Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Các thủy thủ đứng lên bảo vệ cảng Hải Phòng

© Sputnik / Sputnik Tàu động cơ Liên Xô cập bến cảng Hải Phòng
Tàu động cơ Liên Xô cập bến cảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2024
Đăng ký
Cách đây 52 năm, vào tháng 5 năm 1972, số phận cảng Hải Phòng đã từng treo trên sợi tóc. Sau khi dùng mìn phong tỏa, người Mỹ muốn dùng những trận bom tiêu diệt cửa biển chính của Việt Nam. Mưu đồ bị cản trở bởi sự có mặt của các tàu hàng dân dụng và kỹ thuật quân sự Liên Xô trong cảng.
Các thủy thủ đoàn đã phớt lờ yêu sách của Mỹ đòi Liên Xô rút hết tàu khỏi Hải Phòng trước khi cuộc phong tỏa bắt đầu. Ban lãnh đạo Liên Xô ủng hộ các thủy thủ vì cho rằng, các tàu hàng Liên Xô sẽ ngăn chặn âm mưu phá hủy cảng. Mọi chuyện diễn ra đúng như vậy.

Bao nhiêu tàu đã bác bỏ tối hậu thư của Mỹ phải rời cảng Hải Phòng?

Công tác bốc dỡ 10 tàu Liên Xô tự nguyện ở lại cảng bị phong tỏa, cũng như sáu 6 từ Cuba, CHDC Đức, Ba Lan và Pháp theo gương họ, diễn ra chậm chạp. Một phần là do các xe tải thường xuyên thiếu hụt xăng dầu, Mỹ đã ném bom kho nhiên liệu trước khi tiến hành phong tỏa. Do không đủ kho bãi dỡ hàng, cầu đường bị tàn phá hạn chế khả năng đưa hàng rời cảng. Nhưng khó khăn lớn nhất là những cuộc không kích không ngừng.
Tàu thủy Grisha Hakopyan. Năm 1972 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2024
Những trang sử vàng
Thảm kịch tàu buôn Liên Xô ở cảng Cẩm Phả
Mặc dù các tàu nước ngoài không bị ném bom có ​​chủ đích, nhưng mối đe dọa đối với tính mạng của các thủy thủ và bản thân các con tàu là có thật. Ông Vladimir Payevsky, thủy thủ từ tàu Babushkin đã ghi lại trong nhật ký của mình:
"Chúng tôi phải sẵn sàng với bất kỳ tình huống. Rất có khả năng rơi trúng tàu những trái bom mà phi công Mỹ bị trúng đạn sẽ thả bừa bãi để cứu máy bay. Hay máy bay bị bắn rơi. Hoặc các tên lửa mất mục tiêu hay chệch hướng, đạn pháo phòng không chưa kịp nổ. Đó là chưa kể các mảnh đạn thỉnh thoảng vẫn rơi trúng tàu".
Các thủy thủ sơn những lá cờ Liên Xô khổng lồ lên nóc hầm tàu và boong tàu để phi công Mỹ thấy rằng ở phía dưới là con tàu Xô viết. Ít ra đó là một cách để tăng thêm sự an toàn. Cả cho các thủy thủ, các chiến sĩ bộ đội Việt Nam: họ bố trí pháo gần tàu, như được tàu Liên Xô "che chở". Công việc bốc dỡ vẫn tiếp tục trong những điều kiện ấy. Và không chỉ có mỗi nhiệm vụ này.
"Rõ ràng sự phong tỏa sẽ kéo dài, - tác giả cuốn nhật ký viết. - Nhiệm vụ của chúng tôi là duy trì tàu trong trạng thái hoạt động. Các thủy thủ hầu như luôn tay bịt những chỗ gỉ, sơn sàn, thân tàu, các thiết bị - khí hậu Hải Phòng làm tất cả rất chóng ẩm và hoen gỉ".

Tối hậu thư tiếp theo của Mỹ không khiến các thủy thủ sợ hãi

Tuy nhiên, cuộc sống của các thủy thủ không chỉ có công việc. 26 tháng 5, ngày phong tỏa thứ 16, trên tàu Babushkin đã diễn ra buổi biểu diễn nghiệp dư đầu tiên. Khán giả là các thủy thủ, các công nhân và lái xe người Việt. Họ cùng nhau hát Katyusha và Chiều Matxcơva. Vào đầu tháng 6, thủy thủ đoàn của tất cả mười tàu Liên Xô đã tổ chức ba ngày thi đấu bóng chuyền, bóng bàn và cờ tướng. Nhưng vài ngày sau, các cán bộ biên phòng Việt Nam lên tàu thông báo tối hậu thư mới của Mỹ:

"Tất cả các tàu tiến hành bốc dỡ hàng trong cảng Hải Phòng sau khi có công bố phong tỏa cũng sẽ bị ném bom".

Tàu Liên Xô cập cảng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2024
Những trang sử vàng
300 ngày trong vòng lửa
Tác giả nhật ký viết: "Tối hậu thư này nhằm vào ai? Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục bốc dỡ. Không ai nghĩ sẽ rút lui".
Và người Mỹ không dám thực hiện tối hậu thư này.
Đã có trường hợp những người Việt Nam bị thương được đưa lên tàu Babushkin và các tàu khác của Liên Xô đang đứng trong cảng. Các bác sĩ trên tàu thực hiện sơ cứu y tế, băng bó. Trong những vụ không kích, thuyền của ngư dân thường bơi về gần các tàu Liên Xô.
"Ngày 2 tháng 7 xíu nữa đã kết thúc bi thảm đối với chúng tôi, - ông Vladimir Payevsky ghi trong nhật ký. - Khi đợt tấn công thứ hai trong ngày xảy ra, một tiếng nổ khủng khiếp làm rung chuyển con tàu. Những mảnh bom va vào boong tàu. Bom rơi cách tàu khoảng 30 mét. May thay đó là quả bom mảnh chứ không phải bom phá nổ. Boong tàu thủng lỗ chỗ, vỏ tàu trầy xước. Chúng tôi đều nguyên vẹn. Tuy nhiên, trên các thuyền Việt Nam đứng cạnh chúng tôi có một số người bị thương. Chúng tôi đã giúp đỡ họ".
Công việc bốc dỡ vẫn tiếp tục.
Tác giả nhật ký ghi: "Ngày 7/7 — 62 tấn, 10/07 — 228 tấn, 14/07 — 156 tấn, 15/07 — 518 tấn. Chúng tôi bốc dỡ các dầm, đường ống, dây thép. Tất cả lập tức được gửi đi để sửa chữa con đập bị những kẻ xâm lược phá hoại".

Thủy thủ của tàu Babushkin trở thành công nhân bốc vác

Ngày 19 tháng 7, tàu Babushkin hoàn thành việc dỡ hàng, con tàu chuẩn bị chuyển sang đậu ở vùng nước trước bến. Nhưng các thủy thủ có công việc mới. Cảng yêu cầu hỗ trợ bốc dỡ các tàu nhỏ đang đứng bên cạnh. Matxcơva đã quyết định để Babushkin đứng lại trên bến và giúp đỡ các bạn Việt Nam.
"Mặc dù đứng ở bến tàu nguy hiểm hơn so với trong vùng nước của cảng, - ông Vladimir Payevsky viết, - tất cả trên tàu coi đó là quyết định đúng đắn".
Ngày 28 tháng 1 năm 1973, ông Vladimir Payevsky viết trong nhật ký: "Ngày lịch sử! Hôm nay trên tàu Babushkin và tất cả các tàu của Liên Xô được nghe mệnh lệnh mong đợi: "Tháo chốt các cửa sổ, nộp mũ bảo hiểm vào kho!" Chiến thắng, hòa bình! Tin này được mọi người vui mừng đón nhận".
Đặc công hải quân của Hạm đội phương Bắc đi thuyền tới vùng chiến sự, 1942 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2024
Những trang sử vàng
Các thủy thủ Liên Xô đã giúp đỡ công nhân cảng của Việt Nam DCCH như thế nào
Bắt đầu việc gỡ mìn trong lạch cảng. Những người Việt Nam cùng các thợ lặn Liên Xô đã bắt tay vào công việc này, không chờ người Mỹ đang trì hoãn với lý do chưa sẵn sàng. Mỹ không đảm bảo an toàn qua lại của tàu thuyền. Nhưng ngày 5 tháng 2, bốn tàu Việt Nam đầu tiên đã đi qua bãi mìn vào cảng. Sức tải của các tàu này là hai đến ba nghìn tấn. Sức tải tàu Babushkin gấp bốn lần. Tàu chưa thể đi qua bãi mìn.
Ngày 10 tháng 2, trong bữa tiệc chia tay các thủy thủ Liên Xô do Bộ Giao thông vận tải Việt Nam tổ chức, người đứng đầu Bộ cho biết: "Nhờ sự hiện diện của các thủy thủ Liên Xô, bất chấp những tổn thất của các thủy thủ và hư hại tàu, cảng Hải Phòng đã được cứu khỏi sự hủy diệt".
Ngày 17 tháng 2, tất cả các thủy thủ Liên Xô đã được trao huy chương Hữu nghị của Việt Nam. Và ngày mùng 3 tháng 3, tàu Babushkin rời cảng Hải Phòng bơi ra biển. Phía sau là gần 300 ngày bị phong tỏa. Sau đó, con tàu tiếp tục đưa hàng hóa đến các cảng của miền Bắc và kể từ mùa xuân năm 1975 đến các cảng miền Nam Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала