https://kevesko.vn/20240429/cac-thuy-thu-lien-xo-da-giup-do-cong-nhan-cang-cua-viet-nam-dcch-nhu-the-nao-29439668.html
Các thủy thủ Liên Xô đã giúp đỡ công nhân cảng của Việt Nam DCCH như thế nào
Các thủy thủ Liên Xô đã giúp đỡ công nhân cảng của Việt Nam DCCH như thế nào
Sputnik Việt Nam
Trong loạt bài mạn đàm “Những trang sử vàng”, Sputnik nói tiếp về các công việc của thủy thủ Liên Xô trên những tuyến đường biển và tại các cảng Việt... 29.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-29T10:55+0700
2024-04-29T10:55+0700
2024-04-29T10:55+0700
những trang sử vàng
việt nam
liên xô
thủy thủ
hải quân
hợp tác nga-việt
tác giả
quan điểm-ý kiến
thế giới
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/901/00/9010062_0:105:3028:1808_1920x0_80_0_0_48e5c1c8494eaad9c41573e1405978c3.jpg
Chúng tôi đã nói về những trở ngại mà Hoa Kỳ gây ra cho các thủy thủ Liên Xô vận chuyển hàng viện trợ cho Việt Nam, về những thủy thủ đã hy sinh khi thi hành nhiệm vụ chuyên môn. Có một lần, thủy thủ Liên Xô đã giải cứu ngư dân Việt Nam đang bị chìm. Và việc giúp đỡ bốc dỡ hàng tại các cảng Việt Nam đã trở thành một truyền thống tốt đẹp đối với các thủy thủ Liên Xô.Thủy thủ trở thành công nhân bốc vác và lái xeTrên nhiều tàu của Liên Xô, thủy thủ đoàn đã thành lập những tổ làm việc bao gồm thủy thủ rảnh rỗi, họ tích cực tham gia việc bốc dỡ hàng. Vào tháng 6 năm 1966, các tổ làm việc của tàu "Sovetsk" và tàu " Nhà luyện kim Kurako" đã đặc biệt nổi bật: tổ làm việc đầu tiên đã bốc dỡ hai thùng chứa trực thăng Mi-6 và tổ làm việc thứ hai - bốn thùng chứa trực thăng Mi-6. Mỗi chiếc thùng dài 22 mét, rộng 10 mét và nặng 35 tấn. Và khi các bến cảng Hải Phòng bị “chặn” theo đúng nghĩa đen bởi những chiếc máy kéo mới, thuyền trưởng tàu “Yasnomorsk” đã cử một nhóm thủy thủ có giấy phép lái xe để họ đưa toàn bộ máy kéo ra ngoài cảng.Năng lượng từ tàu Liên Xô – dành cho thợ khai thác than và công nhân cảngSau khi Mỹ ném bom, đánh phá nhà máy điện cung cấp năng lượng cho mỏ than Hồng Gai, thuyền trưởng của các tàu Liên Xô "Salsk" và "Nechaevo" đã đề nghị phía Việt Nam đưa dây cáp đến hai chiếc tàu của họ. Và các tổ máy phát điện cho tàu bắt đầu cung cấp điện năng cho mỏ than Việt Nam. Tháng 5 năm 1967, khi đường dây điện ở cảng Hải Phòng bị đứt do vụ ném bom, thủy thủ đoàn tàu “Zaisan” đã nối các máy phát điện trên tàu vào mạng điện và cung cấp điện cho cảng trong sáu tiếng rưỡi cho đến khi đường dây điện bị đứt được khôi phục. Tháng 7 năm 1966, Mỹ đã ném bom xuống kho xăng dầu Hải Phòng. Các công việc trong cảng bị tê liệt: không có nhiên liệu cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Sau đó, thuyền trưởng của 4 tàu Liên Xô: “Minsk”, “Nikolaev”, “Mezhgorye” và “Mozdok” đã mời công nhân cảng đưa những chiếc xe chở nhiên liệu về phía các tàu và cung cấp cho cảng 10 tấn nhiên liệu diesel.Hai bên cùng nhau giải quyết các vấn đề tại các cảng biển của Việt Nam DCCHĐại diện của Bộ Hàng hải Liên Xô hàng tuần trao đổi về tình hình các cảng Hải Phòng, Hồng Gai và Cẩm Phả với người đứng đầu các cảng. Nhiều đề xuất của ông đã được thực hiện ngay lập tức. Ví dụ, công nhân cảng bắt đầu tận dụng tốt hơn khả năng của các tàu lớn có cần cẩu trên tàu. Các cần cẩu bắt đầu hoạt động “theo hai hướng” - dỡ hàng cả xuống bền và xuống sà lan đứng ở phía bên kia tàu. Kết quả là hoạt động dỡ hàng được tăng tốc đáng kể. Đây là một ví dụ: vào tháng 1 và tháng 2 năm 1967, cảng Hải Phòng đã tiếp nhận 14 tàu Liên Xô, 65 nghìn tấn hàng hóa đã được dỡ từ chúng lên bờ. Và chỉ riêng vào tháng 3, cảng đã tiếp nhận 14 tàu cung cấp 70 nghìn tấn hàng hóa. Xu hướng này giúp gia tăng khối lượng chuyên chở những tải trọng và hàng hóa Liên Xô cung cấp cho Việt Nam trong thỏa thuận liên chính phủ tiếp theo.Điều không kém phần quan trọng là sự hỗ trợ mà các thủy thủ Liên Xô dành cho những người bạn Việt Nam trong việc bơm dầu thô từ các tàu chở dầu. Khi Mỹ bắn phá Hải Phòng, tổng kho xăng dầu bị trúng bom, bốc cháy. Do không có kho xăng dầu khác trên bờ nên không có nơi nào để chứa nhiên liệu do tàu chở dầu Liên Xô mang đến, rất cần thiết cho quân đội, các ngành công nghiệp và giao thông của Việt Nam. Hơn nữa, máy bay Mỹ đã không kích, phá hoại bến đỗ tàu chở dầu tại cảng. Nơi duy nhất có thể dỡ tàu chở dầu là Bạch Đằng và Vịnh Hạ Long - bằng sà lan của Việt Nam, mà số lượng rất hạn chế. Trong tình hình này, để tránh thời gian ngừng hoạt động kéo dài của tàu chở dầu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốc dỡ dầu, văn phòng đại diện Bộ Hàng hải Liên Xô khuyến nghị gửi đến Việt Nam không phải tàu chở dầu có trọng tải lớn 10-12 nghìn tấn như trước đây mà thay vào đó là tàu chở dầu có sức chở nhỏ hơn- từ 1.500 đến 4.000 tấn, và đề xuất này đã được thực hiện. Tuy nhiên, ngay cả trong những điều kiện này, các thủy thủ vẫn gặp khó khăn. Ví dụ, tàu chở dầu Komsomol đã cập cảng Bạch Đằng và Vịnh Hạ Long trong 54 ngày trong khi tiến hành các hoạt động bốc dỡ dầu. Chiếc tàu này chở nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những chiếc máy bay Mỹ liên tục bay qua chiếc tàu chở dầu ở độ cao thấp, phóng tên lửa và khai hỏa bằng súng máy hạng nặng vào sà lan Việt Nam đang vận chuyển nhiên liệu từ tàu Komsomol. Đồng thời, theo khuyến nghị của các chuyên gia Liên Xô, các chuyên gia Việt Nam bắt đầu xây dựng các bể chứa nhỏ bằng thép tấm do tàu Liên Xô cung cấp và đưa thêm sà lan để vận chuyển dầu thô từ tàu Liên Xô. Kể từ tháng 11 năm 1966, các thùng cho sà lan có sức chở 100 và 250 tấn bắt đầu từ Liên Xô đến Hải Phòng. Và trong nửa đầu năm 1967, 500 thùng vải cao su để vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ đã được cung cấp từ Liên Xô.Nhờ đó ý định của Mỹ làm suy yếu quân đội, ngành vận tải và công nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng cách phá hủy kho dầu Hải Phòng và bến tàu chở dầu đã không thành hiện thực. Sức mạnh đoàn kết anh em của nhân dân Liên Xô với nhân dân Việt Nam yêu nước đã được thể hiện rõ nhất. Sự đoàn kết này cũng đã thể hiện vài năm sau đó, khi Mỹ đánh phá phong tỏa cảng Hải Phòng. Chủ đề này sẽ được phản ánh trong cuộc đàm đạo kế tiếp của loạt bài chuyên mục “Những trang sử vàng”.
https://kevesko.vn/20240318/vien-tro-cua-lien-xo-cho-viet-nam-dcch--chuyen-bang-duong-bien-nhung-nam-1954-1964-28642897.html
https://kevesko.vn/20240325/nhung-tuyen-duong-bien-nguy-hiem-tu-lien-xo-sang-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-28799143.html
https://kevesko.vn/20240422/hai-phong-da-duoc-cuu-nhu-the-nao-vao-nam-1968-29331388.html
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/901/00/9010062_297:0:3028:2048_1920x0_80_0_0_b6f722ba2924d8fcd726c4ecb54b0207.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
việt nam, liên xô, thủy thủ, hải quân, hợp tác nga-việt, tác giả, quan điểm-ý kiến, thế giới, chính trị
việt nam, liên xô, thủy thủ, hải quân, hợp tác nga-việt, tác giả, quan điểm-ý kiến, thế giới, chính trị
Các thủy thủ Liên Xô đã giúp đỡ công nhân cảng của Việt Nam DCCH như thế nào
Trong loạt bài mạn đàm “Những trang sử vàng”, Sputnik nói tiếp về các công việc của thủy thủ Liên Xô trên những tuyến đường biển và tại các cảng Việt Nam trong thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Công việc này rất khó khăn và đôi khi gây chết người.
Chúng tôi đã nói về những trở ngại mà Hoa Kỳ gây ra cho các thủy thủ Liên Xô vận chuyển hàng viện trợ cho Việt Nam, về những thủy thủ đã hy sinh khi thi hành nhiệm vụ chuyên môn. Có một lần, thủy thủ Liên Xô đã giải cứu ngư dân Việt Nam đang bị chìm. Và việc giúp đỡ bốc dỡ hàng tại các cảng Việt Nam đã trở thành một truyền thống tốt đẹp đối với các thủy thủ Liên Xô.
Thủy thủ trở thành công nhân bốc vác và lái xe
Trên nhiều
tàu của Liên Xô, thủy thủ đoàn đã thành lập những tổ làm việc bao gồm thủy thủ rảnh rỗi, họ tích cực tham gia việc bốc dỡ hàng. Vào tháng 6 năm 1966, các tổ làm việc của tàu "Sovetsk" và tàu " Nhà luyện kim Kurako" đã đặc biệt nổi bật: tổ làm việc đầu tiên đã bốc dỡ hai thùng chứa trực thăng Mi-6 và tổ làm việc thứ hai - bốn thùng chứa trực thăng Mi-6. Mỗi chiếc thùng dài 22 mét, rộng 10 mét và nặng 35 tấn. Và khi các bến cảng Hải Phòng bị “chặn” theo đúng nghĩa đen bởi những chiếc máy kéo mới, thuyền trưởng tàu “Yasnomorsk” đã cử một nhóm thủy thủ có giấy phép lái xe để họ đưa toàn bộ máy kéo ra ngoài cảng.
Năng lượng từ tàu Liên Xô – dành cho thợ khai thác than và công nhân cảng
Sau khi Mỹ ném bom, đánh phá nhà máy điện cung cấp năng lượng cho mỏ than Hồng Gai, thuyền trưởng của các tàu Liên Xô "Salsk" và "Nechaevo" đã đề nghị phía Việt Nam đưa dây cáp đến hai chiếc tàu của họ. Và các tổ máy phát điện cho tàu bắt đầu cung cấp điện năng cho mỏ than Việt Nam. Tháng 5 năm 1967, khi đường dây điện ở cảng Hải Phòng bị đứt do vụ ném bom, thủy thủ đoàn tàu “Zaisan” đã nối các máy phát điện trên tàu vào mạng điện và cung cấp điện cho cảng trong sáu tiếng rưỡi cho đến khi đường dây điện bị đứt được khôi phục. Tháng 7 năm 1966, Mỹ đã ném bom xuống kho xăng dầu
Hải Phòng. Các công việc trong cảng bị tê liệt: không có nhiên liệu cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa.
Sau đó, thuyền trưởng của 4 tàu Liên Xô: “Minsk”, “Nikolaev”, “Mezhgorye” và “Mozdok” đã mời công nhân cảng đưa những chiếc xe chở nhiên liệu về phía các tàu và cung cấp cho cảng 10 tấn nhiên liệu diesel.
Hai bên cùng nhau giải quyết các vấn đề tại các cảng biển của Việt Nam DCCH
Đại diện của Bộ Hàng hải Liên Xô hàng tuần trao đổi về tình hình các cảng Hải Phòng, Hồng Gai và Cẩm Phả với người đứng đầu các cảng. Nhiều đề xuất của ông đã được thực hiện ngay lập tức. Ví dụ, công nhân cảng bắt đầu tận dụng tốt hơn khả năng của các tàu lớn có cần cẩu trên tàu. Các cần cẩu bắt đầu hoạt động “theo hai hướng” - dỡ hàng cả xuống bền và xuống sà lan đứng ở phía bên kia tàu.
Kết quả là hoạt động dỡ hàng được tăng tốc đáng kể. Đây là một ví dụ: vào tháng 1 và tháng 2 năm 1967, cảng Hải Phòng đã tiếp nhận 14 tàu Liên Xô, 65 nghìn tấn hàng hóa đã được dỡ từ chúng lên bờ. Và chỉ riêng vào tháng 3, cảng đã tiếp nhận 14 tàu cung cấp 70 nghìn tấn hàng hóa. Xu hướng này giúp gia tăng khối lượng chuyên chở những tải trọng và hàng hóa Liên Xô cung cấp cho Việt Nam trong thỏa thuận liên chính phủ tiếp theo.
Điều không kém phần quan trọng là sự hỗ trợ mà các thủy thủ Liên Xô dành cho những người bạn Việt Nam trong việc bơm dầu thô từ các tàu chở dầu. Khi Mỹ bắn phá Hải Phòng, tổng kho xăng dầu bị trúng bom, bốc cháy. Do không có kho xăng dầu khác trên bờ nên không có nơi nào để chứa nhiên liệu do tàu chở dầu
Liên Xô mang đến, rất cần thiết cho quân đội, các ngành công nghiệp và giao thông của Việt Nam.
Hơn nữa, máy bay Mỹ đã không kích, phá hoại bến đỗ tàu chở dầu tại cảng. Nơi duy nhất có thể dỡ tàu chở dầu là Bạch Đằng và Vịnh Hạ Long - bằng sà lan của Việt Nam, mà số lượng rất hạn chế. Trong tình hình này, để tránh thời gian ngừng hoạt động kéo dài của tàu chở dầu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốc dỡ dầu, văn phòng đại diện Bộ Hàng hải Liên Xô khuyến nghị gửi đến Việt Nam không phải tàu chở dầu có trọng tải lớn 10-12 nghìn tấn như trước đây mà thay vào đó là tàu chở dầu có sức chở nhỏ hơn- từ 1.500 đến 4.000 tấn, và đề xuất này đã được thực hiện. Tuy nhiên, ngay cả trong những điều kiện này, các thủy thủ vẫn gặp khó khăn. Ví dụ, tàu chở dầu Komsomol đã cập cảng Bạch Đằng và Vịnh Hạ Long trong 54 ngày trong khi tiến hành các hoạt động bốc dỡ dầu. Chiếc tàu này chở nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những chiếc máy bay Mỹ liên tục bay qua chiếc tàu chở dầu ở độ cao thấp, phóng tên lửa và khai hỏa bằng súng máy hạng nặng vào sà lan Việt Nam đang vận chuyển nhiên liệu từ tàu Komsomol. Đồng thời, theo khuyến nghị của các chuyên gia Liên Xô, các chuyên gia Việt Nam bắt đầu xây dựng các bể chứa nhỏ bằng thép tấm do tàu Liên Xô cung cấp và đưa thêm sà lan để vận chuyển dầu thô từ tàu Liên Xô. Kể từ tháng 11 năm 1966, các thùng cho sà lan có sức chở 100 và 250 tấn bắt đầu từ Liên Xô đến Hải Phòng. Và trong nửa đầu năm 1967, 500 thùng vải cao su để vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ đã được cung cấp từ Liên Xô.
Nhờ đó
ý định của Mỹ làm suy yếu quân đội, ngành vận tải và công nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng cách phá hủy kho dầu Hải Phòng và bến tàu chở dầu đã không thành hiện thực. Sức mạnh đoàn kết anh em của nhân dân Liên Xô với nhân dân Việt Nam yêu nước đã được thể hiện rõ nhất. Sự đoàn kết này cũng đã thể hiện vài năm sau đó, khi Mỹ đánh phá phong tỏa cảng Hải Phòng.
Chủ đề này sẽ được phản ánh trong cuộc đàm đạo kế tiếp của loạt bài chuyên mục “Những trang sử vàng”.