https://kevesko.vn/20240612/dong-tien-cac-nuoc-chau-a-mat-gia-co-hoi-xuat-khau-dich-vu-cong-nghe-cho-viet-nam-30248250.html
Đồng tiền các nước châu Á mất giá: Cơ hội xuất khẩu dịch vụ công nghệ cho Việt Nam
Đồng tiền các nước châu Á mất giá: Cơ hội xuất khẩu dịch vụ công nghệ cho Việt Nam
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Giữa bối cảnh đồng tiền các nước châu Á bất ngờ mất giá mạnh so với đồng đô la Mỹ kể từ tháng 4/2024. Liệu châu lục năng động này có đứng... 12.06.2024, Sputnik Việt Nam
2024-06-12T08:01+0700
2024-06-12T08:01+0700
2024-06-12T08:01+0700
việt nam
tài chính
tiền tệ
châu á
hoa kỳ
đô la
các đồng tiền quốc gia
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/05/1f/10574359_0:102:1999:1226_1920x0_80_0_0_23eb62910ed1173fdfaea0d615a199ce.jpg
Cơn khát đô laSự mất giá mạnh của đồng tiền các nước châu Á, bao gồm cả đồng Việt Nam, có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Khi đồng USD lên giá và đồng Việt Nam xuống giá, các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu sẽ phải đối mặt với chi phí đầu vào cao hơn, gây áp lực lớn lên giá thành sản phẩm.Trao đổi với Sputnik, ông Lê Thế Bình, chuyên gia đầu tư và tư vấn tài chính, cho biết nguyên nhân chính dẫn đến sự mất giá đồng loạt của các đồng tiền châu Á là do chênh lệch lãi suất cao giữa Mỹ và châu Á.Với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đạt 4.x-5.x%, cao hơn nhiều so với mức 2.x-3.x% ở các nước châu Á, không ngạc nhiên khi các nhà đầu tư chuyển dòng tiền vào Mỹ. Điều này đã làm gia tăng nhu cầu đô la và đẩy giá đồng bạc xanh lên cao. Các đồng tiền châu Á tự nhiên phải giảm giá để giữ sức cạnh tranh xuất khẩu.Khủng hoảng sẽ lặp lại?Sự mất giá mạnh của đồng tiền sẽ đẩy giá hàng nhập khẩu tăng cao, đe dọa gây lạm phát và thiệt hại cho các doanh nghiệp phụ thuộc nguyên vật liệu nhập khẩu. Nhiều người lo ngại rằng khu vực châu Á đang đối mặt với vòng xoáy khủng hoảng tương tự cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.Tuy nhiên, chuyên gia Lê Thế Bình cho rằng tình hình hiện nay có những điểm khác biệt quan trọng so với năm 1997. Những lo ngại trên là chưa cần thiết.Theo phân tích của chuyên gia trên, sau một số lần khủng hoảng, các nước châu Á đã rút kinh nghiệm, nâng cao dự trữ ngoại tệ và vàng để bảo vệ nền kinh tế. Hơn nữa, nhiều nước đang có dân số trẻ, doanh nghiệp vươn ra toàn cầu nên khả năng phục hồi nhanh hơn.Cơ hội vàng cho Việt NamĐối với Việt Nam, sự mất giá đồng nội tệ mang đến cả thuận lợi và thách thức. Chuyên gia Lê thế Bình phân tích:Cũng theo chuyên gia trên, lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin của Việt Nam cũng có thể hưởng lợi. Khi giá trị đồng Việt Nam thấp, các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm, game và các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin sẽ càng có sức cạnh tranh về giá dịch vụ tính bằng ngoại tệ, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh như các doanh nghiệp FPT, CMG v.v…Cơn mất giá đồng tiền ở châu Á đủ sức gây chấn động ngắn hạn nhưng không đe dọa nghiêm trọng với sức khỏe tài chính của khu vực. Đối với Việt Nam, các chính sách thận trọng sau khủng hoảng 1997 và sự chuyển dịch lực lượng lao động kỹ thuật cao ở nhiều nước có thể biến thách thức này thành cơ hội phát triển mới.
https://kevesko.vn/20240611/nhnn-muon-bo-cong-an-phoi-hop-ngan-dau-co-truc-loi-thao-tung-thi-truong-vang--30232894.html
https://kevesko.vn/20240610/truyen-thong-hoa-ky-dua-ra-giai-phap-thay-the-dau-mo-kha-thi-tren-thi-truong-the-gioi-30211333.html
https://kevesko.vn/20240606/bo-truong-tai-chinh-syria-spief-2024-cung-cap-giai-phap-huong-toi-trat-tu-the-gioi-cong-bang-hon-30171008.html
https://kevesko.vn/20240503/viet-nam-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-nam-2024-theo-phuong-cham-5-tang-5-giam-29578861.html
https://kevesko.vn/20240609/ty-gia-lai-suat-bien-dong-ngan-hang-nha-nuoc-da-ban-ra-41-ty-usd-30210991.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/05/1f/10574359_114:0:1885:1328_1920x0_80_0_0_ff647119c24385691f0a65986967c7d2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, tài chính, tiền tệ, châu á, hoa kỳ, đô la, các đồng tiền quốc gia, kinh tế
việt nam, tài chính, tiền tệ, châu á, hoa kỳ, đô la, các đồng tiền quốc gia, kinh tế
Đồng tiền các nước châu Á mất giá: Cơ hội xuất khẩu dịch vụ công nghệ cho Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Giữa bối cảnh đồng tiền các nước châu Á bất ngờ mất giá mạnh so với đồng đô la Mỹ kể từ tháng 4/2024. Liệu châu lục năng động này có đứng trước nguy cơ lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính châu Á khốc liệt 1997? Việt Nam, với nền kinh tế mở và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, sẽ bị tác động ra sao?
Sự mất giá mạnh của đồng tiền các nước châu Á, bao gồm cả đồng Việt Nam, có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến
kinh tế Việt Nam. Khi đồng USD lên giá và đồng Việt Nam xuống giá, các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu sẽ phải đối mặt với chi phí đầu vào cao hơn, gây áp lực lớn lên giá thành sản phẩm.
Trao đổi với Sputnik, ông Lê Thế Bình, chuyên gia đầu tư và tư vấn tài chính, cho biết nguyên nhân chính dẫn đến sự mất giá đồng loạt của các đồng tiền châu Á là do chênh lệch lãi suất cao giữa Mỹ và châu Á.
"Khi nước Mỹ có lợi suất trái phiếu chính phủ cao hơn, trong ngắn hạn sẽ có dòng vốn chảy từ châu Á sang Mỹ để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn", ông Bình phân tích.
Với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đạt 4.x-5.x%, cao hơn nhiều so với mức 2.x-3.x% ở các nước châu Á, không ngạc nhiên khi các nhà đầu tư chuyển dòng tiền vào Mỹ. Điều này đã làm gia tăng nhu cầu đô la và đẩy giá đồng bạc xanh lên cao. Các đồng tiền châu Á tự nhiên phải giảm giá để giữ sức cạnh tranh xuất khẩu.
Sự mất giá mạnh của đồng tiền sẽ đẩy giá hàng nhập khẩu tăng cao, đe dọa gây lạm phát và thiệt hại cho các doanh nghiệp phụ thuộc nguyên vật liệu
nhập khẩu. Nhiều người lo ngại rằng khu vực châu Á đang đối mặt với vòng xoáy khủng hoảng tương tự cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Tuy nhiên, chuyên gia Lê Thế Bình cho rằng tình hình hiện nay có những điểm khác biệt quan trọng so với năm 1997. Những lo ngại trên là chưa cần thiết.
"Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 xảy ra do nhiều biến cố như Bạt Thái Lan bị tấn công, sự mất giá của đồng Yên Nhật …, kéo theo sự mất giá của các đồng tiền khác trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay, ngoài mặt tiêu cực là các đồng tiền châu Á mất giá, còn có những yếu tố khác như áp lực sản xuất thừa ở Trung Quốc, khiến cho nguyên vật liệu và máy móc từ Trung Quốc trở nên rẻ hơn. Điều này có thể giúp các nước như Việt Nam giảm thiểu chi phí đầu vào, tạo ra cơ hội cạnh tranh tốt hơn," ông Bình nhận định.
Theo phân tích của chuyên gia trên, sau một số lần khủng hoảng, các nước châu Á đã rút kinh nghiệm, nâng cao dự trữ ngoại tệ và vàng để bảo vệ nền kinh tế. Hơn nữa, nhiều nước đang có dân số trẻ, doanh nghiệp vươn ra toàn cầu nên khả năng phục hồi nhanh hơn.
Đối với Việt Nam, sự mất giá đồng nội tệ mang đến cả thuận lợi và thách thức. Chuyên gia Lê thế Bình phân tích:
"Các doanh nghiệp sử dụng nhập khẩu nguyên vật liệu hay máy móc giá rẻ từ Trung Quốc sẽ hưởng lợi. Nhưng lại khó khăn cho những ngành cạnh tranh trực tiếp với hàng Trung Quốc”.
Cũng theo chuyên gia trên, lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin của Việt Nam cũng có thể hưởng lợi. Khi giá trị đồng Việt Nam thấp, các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm, game và các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin sẽ càng có sức cạnh tranh về giá dịch vụ tính bằng ngoại tệ, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh như các doanh nghiệp FPT, CMG v.v…
“Ngoài ra, nếu đẩy mạnh tăng cường năng lực tiếng Anh, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành điểm đến cho sinh viên quốc tế theo học, tương tự như điều các nước như Anh, Úc đang làm để kiếm được nguồn thu từ ngành giáo dục. Còn với Việt Nam, nếu nắm bắt được các cơ hội từ tỷ giá hối đoái lần này, chúng ta có thể không những vượt qua thách thức mà còn chuyển hóa nó thành lợi thế. Cộng với dân số trẻ, tôi tin rằng một số nước như Việt Nam sẽ nhanh chóng phục hồi nếu xảy ra sự cố kinh tế" - chuyên gia Bình nhận định.
Cơn mất giá đồng tiền ở châu Á đủ sức gây chấn động ngắn hạn nhưng không đe dọa nghiêm trọng với sức khỏe tài chính của khu vực. Đối với Việt Nam, các chính sách thận trọng sau khủng hoảng 1997 và sự chuyển dịch lực lượng lao động kỹ thuật cao ở nhiều nước có thể biến thách thức này thành cơ hội phát triển mới.