào tạo nhân lực một số lĩnh vực quan trọng đối với việc phát triển đất nước của cả hai bên.Sputnik: Ông có thể nói rõ đó là những lĩnh vực gì không ạ?Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Các trường đại học của Liên bang Nga có thế mạnh trong đào tạo các chuyên ngành mà Việt Nam quan tâm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cũng như các ngành công nghệ mũi nhọn như năng lượng, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, nông nghiệp công nghệ cao.Sputnik: Giữa hai nước đã đạt được những thành tựu gì trong quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học?Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Tôi đã có buổi làm việc với ngài Thứ trưởng Bộ Khoa học và giáo dục đại học Liên bang Nga. Ngoài ra chúng tôi cũng đã đến thăm một số trường đại học lớn ở Moskva. Chúng tôi cho rằng chúng ta cần phải tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác trong tương lai và ủng hộ các du học sinh của mình. Chúng tôi cũng nhận thấy cả hai bên đều có mong muốn duy trì và phát triển mối quan hệ này. Và ngày hôm nay, tại Diễn đàn này, Hiệu trưởng các trường đại học của Việt Nam và Liên bang Nga cũng rất quan tâm thiết lập và mở rộng hợp tác. Đến thời điểm hiện nay đã có hơn 30 thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa các trường đại học. Chúng tôi cũng xin cảm ơn Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga đã luôn hỗ trợ và củng cố quan hệ hợp tác giữa hai bên.Sputnik: Những ngành nghề và lĩnh vực đào tạo nào hiện nay có liên quan trong việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực giữa Nga và Việt Nam? Việt Nam hiện đang thiếu hụt nguồn nhân lực ở những lĩnh vực nào? Liệu nguồn nhân lực của Nga có thể bù đắp được sự thiếu hụt này?Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Hiện nay, LB Nga đang đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam tại tất cả các ngành/nghề lĩnh vực mà Việt Nam có quan tâm từ khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật, nông nghiệp, y – dược, nghệ thuật, khoa học xã hội, …Việt Nam đang ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực trong một số lĩnh vực quan trọng đối với việc phát triển đất nước của cả hai bên như khoa học kỹ thuật, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, khoa học bán dẫn, Việc thành lập mạng lưới các trường đại học kỹ thuật Việt – Nga và Hiệp hội Nga - Việt về đào tạo nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông là nhằm cụ thể hóa mong muốn này.Sputnik: Việt Nam đang có những nỗ lực gì để thúc đẩy việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Nga? Ngôn ngữ và văn hóa Nga có phổ biến đối với học sinh sinh viên Việt Nam không? Có nhiều người muốn tiếp tục học ở Nga không?Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Việt Nam vẫn duy trì hoạt động của Phân viện Puskin tại Hà Nội – cơ sở còn lại duy nhất trên thế giới, được thành lập từ thời Xô Viết, tích cực thực hiện chức năng tuyên truyền, quảng bá ngôn ngữ, văn hóa và giáo dục Nga; thúc đẩy phát triển nghiên cứu tiếng Nga, dạy và học tiếng Nga và văn học Nga ở Việt Nam.Phân viện Puskin suốt 40 năm qua đã đóng vai trò là đầu tàu của ngành Nga ngữ học Việt Nam, trung tâm đào tạo tiếng Nga, nâng cao trình độ cho giáo viên tiếng Nga trên toàn quốc.Hiện nay 2 chính phủ thống nhất ký kết Hiệp định liên chính phủ về việc thành lập Trung tâm tiếng Nga hỗn hợp Việt – Nga trên cơ sở Phân viện, mở rộng quy mô hoạt động để việc tuyên truyền, quảng bá ngôn ngữ, văn hóa và giáo dục Nga; thúc đẩy phát triển nghiên cứu tiếng Nga, dạy và học tiếng Nga và văn học Nga ở Việt Nam hiệu quả hơn.Năm 2021, Bộ GDĐT Việt Nam ban hành Thông tư số 19/2021/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông - môn tiếng Nga Ngoại ngữ 1, thực hiện đưa tiếng Nga vào dạy trong nhà trường từ bậc tiểu học. Tuy nhiên, cần có sách giáo khoa và đào tạo thêm giáo viên tiếng Nga cho bậc tiểu học, trung học cơ sở, do đó rất cần có sự đồng hành của Bộ Giáo dục Liên bang Nga và các cơ quan liên quan của Nga trong việc phát triển dạy và học tiếng Nga ở Việt Nam.Sputnik: Ngôn ngữ và văn hóa Nga có phổ biến đối với học sinh sinh viên Việt Nam không? Có nhiều người muốn tiếp tục học ở Nga không?Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Việc sử dụng tiếng Nga tại Việt Nam đã không còn phổ biến đối với học sinh, sinh viên Việt Nam như trước năm 1991. Theo thống kê của năm 2023, tiếng Nga ở Việt Nam được dạy-học ở 13/63 tỉnh thành của Việt Nam. Năm học 2023-2024, có gần 7000 học sinh, sinh viên, học viên đang học tiếng Nga.Mặc dù rất yêu thích tiếng Nga, văn hóa Nga nhưng nhiều học sinh, sinh viên vẫn còn băn khoăn về việc sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Nga có thể làm công việc gì, thu nhập ra sao, vì vậy số lượng sinh viên xin dự tuyển vào các khoa tiếng Nga vẫn còn thấp so với các ngôn ngữ hiện đang thịnh hành khác ở Việt Nam như tiếng Anh, tiếng Nhật, Hàn... Hiện nay phần lớn sinh viên, học viên Việt Nam học tiếng Nga tập trung ở khối ngành quân đội/công an và các ngành sư phạm, du lịch, y tế, dầu khí.Sputnik: Những thỏa thuận nào đã đạt được giữa các trường đại học hàng đầu của hai nước?Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Các trường đại học hàng đầu của Liên bang Nga như Trường Đại học tổng hợp Moscow (MGU), Đại học Tổng hợp Bách khoa Sankt-Peterburg mang tên Pyotr Đại Đế, Trường Đại học Kinh tế cao cấp (HSE), Trường Đại học Hàng không Moscow (MAI), … đều đã có những thỏa thuận hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường đại học hàng đầu của Việt Nam như Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Giao thông Vận tải,…Hiện tại đã có trên 100 thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa các trường đại học 2 nước. Thông qua các thỏa thuận này, 2 bên có thể tăng cường thúc đẩy hợp tác trong việc trao đổi học thuật, tham gia các dự án nghiên cứu chung, hợp tác đào tạo, trao đổi học sinh, sinh viên.Sputnik: Có triển vọng nào cho các chương trình đào tạo bằng kép (cấp song bằng) không? Có học bổng mới nào dành cho người Nga không, và nếu có thì thuộc lĩnh vực nào?Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Chất lượng giáo dục đại học của LB Nga hiện đang ở trong top đầu của thế giới, đặc biệt là các ngành khoa học kỹ thuật, nghệ thuật,… vì vậy cơ hội để triển khai các chương trình liên kết đào tạo cấp song bằng giữa 2 nước là rất cao. Hiện nay đã có các trường đại học Việt Nam thực hiện liên kết đào tạo với các trường đại học của LB Nga … như Trường Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kỹ thuật năng lượng Moscow (MPEI).Hiện nay thông qua Hiệp định hợp tác giáo dục ký năm 2005, hằng năm phía Việt Nam vẫn duy trì cấp 75 học bổng cho công dân Nga sang học tập ngắn hạn và dài hạn ở tất cả các lĩnh vực mà phía Nga có nhu cầu và Việt Nam có thể đào tạo. Tuy nhiên công dân Nga hiện mới chỉ sang VN học về ngôn ngữ, Việt Nam học, các ngành khác rất hạn chế.Sputnik: Trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước ngày càng ngày càng phát triển, liệu chúng ta có thiếu nhân viên (chuyên viên) nói được cả hai ngôn ngữ hay không? Chương trình học tiếng Việt ở Nga sẽ được mở rộng?Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Số lượng giáo viên tiếng Nga, nhà Nga ngữ học của Việt Nam đã từng đứng đầu khu vực Châu Á, nhưng hiện nay con số đã giảm nhiều. Thay vào đó, số công dân Việt Nam đã tốt nghiệp các trường đại học của LB Nga rất đông, tuy nhiên cơ hội được sử dụng tiếng Nga không nhiều. Việc phát triển tiếng Nga tại Việt Nam hiện nay còn những hạn chế nhất định có những khó khăn về cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp. Sự phát triển hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và LB Nga sẽ mang lại cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa việc dạy và học tiếng Nga tại Việt Nam.Trong bối cảnh hai nước đang tích cực hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực, tương lai sẽ có nhiều các công ty liên doanh Việt-Nga, công ty đầu tư thương mại cũng như các dự án, hoạt động cần những người giỏi chuyên môn và thành thạo tiếng Nga. Do đó theo tôi, hai nước cần có thêm nhiều nhân viên (chuyên viên) nói được thành thạo cả hai ngôn ngữ.Hiện nay số lượng người Nga sử dụng tốt tiếng Việt và học tiếng Việt còn khiêm tốn. Tính đến tháng 12/2023, toàn Liên bang Nga có 09 cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiếng Việt, Việt Nam học hoặc các ngành khác với ngoại ngữ 1 là tiếng Việt khoảng hơn 200 sinh viên. Khó khăn hiện nay đối với việc giảng dạy tiếng Việt tại Nga là tài liệu, giáo trình giảng dạy đã cũ cần được cập nhật. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt tại LB Nga.Sputnik: Nhiều sinh viên Nga gần đây đã mất cơ hội học tập và thực tập ở nước ngoài, trong khi học sinh mất cơ hội trao đổi nhân đạo và học thuật. Liệu Việt Nam và Nga có thể xây dựng sự hợp tác để mang lại những cơ hội như vậy cho học sinh, sinh viên của chúng ta không?Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác với Nga để mang lại những cơ hội như vậy cho học sinh, sinh viên của 2 bên. Các trường đại học của Việt Nam cũng rất mong muốn tiếp nhận sinh viên Nga, nhiều trường có các chương trình học bổng dành cho công dân nước ngoài nói chung và công dân Nga nói riêng.
https://kevesko.vn/20230425/sinh-vien-den-tu-viet-nam-toi-muon-tro-thanh-cau-noi-giua-nga-va-viet-nam-22649551.html
https://kevesko.vn/20231022/van-hoc-nga-se-tro-lai-viet-nam-25986844.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/05/0b/29722043_0:0:1280:960_1920x0_80_0_0_77bd77afab2412ff9c930e71777d5368.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
quan điểm-ý kiến, hợp tác nga-việt, giáo dục, học sinh, sinh viên, tiếng việt, việt nam, ngôn ngữ, đại học, tiếng nga
quan điểm-ý kiến, hợp tác nga-việt, giáo dục, học sinh, sinh viên, tiếng việt, việt nam, ngôn ngữ, đại học, tiếng nga
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam: Việt Nam sẽ sớm cần có chuyên gia giỏi tiếng Nga
15:39 11.05.2024 (Đã cập nhật: 18:32 12.05.2024) Matxcơva (Sputnik) - Tình hữu nghị nhiều cấp độ giữa Nga và Việt Nam được cả thế giới biết đến. Matxcơva và Hà Nội hợp tác trong các vấn đề chính trị và kinh tế, và quan trọng hơn là trong lĩnh vực giáo dục đại học và liên kết đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao.
Lãnh đạo hai nước đang thống nhất thúc đẩy các sáng kiến hỗ trợ lẫn nhau cho sinh viên, các trường đại học ở Việt Nam và Nga đang ký kết hàng chục thỏa thuận hợp tác nhằm tạo điều kiện trao đổi học thuật và sinh viên. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hoàng Minh Sơn cho biết trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Sputnik Ulyana Miroshkina rằng ông nhận thấy tiềm năng hợp tác rất lớn giữa các trường đại học ở Việt Nam và Liên bang Nga, đồng thời kêu gọi tăng số lượng của các chuyên gia nói tiếng Việt và tiếng Nga.
Sputnik: Ông đánh giá như thế nào về quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và giáo dục đại học giữa Việt Nam và LB Nga ngày nay?
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Liên bang Nga được kế thừa từ quan hệ
hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ XX. Liên bang Xô Viết trước đây và Liên bang Nga ngày nay đã tiếp nhận và đào tạo hàng chục nghìn cán bộ, chuyên gia cho Việt Nam, góp phần to lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật chất lượng cao, giúp Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh thống nhất đất nước, cũng như trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước sau này.
Ngày nay Chính phủ Liên bang Nga cũng dành cho Việt Nam 1000 suất học bổng mỗi năm, số lượng sinh viên được sang học tập tại Liên bang Nga ngày càng tăng. Chúng tôi cho rằng quan hệ hợp tác giữa các trường đại học của Việt Nam và Liên bang Nga còn có nhiều tiềm năng. Chúng ta cần phải củng cố và phát triển mối quan hệ này.
Sputnik: Mục đích chính của chuyến công tác đến Liên bang Nga lần này của ông là gì?
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Mục đích đầu tiên - đồng tổ chức Diễn đàn Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam - Liên bang Nga nhằm khuyến khích hợp tác giáo dục giữa hai bên, tăng cường trao đổi sinh viên và giảng viên, phát triển các chương trình song bằng.
Thứ hai, dưới góc độ cơ quan quản lý, chúng tôi mong muốn tăng cường và củng cố quan hệ hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga. Chúng tôi mong muốn tăng số lượng
sinh viên Việt Nam sang học tập tại Liên bang Nga cũng như số lượng sinh viên Nga sang học tập tại Việt Nam;tăng cường hợp tác trong đào tạo nhân lực một số lĩnh vực quan trọng đối với việc phát triển đất nước của cả hai bên.
Sputnik: Ông có thể nói rõ đó là những lĩnh vực gì không ạ?
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Các trường đại học của Liên bang Nga có thế mạnh trong đào tạo các chuyên ngành mà Việt Nam quan tâm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cũng như các ngành công nghệ mũi nhọn như năng lượng, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, nông nghiệp công nghệ cao.
Sputnik: Giữa hai nước đã đạt được những thành tựu gì trong quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học?
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Tôi đã có buổi làm việc với ngài Thứ trưởng Bộ Khoa học và giáo dục đại học Liên bang Nga. Ngoài ra chúng tôi cũng đã đến thăm một số trường đại học lớn ở Moskva. Chúng tôi cho rằng chúng ta cần phải tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác trong tương lai và ủng hộ các du học sinh của mình. Chúng tôi cũng nhận thấy cả hai bên đều có mong muốn duy trì và phát triển mối quan hệ này. Và ngày hôm nay, tại Diễn đàn này, Hiệu trưởng các trường đại học của Việt Nam và Liên bang Nga cũng rất quan tâm thiết lập và mở rộng hợp tác.
Đến thời điểm hiện nay đã có hơn 30 thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa các trường đại học. Chúng tôi cũng xin cảm ơn Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga đã luôn hỗ trợ và củng cố quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Sputnik: Những ngành nghề và lĩnh vực đào tạo nào hiện nay có liên quan trong việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực giữa Nga và Việt Nam? Việt Nam hiện đang thiếu hụt nguồn nhân lực ở những lĩnh vực nào? Liệu nguồn nhân lực của Nga có thể bù đắp được sự thiếu hụt này?
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Hiện nay, LB Nga đang đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam tại tất cả các ngành/nghề lĩnh vực mà Việt Nam có quan tâm từ khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật, nông nghiệp, y – dược, nghệ thuật, khoa học xã hội, …
Việt Nam đang ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực trong một số lĩnh vực quan trọng đối với việc phát triển đất nước của cả hai bên như khoa học kỹ thuật, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, khoa học bán dẫn, Việc thành lập mạng lưới các trường đại học kỹ thuật Việt – Nga và Hiệp hội Nga - Việt về đào tạo nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông là nhằm cụ thể hóa mong muốn này.
Sputnik: Việt Nam đang có những nỗ lực gì để thúc đẩy việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Nga? Ngôn ngữ và văn hóa Nga có phổ biến đối với học sinh sinh viên Việt Nam không? Có nhiều người muốn tiếp tục học ở Nga không?
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Việt Nam vẫn duy trì hoạt động
của Phân viện Puskin tại Hà Nội – cơ sở còn lại duy nhất trên thế giới, được thành lập từ thời Xô Viết, tích cực thực hiện chức năng tuyên truyền, quảng bá ngôn ngữ, văn hóa và giáo dục Nga; thúc đẩy phát triển nghiên cứu tiếng Nga, dạy và học tiếng Nga và văn học Nga ở Việt Nam.
Phân viện Puskin suốt 40 năm qua đã đóng vai trò là đầu tàu của ngành Nga ngữ học Việt Nam, trung tâm đào tạo tiếng Nga, nâng cao trình độ cho giáo viên tiếng Nga trên toàn quốc.
Hiện nay 2 chính phủ thống nhất ký kết Hiệp định liên chính phủ về việc thành lập Trung tâm tiếng Nga hỗn hợp Việt – Nga trên cơ sở Phân viện, mở rộng quy mô hoạt động để việc tuyên truyền, quảng bá ngôn ngữ, văn hóa và giáo dục Nga; thúc đẩy phát triển nghiên cứu tiếng Nga, dạy và học tiếng Nga và
văn học Nga ở Việt Nam hiệu quả hơn.
Năm 2021, Bộ GDĐT Việt Nam ban hành Thông tư số 19/2021/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông - môn tiếng Nga Ngoại ngữ 1, thực hiện đưa tiếng Nga vào dạy trong nhà trường từ bậc tiểu học. Tuy nhiên, cần có sách giáo khoa và đào tạo thêm giáo viên tiếng Nga cho bậc tiểu học, trung học cơ sở, do đó rất cần có sự đồng hành của Bộ Giáo dục Liên bang Nga và các cơ quan liên quan của Nga trong việc phát triển dạy và học tiếng Nga ở Việt Nam.
Sputnik: Ngôn ngữ và văn hóa Nga có phổ biến đối với học sinh sinh viên Việt Nam không? Có nhiều người muốn tiếp tục học ở Nga không?
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Việc sử dụng
tiếng Nga tại Việt Nam đã không còn phổ biến đối với học sinh, sinh viên Việt Nam như trước năm 1991. Theo thống kê của năm 2023, tiếng Nga ở Việt Nam được dạy-học ở 13/63 tỉnh thành của Việt Nam. Năm học 2023-2024, có gần 7000 học sinh, sinh viên, học viên đang học tiếng Nga.
Mặc dù rất yêu thích tiếng Nga, văn hóa Nga nhưng nhiều học sinh, sinh viên vẫn còn băn khoăn về việc sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Nga có thể làm công việc gì, thu nhập ra sao, vì vậy số lượng sinh viên xin dự tuyển vào các khoa tiếng Nga vẫn còn thấp so với các ngôn ngữ hiện đang thịnh hành khác ở Việt Nam như tiếng Anh, tiếng Nhật, Hàn... Hiện nay phần lớn sinh viên, học viên Việt Nam học tiếng Nga tập trung ở khối ngành quân đội/công an và các ngành sư phạm, du lịch, y tế, dầu khí.
Sputnik: Những thỏa thuận nào đã đạt được giữa các trường đại học hàng đầu của hai nước?
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Các trường đại học hàng đầu của Liên bang Nga như Trường Đại học tổng hợp Moscow (MGU), Đại học Tổng hợp Bách khoa Sankt-Peterburg mang tên Pyotr Đại Đế, Trường Đại học Kinh tế cao cấp (HSE), Trường Đại học Hàng không Moscow (MAI), … đều đã có những thỏa thuận hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường đại học hàng đầu của Việt Nam như Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Giao thông Vận tải,…
Hiện tại đã có trên 100 thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa các trường đại học 2 nước. Thông qua các thỏa thuận này, 2 bên có thể tăng cường thúc đẩy hợp tác trong việc trao đổi học thuật, tham gia các dự án nghiên cứu chung, hợp tác đào tạo, trao đổi học sinh, sinh viên.
22 Tháng Mười 2023, 06:01
Sputnik: Có triển vọng nào cho các chương trình đào tạo bằng kép (cấp song bằng) không? Có học bổng mới nào dành cho người Nga không, và nếu có thì thuộc lĩnh vực nào?
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Chất lượng giáo dục đại học của LB Nga hiện đang ở trong top đầu của thế giới, đặc biệt là các ngành khoa học kỹ thuật, nghệ thuật,… vì vậy cơ hội để triển khai các chương trình liên kết đào tạo cấp song bằng giữa 2 nước là rất cao. Hiện nay đã có các trường đại học Việt Nam thực hiện liên kết đào tạo với các trường đại học của LB Nga … như Trường Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kỹ thuật năng lượng Moscow (MPEI).
Hiện nay thông qua Hiệp định hợp tác giáo dục ký năm 2005, hằng năm phía Việt Nam vẫn duy trì cấp 75 học bổng cho công dân Nga sang học tập ngắn hạn và dài hạn ở tất cả các lĩnh vực mà phía Nga có nhu cầu và Việt Nam có thể đào tạo. Tuy nhiên công dân Nga hiện mới chỉ sang VN học về ngôn ngữ, Việt Nam học, các ngành khác rất hạn chế.
Sputnik: Trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước ngày càng ngày càng phát triển, liệu chúng ta có thiếu nhân viên (chuyên viên) nói được cả hai ngôn ngữ hay không? Chương trình học tiếng Việt ở Nga sẽ được mở rộng?
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Số lượng giáo viên tiếng Nga, nhà Nga ngữ học của Việt Nam đã từng đứng đầu khu vực Châu Á, nhưng hiện nay con số đã giảm nhiều. Thay vào đó, số công dân Việt Nam đã tốt nghiệp các trường đại học của LB Nga rất đông, tuy nhiên cơ hội được sử dụng tiếng Nga không nhiều. Việc phát triển tiếng Nga tại Việt Nam hiện nay còn những hạn chế nhất định có những khó khăn về cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp. Sự phát triển hợp tác kinh tế,
thương mại giữa Việt Nam và LB Nga sẽ mang lại cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa việc dạy và học tiếng Nga tại Việt Nam.
Trong bối cảnh hai nước đang tích cực hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực, tương lai sẽ có nhiều các công ty liên doanh Việt-Nga, công ty đầu tư thương mại cũng như các dự án, hoạt động cần những người giỏi chuyên môn và thành thạo tiếng Nga. Do đó theo tôi, hai nước cần có thêm nhiều nhân viên (chuyên viên) nói được thành thạo cả hai ngôn ngữ.
Hiện nay số lượng người Nga sử dụng tốt tiếng Việt và học tiếng Việt còn khiêm tốn. Tính đến tháng 12/2023, toàn Liên bang Nga có 09 cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiếng Việt, Việt Nam học hoặc các ngành khác với ngoại ngữ 1 là tiếng Việt khoảng hơn 200 sinh viên. Khó khăn hiện nay đối với việc giảng dạy tiếng Việt tại Nga là tài liệu, giáo trình giảng dạy đã cũ cần được cập nhật. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt tại LB Nga.
Sputnik: Nhiều sinh viên Nga gần đây đã mất cơ hội học tập và thực tập ở nước ngoài, trong khi học sinh mất cơ hội trao đổi nhân đạo và học thuật. Liệu Việt Nam và Nga có thể xây dựng sự hợp tác để mang lại những cơ hội như vậy cho học sinh, sinh viên của chúng ta không?
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác với Nga để mang lại những cơ hội như vậy cho học sinh, sinh viên của 2 bên. Các trường đại học của Việt Nam cũng rất mong muốn tiếp nhận sinh viên Nga, nhiều trường có các chương trình học bổng dành cho công dân nước ngoài nói chung và công dân Nga nói riêng.