Vụ rút tiền hàng loạt ở ngân hàng SCB gây áp lực cho kinh tế Việt Nam

© iStock.com / PpartTiền VND
Tiền VND - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2024
Đăng ký
Chính phủ vừa cho biết, sự kiện người dân rút tiền hàng loạt tại ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát tại Việt Nam.
Chính phủ cũng nhìn nhận, việc tăng lãi suất là phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước cũng như bối cảnh quốc tế khi nền kinh tế của Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế.

Quyết sách đúng đắn, kịp thời

Theo báo Lao động, Chính phủ vừa có báo cáo số 186/BC-CP gửi Quốc hội về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, lãnh đạo Chính phủ cho hay, việc ban hành và triển khai Nghị quyết số 43 là “quyết sách đúng đắn, kịp thời” của Quốc hội trong bối cảnh tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19.
Đặc biệt, nghị quyết được ban hành tại kỳ họp bất thường với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ đã hỗ trợ cho công tác phòng, chống, kiểm soát dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Báo cáo của Chính phủ nêu, tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,12% - mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2022; sang năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn mục tiêu đề ra, nhưng vẫn là mức khá cao so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực.
Thực tế, từ cuối tháng 9/2022, diễn biến thị trường tiền tệ, ngân hàng chuyển biến rất nhanh; đồng thời, lạm phát toàn cầu neo cao, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục điều chỉnh tăng nhanh, mạnh lãi suất điều hành.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2024
Việt Nam cứu SCB. Ngân hàng Nhà nước cho SCB vay tiền để làm gì?
Mặc dù lạm phát năm 2022 bình quân tăng 3,15%, tuy thấp hơn so với mục tiêu nhưng vẫn cao hơn so với mức 1,84% năm 2021.
Đặc biệt là trong nửa cuối năm 2022 lạm phát có xu hướng tăng nhanh từng tháng và đến cuối năm lạm phát cơ bản (LPCB) so với cùng kỳ đã ở gần sát mức 5%, lạm phát cơ bản bình quân là 2,59% và cao hơn rất nhiều so với mức lạm phát bình quân năm 2021 là 0,81%.

Sự kiện rút tiền ở SCB làm gia tăng áp lực

Về điều hành lãi suất, Chính phủ nhìn nhận, áp lực mất giá của đồng Việt Nam rất lớn trong năm 2022 khi các nước thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng mạnh lãi suất và đồng đô la tăng giá rất mạnh.
Vào thời điểm tháng 9 - 10/2022, đồng Việt Nam đã chịu áp lực mất giá lên đến 9-10%.
“Sự kiện rút tiền hàng loạt tại SCB là các yếu tố tổng hợp làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát”, báo cáo thể hiện.
Trước đó, khi nói về sự kiện dân ồ ạt rút tiền khỏi SCB, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời điểm tháng 10 năm 2022, Ngân hàng Nhà nước phải tập trung ưu tiên, đảm bảo an toàn hệ thống, ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ như các ngân hàng trên thế giới.
Lúc đó các tổ chức tín dụng căng thẳng về thanh khoản. Ngân hàng Nhà nước chưa điều chỉnh tín dụng, các ngân hàng phải tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu chi trả cho người dân.
“Vào thời điểm tháng 10/2022, tỷ giá tăng rất cao, có lúc tăng đến 10%. Lúc đó, chỉ có một số giải pháp như can thiệp ngoại tệ, tăng lãi suất, làm hạn chế thanh khoản”, Thống đốc lưu ý, trong bối cảnh khó khăn, Ngân hàng Nhà nước đều phải làm cả ba giải pháp để ổn định tỷ giá.
Chi nhánh Ngân hàng Eximbank tại thị xã Buôn Hồ bị trộm cạy trụ ATM - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2024
Eximbank là khủng hoảng truyền thông lớn thứ 2 ngành ngân hàng Việt Nam, chỉ sau SCB

Tăng lãi suất là phù hợp

Năm 2023, trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo cao, từ tháng 3/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2,0%/năm.
Chính phủ cũng đánh giá, trong bối cảnh đầy thách thức với sức ép lớn đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành với mức tăng 0,8-2%/năm trong tháng 9 và 10/2022 nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi kinh tế, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
“Việc tăng lãi suất là phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước cũng như bối cảnh quốc tế khi nền kinh tế của Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế”, Chính phủ cho biết.
Về các chính sách tài khóa, đã miễn thuế giá trị gia tăng đầu ra, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, thuế suất thuế giá trị gia tăng và một số khoản thuế, phí, lệ phí khác trong phạm vi của chương trình trong năm 2022 là 61.000 tỷ đồng, góp phần tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng trong nước.

Chính phủ đề xuất kéo dài thời gian giải ngân vốn

Tại báo cáo, Chính phủ kiến nghị Quốc hội kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư của chương trình.
Cụ thể, trong số 272 dự án được giao kế hoạch vốn đầu tư của chương trình, hiện nay còn 107 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 50% kế hoạch vốn được giao, trong đó có một số dự án được giao kế hoạch vốn lớn nhưng tỷ lệ giải ngân còn thấp.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2024
Chiêu trò của cựu Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai bị lật tẩy
Chính phủ thừa nhận, các dự án này khó có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn trong năm nay mặc dù đã được Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân.
Do đó, Chính phủ kiến nghị đoàn giám sát báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư của chương trình đến hết năm 2025.
Số vốn đề xuất kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đến hết năm 2025 của từng dự án cụ thể sẽ được Chính phủ tổng hợp, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm nay.
Về việc thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, Chính phủ sẽ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, sự cần thiết, khả năng bảo đảm nguồn thu của ngân sách trung ương để tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ trong 06 tháng cuối năm để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Trước đó, tại Nghị quyết số 110/2023/QH15, Quốc hội đã quyết nghị cho phép giảm 2% thuế VAT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a mục 1.1 khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 trong thời gian từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала