https://kevesko.vn/20240617/iraq-va-jordan-da-rut-lai-chu-ky-ung-ho-thong-cao-chung-sau-hoi-nghi-ve-ukraina-30330599.html
Iraq và Jordan đã rút lại chữ ký ủng hộ thông cáo chung sau hội nghị về Ukraina
Iraq và Jordan đã rút lại chữ ký ủng hộ thông cáo chung sau hội nghị về Ukraina
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Iraq và Jordan đã rút lại chữ ký ủng hộ thông cáo chung sau hội nghị về Ukraina, theo danh sách các quốc gia ký kết ở phần cuối văn bản đăng... 17.06.2024, Sputnik Việt Nam
2024-06-17T05:29+0700
2024-06-17T05:29+0700
2024-06-17T05:46+0700
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
ukraina
nga
jordan
iraq
thế giới
thụy sĩ
xung đột
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/06/11/30330584_0:161:3071:1888_1920x0_80_0_0_2421acda3266ff8ba2b7e4280ce169d6.jpg
Ban đầu, các quốc gia này có tên tại buổi giới thiệu tài liệu với tư cách là những người ủng hộ tuyên bố chung. Danh sách này sau đó đã được cập nhật để trong đó không còn tên Iraq và Jordan. Tuy nhiên, lý do rút lại chữ ký không được nêu rõ.Trước đó có thông tin cho biết những nước từ chối ký thông cáo chung còn có các thành viên BRICS - cụ thể là Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, UAE, ngoài ra còn có Armenia, Bahrain, Indonesia, Libya, Mexico, Ả Rập Saudi và Thái Lan.Tòa Thánh La Mã, như Sputnik đã được Cơ quan báo chí Vatican cho biết, đã không xác nhận ủng hộ tài liệu này với tư cách quan sát viên của mình.Như vậy, tuyên bố chung đã được 78 trong số 91 quốc gia có mặt tại sự kiện ký kết.Theo văn bản này, những người tham gia hội nghị thượng đỉnh kêu gọi:Hội nghị về Ukraina diễn ra vào cuối tuần qua tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock gần Lucerne. 91 quốc gia và 8 tổ chức tham gia, trong đó có EU, Hội đồng Châu Âu và Liên hợp quốc.Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và lãnh đạo nhiều nước khác đều không tới Thụy Sĩ. Một số người tham gia, chẳng hạn như Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, đã về sớm, còn Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida chỉ tham dự sự kiện này trong hai tiếng rưỡi.Bern đã không gửi lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh tới Moskva. Như Điện Kremlin nhấn mạnh, việc tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina mà không có sự tham gia của Nga là hoàn toàn phi logic và vô ích.Tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra đề xuất mới để giải quyết xung đột. Theo ông, để bắt đầu đàm phán hòa bình chính quyền Kiev phải rút quân khỏi toàn bộ lãnh thổ các khu vực mới của Nga - các khu vực LNR, DNR, Kherson và Zaporozhye. Tổng thống lưu ý rằng chiến sự sẽ chấm dứt ngay khi Ukraina đồng ý với điều kiện này.Ngoài ra, Ukraina phải chính thức thông báo về việc từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO và tuyên bố quy chế trung lập, không liên kết phe khối và không hạt nhân. Ngoài ra, việc phi quân sự hóa và phi phát xít hóa đất nước này là cần thiết. Ông Putin cũng đề cập đến việc bãi bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Nga.
https://kevesko.vn/20240616/12-nuoc-tu-choi-ky-tuyen-bo-tong-ket-hoi-nghi-ve-ukraina-o-thuy-si-30329033.html
ukraina
jordan
iraq
thụy sĩ
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/06/11/30330584_171:0:2900:2047_1920x0_80_0_0_22a7ee7b4a4468f324b6c05159266d74.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
ukraina, nga, jordan, iraq, thế giới, thụy sĩ, xung đột
ukraina, nga, jordan, iraq, thế giới, thụy sĩ, xung đột
Iraq và Jordan đã rút lại chữ ký ủng hộ thông cáo chung sau hội nghị về Ukraina
05:29 17.06.2024 (Đã cập nhật: 05:46 17.06.2024) MOSKVA (Sputnik) - Iraq và Jordan đã rút lại chữ ký ủng hộ thông cáo chung sau hội nghị về Ukraina, theo danh sách các quốc gia ký kết ở phần cuối văn bản đăng trên trang web của Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ.
Ban đầu, các quốc gia này có tên tại buổi giới thiệu tài liệu với tư cách là những người ủng hộ tuyên bố chung. Danh sách này sau đó đã được cập nhật để trong đó không còn tên Iraq và Jordan. Tuy nhiên, lý do rút lại chữ ký không được nêu rõ.
Trước đó có thông tin cho biết những nước từ chối ký thông cáo chung còn có các thành viên BRICS - cụ thể là Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, UAE, ngoài ra còn có Armenia, Bahrain, Indonesia, Libya, Mexico, Ả Rập Saudi và Thái Lan.
Tòa Thánh La Mã, như Sputnik đã được Cơ quan báo chí Vatican cho biết, đã không xác nhận ủng hộ tài liệu này với tư cách quan sát viên của mình.
Như vậy, tuyên bố chung đã được 78 trong số 91 quốc gia có mặt tại sự kiện ký kết.
Theo văn bản này, những người tham gia hội nghị thượng đỉnh kêu gọi:
trả lại quyền kiểm soát các nhà máy và cơ sở điện hạt nhân cho Ukraina, bao gồm cả Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye;
đảm bảo để tàu thuyền thương mại đi lại lại tự do, đầy đủ và an toàn, cũng như tiếp cận các cảng biển ở Biển Đen và Biển Azov;
thả tất cả tù binh chiến tranh của cả hai bên;
trả lại cho Ukraina tất cả “trẻ em bị trục xuất và di dời bất hợp pháp” và những thường dân “bị giam giữ bất hợp pháp” khác.
Hội nghị về Ukraina diễn ra vào cuối tuần qua tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock gần Lucerne. 91 quốc gia và 8 tổ chức tham gia, trong đó có EU, Hội đồng Châu Âu và Liên hợp quốc.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và lãnh đạo nhiều nước khác đều không tới Thụy Sĩ. Một số người tham gia, chẳng hạn như Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, đã về sớm, còn Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida chỉ tham dự sự kiện này trong hai tiếng rưỡi.
Bern đã không gửi lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh tới Moskva. Như Điện Kremlin nhấn mạnh, việc tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina mà không có sự tham gia của Nga là hoàn toàn phi logic và vô ích.
Tuần này,
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra đề xuất mới để giải quyết xung đột. Theo ông, để bắt đầu đàm phán hòa bình chính quyền Kiev phải rút quân khỏi toàn bộ lãnh thổ các khu vực mới của Nga - các khu vực LNR, DNR, Kherson và Zaporozhye. Tổng thống lưu ý rằng chiến sự sẽ chấm dứt ngay khi Ukraina đồng ý với điều kiện này.
Ngoài ra, Ukraina phải chính thức thông báo về việc từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO và tuyên bố quy chế trung lập, không liên kết phe khối và không hạt nhân. Ngoài ra, việc phi quân sự hóa và phi phát xít hóa đất nước này là cần thiết. Ông Putin cũng đề cập đến việc bãi bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Nga.